Cơcấu kinh tế theo loại hình tổ chức kinh doanh

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận tân phú, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2005 – 2020 (Trang 37 - 40)

Bảng 1. Số cơ sở sản xuất kinh doanh theo loại hình tổ chức doanh nghiệp

Số cơ sở sản xuất kinh doanh theo loại hình hoạt động năm 2004 Tổng số Công nghiệp, Xây dựng Thương mại, dịch vụ Công ty cổ phần 72 27 45 Công ty trách nhiệm hữu hạn 1.314 515 799 Doanh nghiệp tư nhân 541 142 399

Hợp tác xã 12 5 7

Cá thể (không kể hộ có phòng cho thuê) 10.902 2.945 7.957 Trung ương có vốn nước ngoài 67 60 7

Tổng cộng 12.908 3.694 9.214

Nguồn: Đề án chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của quận 2005-2010

Bảng số liệu trên đây cho thấy các loại hình doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh của quận phân tán nhỏ lẻ, các doanh nghiệp có quy mô lớn chỉ chiếm tỷ trọng rất ít, các doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 0,5% so với tổng số doanh nghiệp hiện có trên địa bàn quận, việc phát triển mạnh các ngành nghề thuộc nhóm ngành này để giữa vai trò chủ đạo, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác phát triển đúng hướng trong tương lai của quận là hết sức cần thiết.

Trong tổng số các doanh nghiệp thì loại hình cơ sở kinh tế cá thể chiếm đại bộ phận 82%, công ty cổ phần 0,6%…

Đối với loại hình thuộc các ngành nghề thương mại, dịch vụ chiếm hơn 70% trong tổng số các ngành sản xuất; song hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở thương mại, kinh doanh những mặt hàng nhu yếu phẩm và dịch vụ nhỏ phục vụ chủ yếu cho nhân dân trong quận. Các ngành thương mại dịch vụ phục vụ cho

phát triển bền vững kinh tế của quận như: hỗ trợ sản xuất, chăm sóc sức khỏe, giáo dục chất lượng cao, văn hóa, thể dục thể thao, dịch vụ tài chính, bưu điện, dịch vụ vận tải, giải trí …chưa phát triển đồng bộ, còn gặp rất nhiều khó khăn.

Đối với các đơn vị sản xuất ngành công nghiệp trong quận hoạt động hiệu quả kinh tế chưa cao, tình trạng sản xuất gây ô nhiễm môi trường cũng là một trong những vấn đề đáng báo động. Theo quyết định số 214/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố, đợt một toàn Quận có 287 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ô nhiễm phải di dời, chiếm 1/4 tổng số doanh nghiệp ô nhiễm phải di dời, là những khó khăn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành. Trong tương lai, theo quyết định số 200/QĐ-UB của UBNDTP về việc 17 ngành nghề ô nhiễm không cho đầu tư, đăng ký kinh doanh mới trong khu vực dân cư là những vấn đề cần phải tính đến không những về vị trí tính chất ngành nghề phát triển mà cả về cơ cấu ngành nghề đặt ra cần giải quyết.

Trong tổng số cơ sở thuộc 17 ngành nghề trên hiện có khoảng 2.350 doanh nghiệp, cơ sở, chiếm gần 1/5 tổng số cơ sở doanh nghiệp thuộc Quận và đồng nghĩa với việc giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của quận sẽ sụt giảm từ 17 đến 20%, tương đương với khoảng 600 tỷ đồng/năm theo giá cố định năm 1994. Đây là một trong những vấn đề nan giải mà Quận đặt ra cần có chiến lược và giải pháp cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề.

Bảng 2. Phân bổ lao động trong các loại hình doanh nghiệp

ĐVT : người

Loại hình doanh nghiệp, cơ sở Tổng số Công nghiệp, xây

dựng

Thương mại, dịch

vụ

Công ty + doanh nghiệp 51.202 42.492 8.710 Cá thể 35.618 15.862 19.756 TW + có vốn ngước ngoài 26.587 23.898 2.689

Nguồn: Đề án chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của quận 2005-2010

Về phân bổ lao động, bảng số liệu trên đây cho thấy, nếu tính trong độ tuổi lao động của quận, số lao động được thu hút vào quá trình sản xuất kinh doanh chiếm gần 50%, nghĩa là nhờ sự phát triển các ngành nghề trong sản xuất kinh doanh mà lực lượng lao động có việc làm thường xuyên ổn định chiếm một tỷ lệ khá lớn. Trong tổng số lao động có việc làm, mặc dù các doanh nghiệp Trung ương và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ trọng rất nhỏ như đã phân tích trên song đã thu hút gần 30% lực lượng lao động có việc làm ổn định, nhất là các cơ sở doanh nghiệp công nghiệp xây dựng, điều đó cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, phát triển các ngành nghề mới thu hút đội ngũ lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với quận Tân Phú TPHCM.

Bảng 3. Bảng thống kê dân số, lao động trung bình trong 2 năm qua. ĐVT : người

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005

Toàn quận 361.749 365.800 Trong độ tuổi lao động 239.188 241.838 Ước tính chưa có việc làm ổn định 21.777 22.021

Ước tính số lao động có việc làm 155.940 157.665 Nguồn: Đề án chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của quận 2005-2010

Độ tuổi lao động: nam 16-60, nữ 16-55

Một đặc trưng của các quận ở Thành phố Hồ Chí Minh không phải chỉ giải quyết lao động tại chỗ mà lao động ở nhiều nơi khác chuyển đến. Số lượng lao động nêu trên cho thấy có nguồn gốc từ nhiều nơi khác đến và ngược lại số người trong độ tuổi lao động sống trên địa bàn quận đi làm việc ở nhiều nơi khác. Chính vì vậy số liệu trên chưa phản ánh được cơ cấu lao động dân cư sống trên địa bàn Quận Tân Phú TPHCM.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận tân phú, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2005 – 2020 (Trang 37 - 40)