NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY TRỞ NGẠI CHO SỰ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu đề tài tình hình sử dụng biogas (Trang 65 - 66)

MÔ HÌNH BIOGAS VÀO CHĂN NUÔI ĐỐI VỚI CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG

Hoạt động chăn nuôi không ổn định: Khi hoạt động chăn nuôi còn quá nhiều bấp bênh, nông hộ không thể chấp nhận sử dụng mô hình biogas. Giá cả đầu vào, đầu ra và diễn biến các loại dịch bệnh khiến hoạt động chăn nuôi bị gián đoạn. Một số hộ nuôi theo thời giá, nuôi khi giá bán cao và ngưng nuôi khi giá giảm hoặc thu hẹp quy mô sẽ ảnh hưởng đến lượng phân cung cấp cho mô hình biogas.

Vốn đầu tư: Vốn đầu tư xây dựng cho mô hình biogas hiện rất cao so với thu nhập của nông hộ. Rất ít hộ biết đến các chương trình trợ giá của các dự án hỗ trợ xây dựng hầm ủ và mức trợ giá còn chưa khuyến khích được các nông hộ xây dựng. Như thông tin thực tế, một hầm ủ KT2 sẽ được xây dựng trung bình từ 8-10 triệu đồng, trong khi đó với mức trợ giá là 1 triệu 200 nghìn đồng, chỉ bằng 15% tổng chi phí thì số tiền còn lại mà nông hộ phải chi trả là quá nhiều.

Thiếu thông tin: Hầm ủ biogas đã được giới thiệu ở ĐBSCL từ lâu nhưng mức độ triển khai còn khiêm tốn. Hiện tại đa số hầm ủ được xây dựng nhờ vào các dự án hỗ trợ nhưng mỗi dự án có xu hướng giới thiệu chỉ một kiểu hầm ủ. Điều này làm hạn chế mức độ triển khai các loại hình hầm ủ, người dân được biết đến công nghệ biogas nhưng lại không có nhiều thông tin để chọn lựa loại hầm ủ phù hợp với điều kiện sản xuất hay tình hình tài chính của gia đình mình. Đa số các hộ có biết đến biogas và mong muốn ứng dụng nhưng chưa có mô hình là do không có nhiều thông tin về các loại hầm ủ khác. Các nông hộ bị lầm tưởng rằng chỉ có duy nhất một loại hầm ủ với một mức chi phí mà mức chi phí ấy vượt quá khả năng tài chính của hộ.

Chất đốt có sẵn: Qua khảo sát, rất nhiều hộ được hỏi, nếu giá năng lượng tăng 25% gia đình có chấp nhận sử dụng biogas hay không thì câu trả lời là không. Thay vào đó, nông hộ sẽ ngưng sử dụng bếp gas và chỉ sử dụng củi. Những nông hộ đã quen với thói quen sử dụng củi, một nguồn nhiên liệu dễ kiếm lại không tốn tiền sẽ rất khó chấp nhận sử dụng biogas, loại nhiên liệu

Sử dụng chưa triệt để: Hầm ủ biogas có nhiều lợi ích nhưng nông hộ ở ĐBSCL chủ yếu chỉ khai thác được lợi ích về nhiên liệu chất đốt. Rất ít hộ dân sử dụng khí gas cho thắp sáng và chỉ có một số hộ tận dụng bã thải từ hầm ủ cho canh tác nông nghiệp. Điều này dẫn đến việc lãng phí nguồn khí gas và nguồn phân bón hữu cơ chất lượng cao, làm giảm đi tính hấp dẫn của công nghệ biogas.

Nhận thức thấp: Trong số những hộ có biết đến biogas, kể cả những hộ có sử dụng biogas, rất ít hộ biết được những lợi ích khác từ mô hình này, nông hộ chỉ nhận biết được duy nhất một lợi ích của biogas đó là làm chất đốt sử dụng cho sinh hoạt.

Phần lớn các hộ không tham gia và cũng không có mong muốn tham gia các lớp tập huấn về biogas.

6.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BIOGAS VÀO XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG CHĂN NUÔI

Một phần của tài liệu đề tài tình hình sử dụng biogas (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)