Thông tin đáp viên

Một phần của tài liệu đề tài tình hình sử dụng biogas (Trang 40 - 48)

4.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

4.1.1 Đặc điểm của các nông hộ chăn nuôi tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

4.1.1.1 Thông tin đáp viên

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng, nhìn chung các nông hộ thường có trình độ học vấn thấp, kinh nghiệm mà họ có được là do tự đúc kết từ quá trình hoạt động sản xuất. Vì vậy, số tuổi và số năm kinh nghiệm thường tỉ lệ thuận với nhau, người có độ tuổi càng cao thì số năm kinh nghiệm càng nhiều.

Bảng 4.4: Độ tuổi của đáp viên và mong muốn sử dụng biogas của đáp viên ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100)

Tuổi Tỷ trọng (%) Muốn sử dụng biogas Có Không

>50 53 30 23 41-50 31 14 17 31-40 12 6 6 20-30 4 1 3 Tổng 100 51 49

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Commented [B4]: Lỗi phong

Phần lớn các đáp viên có tuổi trên 50 (chiếm 53%). Với độ tuổi này, đáp viên thường là người chủ gia đình, có nhiều kinh nghiệm và trực tiếp tham gia hoạt động chăn nuôi. Lí do phần lớn các đáp viên có độ tuổi trung niên là nghề nông là một nghề truyền thống, đã gắn bó với họ từ lâu đời, tuy không mang lại thu nhập ổn định nhưng một phần cũng góp phần giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi nông thôn. (Bảng 4.4)

Khi được hỏi về mong muốn sử dụng biogas, thì phần lớn các đáp viên trả lời là có mong muốn sử dụng đều ở độ tuổi trên 50. Có sự khác biệt so với kết quả phân tích của Nguyễn Thị Thu Trang (2013), kết quả thống kê cho thấy các đáp viên thuộc nhóm nông hộ có biogas, số người từ 31 – 40 tuổi chiếm tỷ lệ gần 50% chứng tỏ đây là lứa tuổi vừa có khả năng tiếp cận với công nghệ mới vừa có tiềm lực kinh tế đủ để đầu tư xây dựng hầm ủ biogas.

Do sự khác biệt về địa lý cũng như điều kiện kinh tế xã hội, nên kết quả nghiên cứu có sự khác nhau. Ở địa bàn huyện Phụng Hiệp, những đáp viên tham gia phỏng vấn thường ở độ tuổi trên 50, là chủ gia đình và tham gia trực tiếp vào hoạt động chăn nuôi. Lực lượng lao động trẻ ở địa phương hầu hết có xu hướng tìm việc làm ở các trung tâm, thành phố lớn, khu công nghiệp, ít tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Kinh nghiệm chăn nuôi

Bảng 4.5: Số năm kinh nghiệm chăn nuôi heo của nông hộ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100)

Chỉ tiêu

(năm) Tỉ trọng (%)

Muốn sử dụng biogas Có Không

>10 37 21 16

2-5 29 12 17

6-10 28 15 13

<=1 6 3 3

Tổng 100 51 49

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Địa bàn nghiên cứu là nơi tập trung chăn nuôi heo, vì vậy, đa số các nông hộ chăn nuôi có kinh nghiệm lâu năm. Có 37% có kinh nghiệm trên 10 năm. Cụ thể được trình bày trong bảng 4.5

Một số ít nông hộ có kinh nghiệm từ 1 đến dưới 1 năm, đây là những nông hộ mới bắt đầu chăn nuôi do nhận thấy sự chuyển biến tích cực của thị trường tiêu thụ heo.

Kinh nghiệm chăn nuôi được tính như là số năm nông hộ bắt đầu chăn nuôi cho đến nay. Đặc điểm của nghề chăn nuôi cũng như một số nghề nông khác, không đòi hỏi kỹ thuật cao. Dù vậy, người tham gia chăn nuôi phải biết được những kỹ thuật cơ bản như lựa chọn giống tốt, nhận diện được các loại bệnh tật,... Phần lớn, các nông hộ chăn nuôi đều dựa vào kinh nghiệm truyền thống của ông bà truyền lại, một số do học hỏi ở những hộ khác.

Bảng 4.6: Nguồn gốc kinh nghiệm chăn nuôi của nông hộ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100)

Chỉ tiêu

Tỷ lệ (%)

Kinh nghiệm truyền thống 91

Cán bộ khuyến nông 72

Học hỏi từ hàng xóm 59

Tự nghiên cứu 18

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Theo bảng số liệu 4.6, đa số các hộ sử dụng kinh nghiệm ông bà đúc kết để ứng dụng. Ngoài ra, những hộ chăn nuôi cũng thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với nhau. Rất ít hộ tự nghiên cứu, tìm tòi tài liệu khoa học kỹ thuật. Lí do là phần lớn thời gian đã dành cho các hoạt động sản xuất, nông hộ không có thời gian cho hoạt động tìm kiếm thông tin. Vì vậy, khi các cán bộ khuyến nông đẩy mạnh công các tập huấn, tuyên truyền tài liệu, sách báo khoa học kỹ thuật, nông hộ chăn nuôi rất ủng hộ. Nông hộ thường xem đây là nguồn thông tin đáng tin cậy và thường xuyên tham khảo kỹ thuật từ nguồn thông tin này.

Trình độ học vấn

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Hình 4.3 Trình độ học vấn của đáp viên tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100)

Các đáp viên có trình độ học vấn ở mức THCS (lớp 6 đến lớp 9) chiếm tỷ lệ cao nhất 47%, Tiểu học (lớp 1 đến lớp 5) là 40%, 1% không có đi học ( Hình 4.3). Phần lớn các đáp viên ở độ tuổi trên 50, ở lứa tuổi này, trình độ học vấn không cao do khi họ ở độ tuổi đi học rơi vào thời gian có chiến tranh hoặc điều kiện sau chiến tranh còn nhiều khó khăn nên không thể tiếp tục việc học.

Tuy chăn nuôi heo không đòi hỏi nhiều đối với trình độ học vấn, nhưng những nông dân có đi học sẽ tiếp thu nhanh hơn các tiến bộ khoa học, chủ động tìm hiểu những kỹ thuật mới ứng dụng vào hoạt động sản xuất.

Mô hình khí sinh học (biogas) cũng là một mô hình khá mới mẻ đối với hầu hết nông dân Việt Nam, những nông hộ đang áp dụng mô hình này thường là những hộ thường xuyên nắm bắt những thông tin mới, có trình độ học vấn cao hơn những hộ không áp dụng. Bảng 4.7 đã thống kê trình độ học vấn và mong muốn sử dụng biogas.

Bảng 4.7: Trình độ học vấn và mong muốn sử dụng biogas của đáp viên ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100)

Chỉ tiêu

Muốn sử dụng biogas

Có Không

THCS 25 22

Tiểu học 19 21

THPT 7 5

Không có đi học 0 1

Tổng 51 49

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 Ghi chú: THCS: Trung học cơ sở

THPT: Trung học phổ thông

Quan sát số liệu cho thấy trình độ học vấn giữa 2 nhóm hộ có mong muốn sử dụng biogas và không mong muốn sử dụng biogas ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang không chênh lệch nhiều. Trong khi đó kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang, 2013 lại có sự chênh lệch lớn giữa nhóm hộ có sử dụng biogas và không có sử dụng biogas ở 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, đáp viên của nhóm hộ có sử dụng biogas đa số học tới THCS chiếm 39%, THPT chiếm 26% trong khi nhóm không có biogas có đến 42% đáp viên học tới tiểu học, THCS chiếm 31%. Tại 3 xã Hiệp Hưng, Hòa Mỹ và Long Thạnh trong số 13 nông hộ có ứng dụng mô hình biogas, có 15% có trình độ tiểu học, 54% có trình độ THCS và 31% có trình độ THPT, 0% không có đi học. Đáp viên trong bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang có độ tuổi nhỏ hơn ( 31- 40 tuổi chiếm gần 50%), vì vậy, có điều kiện nâng cao trình độ học vấn hơn.

Vì vậy, đáp viên tham gia phỏng vấn của 2 đề tài nên có sự khác biệt về trình độ học vấn.

Số nhân khẩu

Gia đình đáp viên thường có khoảng từ 3-5 người (54%). Đặc điểm của dân cư nông thôn là sống theo nhiều thế hệ trong cũng một gia đình nên số nhân khẩu thường đông hơn khu vực thành thị. Nhu cầu về chất đốt vì thế cũng cao hơn.

Vì vậy, nhưng nông hộ có số nhân khẩu cao hơn sẽ mong muốn sử dụng biogas

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Hình 4.4 Số nhân khẩu và mong muốn sử dụng biogas của nông hộ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100)

Quan sát hình 4.4, số nhân khẩu của nông hộ càng lớn thì mong muốn sử dụng biogas càng cao. Khi nông hộ có nhiều thành viên thì nhu cầu về chất đốt để phục vụ sinh hoạt là rất lớn. Trong khi đó, nguồn năng lượng từ thị trường có giá không ổn đỉnh, hay tăng giá đột ngột. Vì vậy, nông hộ có xu hướng mong muốn sử dụng biogas hơn, một loại năng lượng sạch, ổn định đầu ra.

Hoạt động sản xuất chính

Hoạt động chính ở địa bàn nghiên cứu vẫn là làm ruộng truyền thống (trồng lúa nước), bên cạnh đó trồng mía cũng là một nghề truyền thống chiếm tỉ lệ cao. Cụ thể ở Hình 4.5

%

Số nhân khẩu

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Hình 4.5 Hoạt động sản xuất chính của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100)

Có 60% nông hộ có hoạt động sản xuất chính là làm ruộng ( trồng lúa), 13%

chăn nuôi, 11% trồng mía ( mía đường). Hoạt động chăn nuôi bị giảm so với những năm trước, một số nông hộ ngừng chăn nuôi do năm 2013 có nhiều dịch bệnh, giá thức ăn tăng kèm theo giá bán giảm mạnh.

Thu nhập từ các hoạt động khác

Ngoài hoạt động sản xuất chính, các nông hộ còn các hoạt động khác để có thêm nguồn phụ thu. Những mức thu nhập trên tháng được thể hiện ở bảng 4.8

Bảng 4.8: Thu nhập trên tháng từ các hoạt động khác của nông hộ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100)

Chỉ tiêu (nghìn đồng) Tỷ lệ (%)

300-500 63

600-800 21

≤200 11

>800 5

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Commented [B5]: Bỏ dấu 2 chấm

Trung bình mỗi tháng, có 63 hộ có phụ thu từ 300-500 nghìn đồng. Chỉ có 5 hộ có thu nhập ở mức trên 800 nghìn đồng trên tháng. Các hộ có nguồn phụ thu cao thường là các hộ kết hợp nhiều hoạt động sản xuất như làm ruộng- buôn bán hay làm vườn- chăn nuôi. Nông hộ thường kết hợp nhiều hoạt động sản xuất để xoay vòng vốn lấy lợi nhuận từ hoạt động này hỗ trợ cho những hoạt động khác…

Nguồn nước

Những nông hộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nói riêng thường có thói quen sử dụng nước kênh rạch. Tuy nhiên, do nhận thấy sự ô nhiễm của nguồn nước kênh rạch và cộng thêm công tác tuyên truyền của cán bộ ở xã, huyện bà con đã dần dần chuyển sang những nguồn nước khác như nước ngầm ( nước giếng khoan) hay nước từ nhà máy nước…( Bảng 4.9)

Bảng 4.9: Các nguồn nước được nông hộ sử dụng ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100)

Chỉ tiêu Tỷ lệ (%) Nước mưa 0 Nước kênh rạch 15 Nước từ nhà máy nước 9 Nước ngầm 76

Tổng 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Các nông hộ ở địa phương đã giảm sử dụng nguồn nước kênh rạch chỉ còn 15

% số hộ tham gia khảo sát sử dụng nguồn nước này, thay vào đó là 76% sử dụng nguồn nước ngầm. Nguồn nước sạch từ nhà máy nước còn khá xa lạ đối với nông hộ, chỉ có 9 hộ trong tổng số hộ tham gia khảo sát sử dụng nguồn nước này. Một số đáp viên cho biết, sử dụng nguồn nước sạch cho chăn nuôi có thể giảm tỉ lệ mắc các bệnh về tiêu hóa và bệnh ngoài da cho vật nuôi.

Đất và vốn sản xuất

Địa bàn nghiên cứu là các xã nông thôn vì vậy phần lớn diện tích đất dùng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tất cả các hộ đều sử dụng đất sở hữu

Bảng 4.10: Đất và vốn sản xuất của nông hộ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100)

Đất

Tỉ lệ (%)

Sở hữu 100

Thuê, mướn 0

Vốn sản xuất Tỉ lệ

Vay mượn 4

Vốn gia đình 96

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Hoạt động nông nghiệp không yêu cầu nguồn vốn lớn, nông hộ thường sử dụng đồng vốn xoay vòng cho các hoạt động vì vậy nhu cầu vay vốn là không cao. Khi được hỏi về vốn sản xuất chỉ có 4/100 hộ là có vay vốn (Bảng 4.10)

4.1.2 Hiện trạng chăn nuôi lứa gần nhất của hộ nuôi heo ở huyện

Một phần của tài liệu đề tài tình hình sử dụng biogas (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)