HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TỪ VIỆC CHĂN NUÔI HEO CỦA NÔNG

Một phần của tài liệu đề tài tình hình sử dụng biogas (Trang 53 - 57)

HỘ HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

Thị trường nông sản nói chung thường xuyên bấp bênh, giá cả biến động thất thường. Riêng thị trường chăn nuôi heo, các hộ nuôi heo thịt thường bán cho các thương lái, khi heo đã đủ tiêu chuẩn xuất chuồng, nông hộ sẽ gọi thương lái đến mua, giá cả được thỏa thuận bằng miệng chứ không thông qua hợp đồng giao dịch. Bảng 4.14 thống kê các khoản mục chi phí, doanh thu, lợi nhuận của lứa heo gần nhất.

Bảng 4.14: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận của lứa heo gần nhất của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100)

ĐVT: nghìn đồng Chỉ tiêu Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Tỷ trọng (%) Con giống 2.430 21.000 0 4,211 11,8 Thức ăn 17.253,50 150.000 200 26.828,919 84,1 Thuốc thú y 800,50 20.000 0 2.237,981 3,9 Khác 49,50 600 0 127,425 0,2 Tổng chi phí 20.533,5 191.600 200 29.198,536 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

4.2.1. Các khoản mục chi phí

Không có sự khác biệt về các khoản mục chi phí giữa 2 nhóm hộ muốn sử dựng biogas và không muốn sử dụng biogas

Chi phí heo giống

Chi phí heo giống chiếm 11,8% trên tổng chi phí. Con giống là yếu tố quyết định đến năng suất. Tùy từng điều kiện khác nhau ở mỗi vùng khác

tốt sẽ giúp nông hộ tiết kiệm chi phí thú y, rút ngắn thời gian chăm sóc. Tại địa bàn nghiên cứu, nông hộ thường sử dụng nguồn giống có sẵn tại nhà hoặc mua ở các hộ chăn nuôi có uy tín ở lân cận. Chi phí trung bình để mua heo giống của các hộ là 2.430.000 đồng. Giá heo giống thường dao động từ 1.300.000 đồng đến 1.500.000 với trọng lượng trung bình từ 20-40 kg.

Chi phí thức ăn

Chiếm tỷ trọng cao nhất 84,1%. Trung bình mỗi lứa heo, nông hộ phải chi trả 17.253.500 đồng cho thức ăn. Nông hộ thường sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau để phối hợp như thức ăn công nghiệp, tấm, cám, thức ăn thừa, hèm rượu...Những nông hộ có chi phí thức ăn cao thường có quy mô nuôi lớn, sử dụng thức ăn công nghiệp là thức ăn chính, do giá thức ăn công nghiệp cao làm tổng chi phí tăng cao. Vì vậy, muốn tăng lợi nhuận, nông hộ chăn nuôi nên tính toán, lựa chọn kỹ lưỡng những loại thức ăn cũng như cách cho ăn để vừa có thể bảo đảm về mặt chi phí vừa phải đầy đủ dinh dưỡng để đàn vật nuôi phát triển tốt.

Chi phí thú y

Chỉ chiếm 3,9% tỷ trọng. Trung bình, mỗi hộ chỉ chi 850.000 đồng cho chi phí thuốc thú y và tiêm vắc – xin. Chi phí vắc – xin cao nhất là 20.000.000 đồng, những hộ có chi phí cao thường có nhiều kiến thức về chăn nuôi, ngoài tiêm các loại vắc – xin phòng bệnh, nông hộ còn sử dụng những loại thuốc bổ, các loại thuốc vệ sinh chuồng trại…bên cạnh đó, khi có dịch bệnh, những hộ có quy mô nuôi lớn thường phải chi nhiều cho thuốc thú y hơn. Những hộ có quy mô nuôi nhỏ, khi có dịch bệnh, thường sử dụng những biện pháp chữa bệnh dân gian, nếu tình trạng vật nuôi quá nặng sẽ chấp nhận chịu lỗ để đỡ tốn kém thêm một khoản chi phí.

Chi phí khác

Gồm một số chi phí như tiền điện, nước, sửa chữa chuồng trại…Khoản chi phí này rất nhỏ, chỉ chiếm 0,2% tổng chi phí.

4.2.2. Phân tích hiệu quả chăn nuôi heo

Kết quả kiểm định cho thấy không có sự khác biệt về doanh thu xuất chuồng giữa 2 nhóm nông hộ muốn sử dụng biogas và không muốn sử dụng biogas. Các nông hộ cho biết, từ cuối năm 2013 đến đầu năm 2014, thị trường tiêu thụ heo đã chuyển biến tích cực hơn. Các thương lái lựa chọn heo để mua cũng dễ dàng hơn. Các nông hộ đã tránh được tình trạng nuôi heo cầm chừng, kéo dài thời gian đợi giá lên. Bảng 4.15 mô tả tổng chi phí, doanh thu và lợi nhuận lứa heo gần nhất.

Bảng 4.15: Tổng chi phí, thu nhập và thu nhập ròng lứa heo gần nhất của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100)

ĐVT: nghìn đồng Chỉ tiêu Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Tổng chi phí 20.533,5 191.600 200 29.198,536 Thu nhập 2,94 245.000 0 3,438 Thu nhập ròng -20.530,56 53400 -200 -29195,098 Thu nhập/ tổng chi phí 0,0001 1,278 0 0,0001 Thu nhập ròng/tổng chi phí -0,998 0,278 -1 -0,999

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Trung bình, mỗi lứa heo, nông hộ phải bỏ ra tổng chi phí là 20.533.500 đồng ( không bao gồm công lao động gia đình). Trong đó, chi phí cho thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất (84,1%). Doanh thu xuất chuồng trung bình là 2.940.000 đồng. Sau khi trừ tổng chi phí thì thu nhập ròng thu được là - 20.530.560 đồng. Thu nhập ròng trung bình thu được có giá trị âm là do lứa heo vừa rồi rơi vào khoảng thời gian dịch bệnh bùng phát, giá heo giảm mạnh nên đa số các nông hộ bị lỗ.

Các chỉ tiêu tài chính

Thu nhập trung bình /tổng chi phí trung bình của nông hộ chăn nuôi ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang là 0,0001 lần, có nghĩa là với 1.000.000 đồng chi phí bỏ ra trung bình sẽ lãi được 100 đồng thu nhập. Như vậy nông hộ đầu tư đồng vốn có hiệu quả rất thấp. So với kết quả của Nguyễn Thị Thu Trang, 2013, tỷ số thu nhập trung bình/ tổng chi phí trung bình là 0,97; điều này có nghĩa là với 1.000.000 đồng chi phí bỏ ra sẽ chỉ thu lại được 970.000 đồng doanh thu, nông hộ bị lỗ 30.000 đồng. Sự khác biệt này là do sự chênh lệch về tổng chi phí, tổng chi phí trung bình của nông hộ ở Vĩnh Long và Tiền Giang là 41.222, chi phí trung bình cao hơn do phần lớn nông hộ chăn nuôi ở Vĩnh Long và Tiền Giang sử dụng thức ăn công nghiệp là nguồn thức ăn chính

Thu nhập ròng trung bình/tổng chi phí trung bình

Tỷ số này có kết quả là -0,998 tức là cứ trung bình 1.000.000 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ bị lỗ mất 998.000 đồng. Kết quả của Nguyễn Thị Thu Trang cho thấy, tỷ số thu nhập ròng/ tổng chi phí là -0,03 tức là cứ một 1.000.000 đồng chi phí bỏ ra trung bình nông hộ chẳng những không có lợi nhuận mà còn mất đi 30.000 đồng. So sánh hai kết quả cho thấy, nông hộ chăn nuôi ở Vĩnh Long và Tiền Giang tuy không có lợi nhuận nhưng số tiền mất đi thấp hơn nhiều lần cho với số tiền nông hộ chăn nuôi ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Từ các kết quả trên cho thấy, đa số nông hộ chăn nuôi đều không có hiệu quả tài chính. Những hộ có lời cũng lời ở mức rất thấp (Bảng 4.16). Do tình hình chăn nuôi còn bấp bênh nên ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định chấp nhận kết hợp mô hình biogas cùng với hoạt động chăn nuôi. Một số nông hộ cho biết, nông hộ có mong muốn sử dụng mô hình biogas, nhưng do hoạt động chăn nuôi không ổn định nên chưa áp dụng được.

Bảng 4.16 Tỷ lệ số hộ lời, lỗ, mức lời , lỗ lứa gần nhất của nông hộ nuôi heo tại huyện Phụng hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100)

ĐVT: nghìn đồng Chỉ tiêu Tỷ lệ số hộ lỗ (%) 17% Mức lỗ (đồng/lứa) Trung bình -1,50 Cao nhất -100 Thấp nhất -145300 Tỷ lệ số hộ lời (%) 83% Mức lời (đồng/lứa) Trung bình 1,38 Cao nhất 84700 Thấp nhất 100

Nguồn: Số liệu điều tra,2014

CHƯƠNG 5

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIOGAS VÀO CHĂN NUÔI CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHỤNG

HIỆP TỈNH HẬU GIANG

Một phần của tài liệu đề tài tình hình sử dụng biogas (Trang 53 - 57)