Tình hình quản lý về tài nguyên khoáng sản

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở việt nam (Trang 46 - 47)

Từ trước đến nay, Việt Nam vẫn được đánh giá là Quốc gia có tiềm năng về khoáng sản với trên 5000 điểm mỏ của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau. Để đảm bảo đóng góp tích cực của ngành khoáng sản cho phát triển đất nước Bộ chính trị đã có nghị quyết số 13/1996 về ngành khoáng sản. Quốc hội khóa IX cũng đã thông qua Luật khoáng sản (LKS), có hiệu lực từ ngày 1/9/1996 (sửa đổi, bổ sung một số điều tại văn bản luật số 46/2005/QH11);

Sau gần 15 năm thực hiện LKS, ngành khai khoáng ở Việt Nam có nhiều sự biến động cả về quy mô, công nghệ khai thác, cũng như công tác tổ chức quản lý. Bên cạnh những đóng góp tích cực, ngành khai thác khoáng sản cũng đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, tiêu cực, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động khoáng sản trên phạm vi cả nước. Nhiều quy định của LKS và phương thức tổ chức thực hiện không còn phù hợp, một số vấn đề phát sinh trong hoạt động khoáng sản chưa được điều chỉnh theo chủ trương mới của Đảng và Nhà nước; chưa tương thích với một số Luật liên quan khác đã được điều chỉnh hoặc ban hành mới như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật Đất đai… và chưa phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Tài nguyên khoáng sản của Việt Nam đa dạng về chủng loại nhưng tiềm năng hạn chế. Các loại khoáng sản có giá trị, được thị trường thế giới ưa chuộng thì Việt Nam không có nhiều (như vàng, bạc…) hoặc đã khai thác gần như cạn kiệt (như dầu mỏ, than). Những loại khoáng sản chúng ta có nhiều (như bauxite, ilminite, đất hiếm…) một mặt chưa được đánh giá một cách đầy đủ, mặt khác các loại khoáng sản này trên thế giới cũng có nhiều, nhu cầu tiêu thụ lại không cao, còn có thể sử dụng hàng trăm năm tới. Khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo và có số lượng hạn chế, vì vậy việc đánh giá, nhận định đúng tiềm năng, trữ lượng là vấn đề hết sức quan trọng làm cơ sở định hướng chiến lược quản lý bảo vệ khai thác để sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế, an ninh quốc phòng của đất nước cả trước mắt và lâu dài

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở việt nam (Trang 46 - 47)