Công tác quản lý, khai thác khoáng sản có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, đã được Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo từ rất sớm. Trong thời gian qua, công tác quản lý, khai thác khoáng sản đã được các cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm và nêu ra trao đổi trong các kỳ họp
Quốc hội. Việc ban hành Luật khoáng sản cùng với các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) có liên quan đã tạo hành lang pháp lý về công tác quản lý, khai thác khoáng sản.
Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân. Thậm chí trong các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trong hoạt động hàng ngày cũng phải soạn thảo và sử dụng công văn để thực hiện các hoạt động thông tin và giao dịch nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.
- Một số loại công văn thông dụng: + Công văn phúc đáp
+ Công văn đề nghị (gồm cả yêu cầu và chất vấn): + Công văn đôn đốc, chấn chỉnh, nhắc nhở:
+ Công văn mời họp, mời dự đại hội: + Công văn giải thích…
Công văn có ưu điểm là giải quyết được các vụ việc cụ thể một cách nhanh chóng. Hơn nữa, công văn còn đáp ứng được việc giải quyết vụ việc một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng, đáp ứng được yêu cầu của công việc quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, công văn lại chỉ được áp dụng cho các vụ việc cụ thể, thiếu tính thống nhất, đồng bộ. Một thực tế là đã có những trường hợp mặc dù vụ việc là tương tự nhau nhưng sự hướng dẫn của các cơ quan nhà nước là khác nhau. Đồng thời các văn bản hướng dẫn còn thể hiện các ý kiến chủ quan của các cơ quan hướng dẫn cũng như của người ký công văn hướng dẫn, do đó còn có thực trạng có thể dẫn đến là các công văn vô hiệu hóa một phần hoặc toàn bộ các chính sách đã được đưa ra.
Công văn còn có một yếu điểm là việc áp dụng chỉ giới hạn chứ không rộng khắp như một số các văn bản khác. Do đó, hiệu lực của công văn hướng dẫn là rất hạn chế.