Giải pháp về thu hút và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận tân phú, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2005 – 2020 (Trang 75 - 78)

Giải pháp này không chỉ là tình thế trước mắt mà còn mang ý nghĩa chiến lược lâu dài, xuất phát từ chỗ bất cứ một quá trình sản xuất nào cũng đòi hỏi phải có hai yếu tố là tư liệu sản xuất và sức lao động, nghĩa là phải có đội ngũ lao động về chất lượng và số lượng lao động tương ứng. Do vậy, Quận phải quy hoạch và kế hoạch cụ thể trong đào tạo đội ngũ nguồn lao động theo yêu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Dựa và tốc độ tăng dân số tự nhiên hàng năm của quận là 1%/ năm và sự gia tăng cơ học trong từng giai đoạn phát triển, dự kiến dân số của quận đến năm 2010 là 385.000 người, đến năm 2015 là 429.000 người và đến năm 2020 là 465.000 người.

Ngành giáo dục đào tạo, nghiên cứu phối hợp các cơ quan chức năng lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai, phù hợp với sự đa dạng của chuyển dịch ngành nghề kinh tế của mỗi ngành, mỗi cụm kinh tế trên địa bàn quận.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành liên quan trực tiếp đến việc phân bố lại lực lượng lao động hiện có giữa các khu vực kinh tế giữa các ngành và thu hút từ các địa phương khác. Có được nguồn lao động tương ứng, với trình độ

chuyên môn cao là nhân tố quan trọng trực tiếp liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với sự gia tăng dân số, gia tăng nguồn lao động, Quận phải có tầm nhìn chiến lược trong việc đào tạo đội ngũ nguồn lao động từ 10 đến 15 năm, chuẩn bị cho đội ngũ lao động kế cận trên các lĩnh vực tổ chức quản lý, khoa học, kỹ thuật, hướng dẫn viên du lịch, chuyên môn hóa ngành nghề…

Để đáp ứng yêu cầu trước mắt và trong những năm tiếp theo, trước hết cần mở rộng trung tâm dạy nghề của quận, Các doanh nghiệp phối hợp tự đào tạo, liên hệ chặt chẽ với một số các trường trên địa bàn TPHCM đào tạo nguồn lao động cho yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành.

Xét về lâu dài phải có chiến lược đào tạo phải chú trọng đào tạo tay nghề lao động chuyên môn có chất lượng cao cho các ngành là những cực tăng trưởng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế xã hội của quận. “Xu hướng biến động của cơ cấu xã hội trong quá trình đổi mới là sự chuyển dịch ngày càng lớn, ngày càng tăng nhanh chóng, sâu sắc về cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu dân cư, cơ cấu giai cấp và ngay trong bản thân từng lớp xã hội, từng giai cấp. Nhiều ngành nghề mới ra đời, nhiều lĩnh vực sản xuất mới xuất hiện, nhiều ngành kinh doanh phi sản xuất phát triển, cùng với xu thế đô thị hóa, thị trấn hóa thu hút dân cư đến sinh sống, đã tạo ra xu thế thay đổi thành phần nghề nghiệp, thành phần dân cư…” [4,268]

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo và cung ứng nguồn lao động được đào tạo trong nền kinh tế nhiều thành phần, giữa nhà nước và tư nhân. Tổ chức đào tạo tại chỗ, hoặc đào tạo tại các trường lớp cung cấp nguồn lao động cho yêu cầu phát triển ngành nghề thông thường cũng như những ngành nghề yêu cầu trình độ cao.

Đối với hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm cần được phát triển để hỗ trợ các công nhân được đào tạo kỹ thuật và tay nghề tìm kiếm việc làm. Tổ

chức phối hợp tốt giữa các trung tâm này với các cơ sở dạy nghề, với các doanh nghiệp trong và ngoài quận.

Có chính sách tiền lương và đảm bảo điều kiện lao động và sinh hoạt cho người lao động kể cả nguời lao động trong quận và ở nơi khác đến nhằm chuyển dịch phân bổ lại lao động. Đảm bảo tiền lương phù hợp với ngành nghề, nơi làm việc, kích thích chuyển dịch cơ cấu lao động. Hình thành phát triển và mở rộng bảo hiểm xã hội. Tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động xây dựng các khu nhà ở cho người lao động, đảm bảo kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội.

Đối với nguồn lao động tại chỗ cần phải có kế hoạch đào tạo tại chỗ, cho đi học, mở trường lớp, các ngành nghề nào cần đào tạo. Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cho các lực lượng lao động dư ra trong quá trình chuyển dịch các ngành nghề sản xuất sang thương mại - dịch vụ.

Cần mở trung tâm dạy nghề, trước mắt là bồi dưỡng những nghiệp vụ cơ bản về chuyên môn, sử dụng lực lượng lao động chưa có việc làm ngay trong phạm vi của quận, phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế như: hướng dẫn viên du lịch, các dịch vụ của quận, của toàn quốc, của quốc tế…

Quận và thành phố cần có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ doanh nhân về các mặt quản lý kinh tế, trình độ tổ chức thực hiện các dự án đầu tư, luật kinh tế và các quan hệ kinh tế quốc tế thông qua các buổi hội thảo hay các lớp tập huấn.

Có các chính sách kinh tế kích thích, tạo điều kiện đóng góp xây dựng cho quận về kiến thức chuyên môn, về vốn, về cở sở vật chất, về lao động có thể phục vụ lâu dài hoặc theo thời vụ, theo từng lĩnh vực chuyên ngành, từng chuyên đề mà họ thực sự gắn bó, sắn sàng hỗ trợ để phát triển…Các chính sách để thu hút được chất xám, thu hút người tài trong kinh tế tri thức là vấn đề sống còn, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận tân phú, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2005 – 2020 (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)