Hiện trạng chăn nuôi lứa gần nhất của hộ nuôi heo ở huyện Phụng

Một phần của tài liệu đề tài tình hình sử dụng biogas (Trang 48 - 53)

Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

Quy mô trong chăn nuôi

Nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang thường chăn nuôi với quy mô nhỏ, rất ít hộ nuôi với quy mô trang trại do đây thường là hoạt động phụ thu sau các hoạt động chính như trồng lúa, trồng mía.

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Hình 4.6 Quy mô chăn nuôi của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100)

Hình 4.6 cho thấy, số nông hộ nuôi từ 1-10 con chiếm tỉ lệ cao (68%), 20% hộ nuôi từ 11-20 con, rất ít hộ có quy mô nuôi trên 20 con. Do dịch heo tai xanh năm 2013 tái phát, nhiều hộ ngưng nuôi heo hoặc giảm qui mô nuôi. Đến nay, dù dịch bệnh đã được đẩy lùi và giá heo cũng ổn định trở lại nhưng nông hộ vẫn còn e dè do lo sợ dịch bệnh quay trở lại, phần khác do lỗ nặng nên để tái lập qui mô nông hộ cần một thời gian để có thêm nguồn tài chính. Trong kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang, 2013 cũng phân tích rằng “Các nông hộ có hoạt động chăn nuôi được phỏng vấn có quy mô hầu hết là từ 1-10 con. Số gia đình nuôi heo ở mức này chiếm tới hơn 60% trong tổng 200 nông hộ được khảo sát. Có nhiều lý do như vốn, chuồng trại, thức ăn tăng giá, mục đích nuôi heo chỉ để bỏ ống, v.v… khiến nông hộ lựa chọn số lượng heo nằm trong khoảng này.

%

Số lứa heo/ năm

Bảng 4.11: Số lứa heo trên lứa của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n = 100)

Chỉ tiêu Số lứa heo

Trung bình 2,39

Lớn nhất 3

Nhỏ nhất 2

Độ lệch chuẩn 0,490

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Theo thông tin các nông hộ cung cấp, đối với heo thịt, trung bình được 2,39 lứa trên năm, lớn nhất là 3 lứa/năm và nhỏ nhất là 2 lứa/ năm ( Bảng 4.11) Thông thường, đối với heo thịt sẽ là 3 lứa trên năm và heo nái là 2 lứa trên năm. Những năm gần đây, các nông hộ có xu hướng chuyển từ nuôi heo thịt sang nuôi heo nái để bán heo con, do giá heo thịt giảm mạnh vì các đợt dịch bệnh bùng phát.

Con giống

Tại địa bàn nghiên cứu, đa số nông hộ đều mua con giống từ những hộ có chăn nuôi khác và tự gây giống chiếm 98%, trong đó 41% mua con giống từ hộ nuôi heo khác, 57% tự gầy giống. Chỉ có 2% mua giống tại các trang trại. Tuy nhiên, theo đánh giá của nông hộ thì giống heo họ đang nuôi có mức chất lượng cao (83%), 14% cho rằng giống heo trung bình, chỉ 2% cho rằng chất lượng giống thấp dễ nhiễm bệnh và khả năng kháng bệnh kém. Có sự tương đồng với kết quả thống kê của Nguyễn Thị Thu Trang (2012), qua điều tra 200 hộ có chăn nuôi heo ở Vĩnh Long và Tiền Giang được kết quả các hộ sử dụng giống của gia đình nhiều nhất (chiếm 61,5%), mua ở các hộ nuôi heo lân cận (chiếm 38%), chỉ có 1 hộ là mua heo ở trại giống về nuôi. Lý do chung của các hộ là đa số các hộ chăn nuôi với quy mô không lớn nên heo con thường dùng là heo của nhà tự sản xuất ra, số đông nữa thì mua heo của những hộ trong vùng để thuận tiện cho việc vận chuyển và thường chọn những người chăn nuôi quen, có uy tín để mua heo.

Thức ăn

Bảng 4.12: Loại thức ăn trong chăn nuôi của nông hộ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100)

Chỉ tiêu Tỷ lệ (%)

Tấm, cám 70

Thức ăn công nghiệp 42

Hèm, cặn 25

Khác ( cây chuối, rau muống…) 22

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Thức ăn được xem là một yếu tố rất quan trọng. Nguồn thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Nguồn thức ăn không hợp vệ sinh, nghèo dinh dưỡng sẽ khiến vật nuôi chậm lớn, mắc nhiều bệnh về tiêu hóa. Theo như khảo sát cho thấy (Bảng 4.12) , tuy nguồn thức ăn chăn nuôi chính vẫn là tấm, cám như cách nuôi truyền thông nhưng các nông hộ ở địa bàn đã dần quen với việc sử dụng thức ăn công nghiệp có dạng viên (43 trên tổng số 100 hộ có sử dụng thức ăn công nghiệp) do các chính sách ưu đãi về giá và các lớp tập huấn do các công ty sản xuất thức ăn đưa ra. Đồng thời, các nông hộ cho biết, khi sử dụng thức ăn công nghiệp còn giảm được nhiều bệnh cho vật nuôi, tiết kiệm chi phí thuốc thú y. Ngoài ra, các nông hộ với quy mô nuôi từ 1-10 con còn cho heo ăn thêm các thức ăn như cặn, hèm rượu, các loại cây cỏ khác…

Thuốc thú y và vắc xin

Hoạt động tuyên truyền có hiệu quả, nên nông hộ chăn nuôi cũng trở nên có ý thức hơn, nông hộ tin tưởng vào cán bộ thú y hơn, mối liên hệ này cũng góp phần nâng cao chất lượng vật nuôi. Trong tổng số 100 hộ tham gia khảo sát, có 86 hộ có tiêm phòng vắc – xin cho vật nuôi, thường xuyên tẩy rửa, sát trùng vệ sinh chuồng trại, quan sát vật nuôi và báo ngay với cán bộ thú y khi bầy vật nuôi có dấu hiệu dịch bệnh. Chỉ có 14 hộ không tiêm vắc xin phòng các bệnh phổ biến cho vật nuôi, đa số các hộ này có qui mô nuôi nhỏ và cho rằng không cần thiết phải tiêm ngừa vắc – xin.

Xử lí phân gia súc

Nguồn chất thải luôn là vấn đề đáng quan tâm, do chính quyền địa phương đã có những biện pháp để nghiêm cấm việc chăn nuôi gia súc trên kênh rạch nên vấn đề ô nhiễm đã được giảm xuống. Bên cạnh đó một số nông hộ có ý thức cao, tuy không xây dựng hầm ủ những cũng có những biện pháp xử lí nguồn chất thải hợp vệ sinh, cụ thể ở bảng 4.13

Bảng 4.13: Cách xử lí phân gia súc của nông hộ

Chỉ tiêu Tỷ trọng (%) Ao cá 51 Hầm lấp 22 Xả xuống kênh rạch 15 Ủ làm phân compose 6 Làm phân bón tươi 6 Khác 0 Tổng 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Như số liệu trình bày ở bảng trên, có đến hơn 51% nông hộ chăn nuôi thường xả nguồn chất thải từ hoạt động chăn nuôi xuống ao nuôi cá, thường là các loại cá da trơn như cá tra, cá trê…tuy nông hộ đã chuyển từ xả thải trực tiếp xuống kênh rạch sang xả xuống ao cá nhưng cách xử lý này còn nhiều vấn đề như sau một thời gian, lượng thải không phân hủy kịp sẽ bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến sức khỏe nông hộ và những gia đình xung quanh, đàn cá cũng sẽ mắc nhiều bệnh làm giảm năng suất…

Hầm lấp là một lựa chọn nhiều thứ hai, có nhiều ưu điểm hơn so với xả thải xuống hầm cá đó là giảm được mùi hôi thối, phân vật nuôi được chứa ở hầm lấp có thể dùng để làm phân bón bất kì lúc nào…Tuy nhiên, để thực hiện biện pháp này, nông hộ cần có diện tích đất và phải tốn chi phí để đào hầm. Những nông hộ xử lý bằng biện pháp này thường có xác xuất chấp nhận sử dụng biogas cao, do quy mô nuôi vừa phải đủ để cung cấp nguồn nguyên liệu đầu

vào cho mô hình, diện tích đất để xây hầm lấp có thể dùng để xây hầm ủ biogas.

Một phần của tài liệu đề tài tình hình sử dụng biogas (Trang 48 - 53)