Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận tân phú, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2005 – 2020 (Trang 48 - 50)

Nguyên nhân thứ nhất.

Trong những năm qua, mặc dù là một quận vừa mới tách ra từ quận Tân Bình, song nhờ sự lãnh đạo quan tâm của Thành ủy, Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, mà trực tiếp là sự lãnh đạo của Quận ủy, Ủy Ban nhân dân Quận trong định hướng chỉ đạo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành nghề, triển khai kịp thời các chính sách thu hút vốn đầu tư, các điều kiện về kết cấu hạ tầng cho các nhà đầu tư mở rộng và phát triển ngành nghề.

Nguyên nhân thứ hai, Quận có vị trí thuận lợi là của ngõ trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, nằm trên các trục lộ chính, lại là một Thành phố năng động sáng tạo, có nhiều ngành nghề, nguồn nhân lực dồi dào, nhìn chung có trình độ chuyên môn ngành nghề tốt, sản xuất tăng trưởng với tốc độ cao

Nguyên nhân thứ ba, ngay sau khi chia tách, quận Tân Phú đã có quy

hoạch hướng phát triển ngành nghề, và xác định mô hình công nghiệp - thương mại - dịch vụ đã tạo bước phát triển nhất định. Tuy nhiên việc chuyển dịch còn chậm vì các điều kiện khác phục vụ cho việc chuyển dịch chưa đảm bảo nhất là quy hoạch phát triển giữa các phường, các khu công nghiệp, khu dân cư… việc triển khai các quy hoạch, đền bù giải tỏa, chuyển dịch các khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường …

Nguyên nhân thứ tư, việc triển khai thực thi các chính sách chưa đồng bộ,

chưa khai thác một cách có hiệu quả cao các nguồn tiềm năng. Nguồn lực của quận còn rất dồi dào chưa khai thác hết, có khả năng phát triển nhiều ngành nghề mới trong chuyển dịch cơ cấu ngành; với đội ngũ lao động dồi dào, cần cù sáng tạo, có khả năng tiếp cận nhanh các thành tựu mới của khoa học công nghệ, điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ thương mại, tham gia tích cực, tạo điều kiện góp phần gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế.

Nguyên nhân thứ năm

Là một quận vừa được tách ra từ quận Tân Bình, do vậy toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội ít nhiều chịu sự tác động của mô hình xây dựng theo quận Tân Bình. Chính vì vậy để phát huy thế mạnh của mình, gắn với đặc điểm riêng có của quân Tân Phú, Quận phải có kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đúng đắn mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó quan trọng hàng đầu là phải có quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Điều tra xây dựng cơ bản tiến độ còn chậm, các quy hoạch đã duyệt song tốc độ triển khai chưa kịp thời theo yêu cầu của quá trình phát triển. Kiến trúc đô thị và dân cư, mặc dù quận và các phường đã có quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết cho từng phường, cho sự phát triển ngành nghề của các phường và của quận

Xét về kết cấu hạ tầng vật chất hệ thống đường sá đã có xuống cấp, hệ thống đường mới chuẩn bị cho sự hình thành các khu công nghiệp chậm, mật độ lưu thông xe cao, phương tiện đảm bảo cho giao thông thông suốt của quận còn nhiều hạn chế, thiếu những phương tiện vận chuyển chuyên dùng phục vụ cho qúa trình sản xuất kinh doanh. Trong quận chỉ có mạng lưới giao thông đường bộ duy nhất, không có đường sắt đi qua, đường thủy không đáng kể. Thiếu

những đầu mối giao thông lớn hạn chế đến chuyển dịch cơ cấu ngành, nhất là cần phải đảm bảo yêu cầu đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.

Chưa theo kịp sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới, trang thiết bị còn lạc hậu, chúng ta đã có được một số khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng cơ sở vật chất chưa cao, phần do nguồn vốn hạn chế, đội ngũ cán bộ chuyên môn lành nghề còn mất cân đối trong một số ngành, đây là những nhân tố liên quan trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Cơ sở vật chất còn lạc hậu xuống cấp, trang thiết bị trong các doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ phân tán, vừa thiếu diện tích mặt bằng, vừa thiếu các yếu tố cơ bản của sản xuất.

Kết cấu hạ tầng văn hóa, xã hội còn nhiều hạn chế, chưa có các trung tâm văn hóa lớn, các khu giải trí, khu thể dục thể thao, trong tương lại sự phát triển ngành nghề và những quy hoạch đã được phê duyệt là những nhân tố vừa cần thiết vừa là điều kiện để chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn lực lao động của quận dồi dào, nhưng tốc độ gia tăng chủ yếu là cơ học (vùng khác chuyển đến, nhiều người đi tìm việc làm). Đó đó thiếu quy hoạch, kế hoạch trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, không đáp ứng kịp thời về số lượng số lượng cũng như chất lượng theo yêu cầu quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận tân phú, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2005 – 2020 (Trang 48 - 50)