Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Dự thảo Văn kiện trình Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp”
Như chúng ta đều biết xã hội không thể ngừng tiêu dùng, do đó không thể ngừng sản xuất. Hơn thế việc thỏa mãn nhu cầu của con người, của xã hội ngày càng tăng lên không chỉ về lượng mà cả về chất. Về lượng là phát triển nền sản xuất xã hội để đáp ứng yêu cầu đó. Về chất là phải đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa lao động cụ thể, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phải tạo nhiều ngành nghề mới mở rộng phân công lao động xã hội; chuyển dịch cơ cấu ngành nghề.
Định hướng sự phát triển ngành nghề, tất yếu phải chuyển dịch cơ cấu ngành nghề do sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phát triển của khoa học công nghệ…xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ và tận dụng tối đa lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối và ngược lại chuyển dịch cơ cấu ngành sẽ đảm bảo cho định hướng phát triển kinh tế xã hội.
Hơn thế, chuyển dịch cơ cấu ngành định hướng cho sự phát triển kinh tế còn thể hiện ở chỗ trong điều kiện ngày nay phân công lao động xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành quốc tế, không tiếp cận đặt trong bối cảnh
chung chuyển dịch cơ cấu ngành nghề thì không thể phát triển kinh tế một cách toàn diện.