KHÁI QUÁT CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI TẠI 3 XÃ HIỆP HƯNG, HềA MỸ VÀ LONG THẠNH, HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

Một phần của tài liệu đề tài tình hình sử dụng biogas (Trang 37 - 40)

HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

3.4.1 Các yếu tố tự nhiên

Theo quan sát thực tế khi thực hiện khảo sát cho thấy 3 xã nghiên cứu có đặc điểm tự nhiên khá tương đồng, cụ thể như sau:

- Đây là khu vực thâm canh nông nghiệp, nông hộ ở đây thường có 2 loại cây thâm canh là lúa nước và mía đường. Do trên địa bàn huyện có nhà máy chuyên sản xuất đường, nên bà con nông dân tại đây tập trung trồng mía với diện tích lớn, từ lâu đây trở thành một nghề truyền thống. Tại khu vực ấp Long Phụng, xã Hiệp Hưng, nhà máy đường còn đặt một trại thực nghiệm để nghiên cứu các giống mía cho đường cao, đồng thời trao đổi kinh nghiệm sản xuất với bà con. Nông hộ tại đây thường xen các hoạt động sản xuất để xoay vòng vốn, dùng thu nhập từ trồng lúa và mía để chăn nuôi heo và ngược lại. Vì vậy, nghề chăn nuôi heo ở đây cũng phát triển.

- 3 xã đều nằm ven các nhánh sông lớn, hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho việc tưới tiêu và vận chuyển nông sản. Thời gian trước nông hộ thường có xu hướng nuôi heo trên sông, khi vệ sinh chuồng, chất thải được đưa hoàn toàn xuống kênh rạch, nhưng những năm gần đây, chính quyền địa phương có những biện pháp ngăn cấm hoạt động này do mức độ ô nhiễm là quá lớn.

3.4.2 Các yếu tố xã hội

- Hệ thống giao thông nông thôn đường bộ, về cơ bản, đã hoàn chỉnh. Trước đây, phương tiện giao thông nông thôn chủ yếu là phương tiện đường thủy, đến nay xe 2 bánh dễ dàng đi lại. Việc đi lại của người dân cũng dễ dàng hơn đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của con em nông hộ. Hiện

Commented [B2]: Chỉnh phong chữ

Commented [B3]: Biện

kiểm tra vầy vật nuôi, điều nay giúp bà con kịp thời ngăn chặn dịch bệnh, nâng cao năng suất. Đời sống bà con được nâng cao, vì vậy, việc tiếp thu những kiến thức khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất cũng dễ dàng hơn.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, nguồn điện, nước đang được chính quyền ngày một hoàn thiện. Điện đã được nối cho bà con ở những ấp vùng sâu vùng xa.

Nguồn nước sông, nước ngầm cũng đang được thay bằng nguồn nước từ nhà máy nước. Một số bà con chăn nuôi cho biết, sử dụng nước từ nhà máy để nuôi heo sẽ phòng được các bệnh về tiêu hóa, heo khỏe mạnh hơn…

- Hệ thống trường học cũng được nâng cấp khang trang, trình độ học vấn của người dân địa phương ngày càng cao. Bà con sản xuất nông nghiệp tại 3 xã rất chịu khó tìm tòi học hỏi những tiến bộ khoa học mới. Điển hình như mô hình biogas, rất nhiều nông hộ khi được phỏng vấn trả lời có biết đến biogas, nhiều nông hộ muốn sử dụng những do các yếu tố tài chính, đất xây dựng, thiếu thông tin nên chưa thực hiện được.

3.4.4 Các yếu tố kinh tế

Kinh tế nông hộ rất phát triển ở địa bàn 3 xã khảo sát. Cụ thể như sau:

+ Xã Hiệp Hưng

- Trồng trọt: cây trồng chủ yếu là lúa nước và mía. 2 loại cây trồng này chiếm diện tích lớn và thường được trồng thâm canh. Bà con tại xã có kinh nghiệm và kiến thức dồi dào về nghề trồng mía, tuy nhiên, giá mía thấp, trung bình 1m2 bà con nông dân chỉ thu được lợi nhuận hơn 800 nghìn đồng ( La Thị Thật, 2013), hiệu quả kinh tế thấp khiến đời sống bà con gặp nhiều khó khăn. Thời gian từ cuối 2013 cho đến nay, bà con tại xã Mỹ Hưng có xu hướng chặt bỏ mía chuyển sang trồng sương sáo, do đây là loại cây sinh trưởng ngắn ngày, chăm sóc đơn giản, không cần phân bón, và giá đang cao.

Tuy nhiên, loại cây này không mang tính bền vững, giá cả bấp bênh. Cuối năm 2013, thương lái mua 1kg sương sáo thô với giá 30.000 nhưng đến khoảng đầu tháng 3 năm 2014 chỉ còn 5.000/kg.

- Chăn nuôi: Hiệp Hưng là một trong những xã có nghề chăn nuôi lâu đời. Bà con thường tìm tòi các tài liệu về kỹ thuật chăn nuôi, cộng tác tốt với cán bộ thú y trong những đợt dịch bệnh vì vậy, vào các đợt dịch bệnh, bà con tuy có lỗ nhưng rất ít.

+ Xã Hòa Mỹ

- Trồng trọt: Cây trồng chủ yếu ở xã Hòa Mỹ là lúa nước. Vụ đông xuân 2014, bà con trồng lúa thu hoạch được sản lượng lớn, trúng mùa, ngay thời gian lúa tăng giá.

- Chăn nuôi: Xã Hòa Mỹ có 12 ấp, tuy nhiên nông hộ chăn nuôi chỉ tập trung ở các ấp Thạnh Mỹ C, Mỹ Thạnh và Ấp 5. Nghề chăn nuôi ở đây cũng là một nghề truyền thống, phần lớn các hộ tham gia phỏng vấn đều có kinh nghiệm lâu năm. Quy mô chăn nuôi tương đối nhỏ, đây chỉ là thu nhập phụ sau lúa. Một số hộ chăn nuôi là hoạt động sản xuất chính, có quy mô chăn nuôi lớn, với quy mô hơn 100 con/lứa có thu thập rất cao. Tuy nhiên đợt dịch bệnh vừa qua khiến các nông hộ này lỗ nặng.

+ Xã Long Thạnh

- Trồng trọt: là một xã có diện tích nhỏ, nên diện tích lúa cũng tương đối ít. Ở đây chuyên canh một số loại cây ăn quả như mít cao sản và cam sành.

2 loại cây này có sản lượng và chất lượng tương đối cao do được cán bộ nông nghiệp địa phương thường xuyờn theo dừi và hướng dẫn kỹ thuật chăm súc.

- Chăn nuôi: Các nông hộ chăn nuôi chủ yếu tập trung ở ấp Long trường và Long Trường B, tuy nhiên do diện tích hẹp nên quy mô chăn nuôi cũng tương đối nhỏ. Bà con có ít kiến thức về nuôi heo vì vậy khi có dịch bệnh, bà con ứng phó chậm nên thường bị lỗ, có khi mất trắng.

Một phần của tài liệu đề tài tình hình sử dụng biogas (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)