KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu đề tài tình hình sử dụng biogas (Trang 60 - 65)

Bảng 5.18 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận áp dụng biogas vào chăn nuôi

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014 Ghi chú: * khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

** khác biệt ở mức ý nghĩa 5%

*** khác biệt ở mức ý nghĩa 10% ( Phụ lục 2)

Biến giải thích B Odds

Khả năng chi trả hầm ủ biogas (X1) 3,374 *** 29,188

Đất xây biogas (X2) -0,359 ns

Trợ giá (X3) 3,566 ** 35,376

Có gas sử dụng (X4) -1,078 ns

Giả định giá năng lượng tăng 25% (X5) -1,070 ns Nhận thức về biogas (X6) 0,309 ns Lợi ích cho môi trường (X7) -0,508 ns

Tập huấn (X8) -2,822 * - 0,059

Mong muốn tập huấn (X9) -2,090 ns

Tổng thu nhập (X10) 0,000 ** 1,000 Số heo thịt/lứa (X11) 0,400 ns

Bỏ trống chuồng (X12) 0,720 ns

Hằng số -2,442

Sig. 0,000

-2 Log Likelihood 51,476

Cox & Snell R Square 0,582

Nagelkerke R Square 0,775

Overall Percentage 92,000

Sử dụng phần mềm SPSS để chạy mô hình Binary Logistic cho kết quả ở bảng 4.18 như sau: (1) Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát có mức ýnghĩa quan sát sig. = 0,000 nên hoàn toàn có thể bác bỏ giả thuyết H0 là hệ số hồi quy của các biến độc lập bằng không. (2) Giá trị -2 Log Likelihood = 51,476 thể hiện mức độ phù hợp của mô hình tổng thể. (3) Mức độ dự báo đúng của mô hình là 92%.

Trong 12 biến đưa vào mô hình Binary logistic thì có 3 biến giải thích được mô hình, trong đó có 2 biến tác động cùng chiều và 1 biến tác động nghịch chiều với biến phụ thuộc.

5.2.1 Giải thích ý nghĩa sự tác động của các biến đến quyết định áp dụng biogas của các nông hộ ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang

Khả năng chi trả chi phí đầu tư xây hầm ủ biogas (X1)

Biến khả năng chi trả chi phí đầu tư xây dựng hầm ủ biogas có ý nghĩa pử mức ý nghĩa 1% và các yếu tố khác không đổi. Biến cùng dấu với kỳ vọng (+), những nông hộ có số vốn có thể đầu tư vào xây biogas có xác suất chấp nhận áp dụng biogas cao .Chi phí để xây một hầm biogas với thể tích 11,5m3 vào khoảng 8,5 triệu đồng ( không tính tiền công lao động), đối với hầm bằng composite là khoảng 15 triệu đồng. Đây là khoản tiền khá lớn so với thu nhập ở nông thôn. Vì thế, việc bỏ số tiền lớn đầu tư cho hầm ủ với lợi ích không cao làm cho nông hộ e ngại.

Như vậy, chi phí đầu tư cao vẫn là yếu tố hàng đầu để các nông hộ cân nhắc xem có nên xây dựng hầm biogas hay không.

Tập huấn (X8)

Biến có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10%. Biến có tác động ngược chiều với biến chấp nhận áp dụng biogas. Điều này có nghĩa là, những nông hộ đã từng được tập huấn sẽ hiểu rừ hơn về cụng nghệ biogas, biết nhiều hơn về kỹ thuật xõy dựng, sử dụng, lợi ích của mô hình này. Tuy nhiên, việc có nhiều thông tin hơn về mô hình cũng không khiến nông hộ chấp nhận áp dụng mô hình vào chăn nuôi. Theo quan sát thực tế, thông tin về các buổi tập huấn ít đến được với những hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ, hầu hết các buổi tập huấn chỉ dành cho các hộ chăn nuôi với quy mô lớn và thường thì các hộ này do cán bộ thú y hoặc nông nghiệp mời tham dự chứ không hoàn toàn tự nguyện. Do không tự nguyện nên hầu hết các nông hộ không có hứng thú với những buổi tập huấn.

Ngược lại, nhưng nông hộ muốn được tham gia tập huấn lại không có điều kiện để tham gia.

Tổng thu nhập (X10)

Biến có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%. Biến cùng dấu với dấu kỳ vọng (+). Tổng thu nhập của nông hộ năm 2013 được kì vọng sẽ làm tăng xác suất chấp nhận biogas của nông hộ hiện tại. Tuy lứa heo vừa rồi rơi vào thời gian dịch bệnh dữ dội, nông hộ bị lỗ nặng, nhưng do các hoạt động sản xuất khác tương đối suôn sẻ nên thu nhập của nông hộ vẫn có giá trị dương. Thu nhập của nông hộ có mức ảnh hưởng lớn đến quyết định chấp nhận sử dụng biogas, thu nhập ảnh hưởng lớn khả năng chi trả cho việc xây dựng hầm ủ, khi thu nhập tăng thì khả năng chi trả cũng tăng, nông hộ sẽ có khả năng chi trả cho việc đầu tư vào mô hình biogas, xác suất chấp nhận sử dụng biogas từ đó cũng tăng lên. Tuy vậy, còn có rất nhiều hộ mong muốn được sử dụng biogas nhưng do sự cản trở bởi chi phí xây dựng nên chưa thể áp dụng.

Trợ giá (X3): Trợ giá được kì vọng sẽ làm tăng xác suất chấp nhận áp dụng biogas. Số người biết về việc được trợ giá cho xây dựng biogas vẫn còn ít, 18/100 hộ trả lời là có biết về chương trình trợ giá xây dựng biogas, 82 hộ còn lại hoàn toàn không biết đến chương trình trợ giá chứng tỏ rằng việc trợ giá từ các dự án vẫn còn chưa được phổ biến rộng rãi. Các hộ có biết đến chương trình trợ giá, có xu hướng dễ chấp nhận sử dụng biogas hơn, tuy nhiên mức trợ giá như hiện nay vẫn còn chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của nông hộ, trợ giá từ các chương trình chỉ từ khoảng 15-20% chi phí xây dựng. Ví dụ: Chi phí xây dựng hầm ủ loại KT2 là khoảng 8 triệu đồng, thì dự án sẽ tài trợ cho nông hộ chỉ khoảng 1,2 triệu đồng. Theo khảo sát, do địa bàn nghiên cứu là nơi tập trung các hộ nghèo và cận nghèo, nên mức trợ giá được yêu cầu nhiều nhất 50%

5.2.2 Giải thích các biến không có ý nghĩa trong mô hình

Có gas sử dụng: Qua khảo sát các nông hộ, hầu hết các hộ sử dụng củi để đun nấu. Một số nữa thì sử dụng củi kèm theo gas bình. Khi phải đun nấu gì nhanh chóng họ sẽ dùng gas bình, còn bình thường thì dùng củi. Củi là những cành, gốc cây mà họ thu nhặt xung quanh nhà. Củi này không tốn tiền mua, chỉ tốn công đi thu lượm mà theo nông hộ cũng không mất nhiều thời gian và công sức. Vì thế, mặc dù hầu hết nhận biết được gas từ biogas là nguồn năng lượng sạch, tiện lợi và không phải mất công đi thu lượm. Nhưng phải bỏ số tiền lớn ra để đầu tư hầm ủ để tạo ra gas, trong khi họ đã có sẵn nguồn năng lượng đun nấu bằng củi không phải mất tiền mua thì họ không đồng ý.

Giá năng lượng tăng 25%: Trường hợp loại năng lượng mà hiện tại họ đang dùng có giá tăng lên khoảng 25% họ cũng phải cân nhắc việc chấp

nhận sử dụng biogas. Để ứng phó với giá năng lượng tăng, họ sẽ có xu hướng giảm sử dụng nguồn năng lượng tăng giá, thay vào đó, họ sẽ chủ yếu sử dụng những nguồn năng lượng không tốn tiền như củi, rơm rạ… thay vì phải trả tiền để có được một loại năng lượng với một mức đầu tư lớn. Một số khác chấp nhận sử dụng sử dụng dù loại năng lượng họ đang dùng có tăng giá đến bao nhiêu đi nữa, một phần do không tin tưởng vào biogas, một số hộ cho rằng khí biogas sẽ có mùi hôi thối nên từ chối sử dụng.

Nhận thức về biogas: Khảo sát 100 nông hộ nuôi heo, trong đó có 13 hộ đã sử dụng biogas, 87 hộ chưa áp dụng biogas. Trong đó có 52 hộ có biết vể biogas, 48 hộ hoàn toàn không biết đến biogas. Biến không có ý nghĩa bởi vì đa số nông hộ đều đã biết tới biogas, tuy vậy, xác xuất chấp nhận sử dụng biogas của các hộ đã biết về biogas là rất thấp. Nhiều hộ chỉ nghe nói đến biogas từ các phương tiện truyền thông, báo, tạp chí hay từ cán bộ nông nghiệp và không quan tâm tìm hiểu vì vậy không có mong muốn sử dụng, một số hộ do thấy những hộ áp dụng biogas không thành công nên không tin tưởng vào biogas.

Mong muốn tập huấn: Biến không có ý nghĩa bởi vì có đến 88% nông hộ không muốn đi tập huấn. Một số lí do đáp viên đưa ra là: hầu hết thời gian trong ngày họ tập trung cho hoạt động sản xuất, thời gian nhàn rỗi lại rơi vào buổi tối, một số nông hộ cho rằng các lớp tập huấn nhàm chán, không có gì thu hút… Bên cạnh đó, nhiều nông hộ không biết những buổi tập huấn sẽ có những nội dung gì nên không mong muốn tham gia. Trong số những người không muốn đi tập huấn thì tỷ lệ nông hộ đồng ý áp dụng và không đồng ý áp dụng là gần bằng nhau.

Số heo thịt/ lứa: biến cho biết số heo thịt trung bình mà một hộ nuôi trong một lứa. Biến được kì vọng sẽ có ý nghĩa và tác động cùng chiều với biến phụ thuộc. Thông thường, để áp dụng mô hình biogas, mỗi nông hộ chỉ cần ít nhất 3 con heo là đủ lượng phân cung cấp cho mô hình. Vì vậy, có thể suy ra, nông hộ nuôi càng nhiều heo càng có xác suất chấp nhận sử dụng biogas càng cao. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thực tế, số lượng heo không ảnh hưởng đến quyết định sử dụng biogas. Những hộ có số lượng heo lớn, thay vì sử dụng biogas, nông hộ sử dụng phân heo để làm phân bón tươi cho cây ăn trái, lúa…hoặc dùng làm thức ăn cho cá... Do đó biến không có ý nghĩa.

Bỏ trống chuồng: Hiệu quả của hầm ủ biogas ngày càng được khẳng định không chỉ ở việc xử lý an toàn chất thải chăn nuôi mà còn tạo ra nguồn nhiên liệu thay thế chất đốt hỗ trợ nấu ăn, thắp sáng… Tuy nhiên, những hộ

nuôi heo nhỏ lẻ thường nuôi heo không liên tục và có thể chấm dứt khi thấy nuôi không có lợi nhuận cao. Lúc đó hầm ủ sẽ không hoạt động. Tuy vậy, có đến 69% đáp viên trả lời là không bao giờ bỏ trống chuồng dù giá heo có thấp đến đâu đi nữa, nguyên nhân là vì họ lấy công làm lời, hoặc đây là hoạt động tạo thu nhập chính cho gia đình nên họ không bao giờ ngưng nuôi. Nhưng theo kết quả khảo sát thực tế, trong số nông hộ không bỏ trống chuồng thì tỷ lệ hộ chấp nhận sử dụng biogas và không chấp nhận sử dụng biogas là gần bằng nhau. Vì thế biến này không có ý nghĩa.

Lợi ích cho môi trường: Trên lý thuyết, môi trường liên quan trực tiếp đến sức khỏe, vì vậy nếu biết được một trong những lợi ích của biogas là làm sạch môi trường thì xác suất chấp nhận sử dụng biogas sẽ tăng lên. Nhưng thực tế, có 54 hộ biết rằng mô hình biogas có lợi cho môi trường, nhưng chỉ có 28 hộ chấp nhận sử dụng biogas. Do nhận thấy, lợi ích trước mắt không nhiều, nhưng để xây dựng mô hình thì trước tiên phải bỏ ra một khoảng chi phí không nhỏ. Vì vậy, việc có nhận thức được lợi ích cho môi trường hay không không ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận sử dụng biogas của nôn hộ chăn nuôi.

Đất xây biogas: Các đáp viên trả lời rằng gia đình họ không có đất để xây dựng mô hình biogas có một số lí do như: xung quanh khu vực chăn nuôi không có đất trống đủ để xây dựng, hay khoảng đất có thể xây dựng lại nằm quá xa khu chăn nuôi và nhà ở khiến chi phí xây dựng tăng cao hoặc xung quanh khu vực chăn nuôi có những loại cây trồng có năng suất cao, họ không muốn phá bỏ để xây dựng… Những hộ có đất xây dựng chiếm 40%, tuy vậy có đến 31% hộ không muốn áp dụng mô hình biogas. Vì vậy, việc có đất xây hay không không ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận sử dụng biogas.

Một phần của tài liệu đề tài tình hình sử dụng biogas (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)