Trong thực hiện nhiệm vụ, hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường:

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở việt nam (Trang 60 - 75)

hình thành. Năng lực, trình độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiết kiệm tài nguyên còn hạn chế. Hoạt động nghiên cứu và triển khai về bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên chưa hiệu quả. Nghiên cứu, ứng dụng nguồn tài nguyên thay thế chưa được quan tâm đẩy mạnh. Công nghệ, thiết bị điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng, chế biến tài nguyên còn lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

Trong hoạt động hợp tác quốc tế, nhìn chung, chưa có sự chủ động, chưa tranh thủ được tối đa, chưa nắm bắt kịp thời các cơ hội huy động hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ về bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

2.3.3. Trong thực hiện nhiệm vụ, hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường: trường:

Công tác điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế của tài nguyên khoáng sản chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực sự đi trước một bước; tài nguyên chưa được khai thác hợp lý, hiệu quả, còn lãng phí, bị suy thoái, cạn kiệt do khai thác quá mức và thiếu bền vững.

Tiềm năng, giá trị của tài nguyên khoáng sản chưa được đánh giá, xác định đầy đủ về tiềm năng, số lượng, trữ lượng, chất lượng và giá trị. Điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng các loại tài nguyên khoáng sản chưa được quan tâm đúng mức. Do nguồn lực đầu tư hạn chế, công nghệ, trang thiết bị, máy móc lạc hậu, nguồn nhân lực còn nhiều bất cập nên công tác điều tra cơ bản chưa thực sự đi trước một bước như yêu cầu để phục vụ công tác bảo vệ, quản lý các nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước.

Quy hoạch tài nguyên nói chung và tài nguyên khoáng sản nói riêng còn chậm, thiếu, chưa đồng bộ, mức độ gắn kết giữa các quy hoạch chưa cao. Công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản chưa tốt. Việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở nhiều nơi còn kém hiệu quả, gây thất thoát tài nguyên và tác động tới môi trường xã hội.

Hiện nay chưa xác lập được danh mục khoáng sản chiến lược quan trọng để phục vụ phát triển các ngành công nghiệp. Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, nhất là khoáng sản biển chưa đi trước một bước nên hiểu biết về tiềm năng khoáng sản của đất nước còn hạn chế. Khoáng sản còn bị khai thác tràn lan, manh mún, nhỏ lẻ; công nghệ khai thác trái phép, xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô đã và đang làm giảm hiệu quả khai thác, sử dụng và làm thất thoát tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. Xung đột lợi ích trong khai thác khoáng sản chậm được khắc phụ. Tiềm năng, trữ lượng các loại khoáng sản của Việt Nam không lớn so với một số nước khác, tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động khoáng sản lại lớn hơn nhiều lần.

Hầu hết các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa có hoặc chưa chuẩn bị đầy đủ quy trình và kế hoặch cải tạo phục hồi môi trường. Do vậy việc cải tạo và phục hồi môi trường thực hiện không đáng kể, mới chỉ mang tính cải tạo lại mặt bằng, trồng cây lâm nghiệp nhưng tỷ lệ cây sống thấp và phát triển kém, chưa thực hiện đúng nghĩa vụ phục hồi môi trường.

Chương III. Hoàn thiện quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản 3.1. Mục đích, yêu cầu và tổng thể biện pháp quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản và di sản địa chất là những nguồn lực vô cùng quý báu cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế về quản lý tài nguyên khoáng sản và di sản địa chất. Xây dựng và triển khai các Chương trình khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và môi trường về địa chất và khoáng sản. Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực và khoa học và công nghệ từ bên ngoài. Phối hợp các bộ ngành quản lý tổng hợp đảm bảo các nguyên tắc phát triển bền vững.

3.1. 1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình

thành ý thức chủ động tự giác sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Phát huy vai trò, làm rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền về xây dựng năng lực chủ động ứng phó với các vấn đề tài nguyên môi trường ở cấp đảng bộ, địa phương, ngành mình.

Khắc phục tình trạng tổ chức thực hiện thiếu quyết liệt, mang tính hình thức, tư duy quá coi trọng tăng trưởng kinh tế, bá qua hoặc buông lỏng quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu và sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Đưa sử dụng bền vững tài nguyên vào nội dung sinh hoạt của các cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể xã hội; chương trình giáo dục học sinh, sinh viên trong nhà trường, lên chương trình hàng ngày của các phương tiện truyền thong đại chúng; đưa yêu cầu sử dụng bên vững tài nguyên vào hương ước của các bản làng, khế ước của các dòng họ, nội quy của cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, xã hội.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo về bảo vệ tài nguyên. Xây dựng lực lượng nòng cốt về truyền thông nâng cao nhận thức trong tất cả các cơ quan, ban ngành, đoàn thể chính trị xã hội. Hình thành, tăng cường năng lực và vận hành có kết quả mạng lưới tuyên truyền viên Trung ương và địa phương về sử dụng bền vững tài nguyên.

Phát huy mạnh vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên trong việc tuyên truyền vận động và giám sát thực hiện; của các cơ quan thông tấn báo chí, kết hợp hợp lý truyền thông trực tiếp và truyền thông đại chúng theo hướng sáng tạo về cách tiếp cận đối tượng, hướng triển khai, nội dung thể hiện và cùng tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là phụ nữ, thanh niên trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về ứng phó với bảo vệ tài nguyên.

Tuyên truyền phổ biến nhân rộng các mô hình điển hình định kỳ tổ chức đánh giá, tổng kết biểu dương khen thưởng thưởng các tổ chức các nhân có thành tích; nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí cụ thể và định kỳ thực hiện phân

hạng các địa phương theo mức độ chủ động ứng phó với bảo vệ tài nguyên công bố công khai.

3.1.2. Đổi mới, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để chủ độngvới bảo vệ tài nguyên. với bảo vệ tài nguyên.

Rà soát tổng thể, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ứng phó với bảo vệ titan nguyên theo hướng đồng bộ với chủ trương tái cấu trúc nên kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hoàn thiện thể chế phát triển nguồn nhân lực, có tính đến lợi ích tổng thể và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan, giữa các thế hệ.

Nghiên cứu từng bước xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật, tạo môi trường pháp lý để thúc đẩy tăng trưởng các ngành năng lượng tái tạo.

Rà soát, sửa đổi nội dung, hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan như đầu tư xây dựng, giao thông, y tế, kinh tế, tài chính, thuế, hình sự, hành chính, dân sự khiếu nại, tố cáo … theo hướng hình thành hành lang pháp lý cho việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh bảo vệ tài nguyên khắc phục tình trạng chồng chéo xung đột pháp luật.

Sớm thiết lập thể chế giải quyết tranh chấp xung đột trong việc bảo vệ tài nguyên, kể cả tranh chấp liên vùng, liên tỉnh, giữa Việt Nam với các quốc gia khác.

Đẩy mạnh việc áp dụng các công cụ kinh tế dựa trên cơ chế thị trường để điều tiết vĩ mô, thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội theo hướng thúc đẩy khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường một cách tiết kiệm hiệu quả và bền vững.

Hoàn thiện, bổ sung pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan nhằm hình thành môi trường chính sách, pháp luật thuận lợi để thúc đảy quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường dựa trên tiếp cận hệ sinh thái, trước hết là ở những địa bàn có nhiều nhóm tài nguyên, nhiều hoạt động, lợi ích đan xen.

Hoàn thiện thể chế đánh giá trữ lượng, định giá tài nguyên phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, chú ý minh bạch trong định giá tài nguyên.

Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường; Tăng cường, kết hợp các cơ chế hành chính, hình sự, kinh tế và các cơ chế khác đảm

bảo các chính sách pháp luật của nhà nước được thực hiện nghiêm minh và hiệu quả.

Nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật, quy trình, quy chuẩn, hướng dẫn về định giá, lượng hóa giá trị, hạch toán, lập tài khoản về các nguồn tài nguyên, các giá trị của môi trường và thực hiện các phương án lựa chọn trong khai thác, sử dụng tài nguyên phù hợp với thông lệ quốc tế để thúc đẩy hội nhập quốc tế.

Hoàn thành môi trường chính sách pháp luật thuận lới đẩy mạnh việc áp dụng các công cụ kinh tế dựa trên cơ chế thị trường nhằm điều tiết vĩ mô, thúc đẩy các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên theo hướng hiệu quả bền vững.

Xây dựng hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên theo hướng quy định râ nội dung, cơ chế, công cụ biện pháp, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo hướng gắn kết với công tác bảo vệ môi trường.

Xây dựng bộ tiêu chí, cơ chế, quy trình đánh giá hợp lý, tính hiệu quả, tính bền vững trong khai thác và sử dụng tài nguyên. Nghiên cứu xây dựng Luật về tiết kiệm, sử dụng bền vững và hiệu quả nguồn tài nguyên.

Xây dựng định hướng sử dụng tài nguyên đất; hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo vệ tài nguyên đất theo hướng quy định ra nội dung, cơ chế, biện pháp về bảo vệ diện tích đất trồng lúa; phòng chống thoái hóa, bạc màu và hoang mạc hóa đất; thúc đẩy khai hoang, phục hóa, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt hoang hóa vào sử dụng; thúc đẩy sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả; từng bước khắc tình trạng manh mún, nhỏ lẻ trong sử dụng đất theo hướng thúc đẩy dồn điền, đổi thửa trong canh tác nông nghiệp, kết hợp thửa đất trong chỉnh trang đô thị, khai thác không gian trên mặt đất trong phát triển đô thị và dưới mặt đất trong phát triển hạ tầng.

Xây dựng bổ xung cơ chế, chính sách về khoáng sản chiến lược quan trọng và dự trữ khoáng sản chiến lược quan trọng; gắn kết mục tiêu, chiến lược quy hoạch bảo vệ, khai thác khoáng sản với mục tiêu, chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; cơ chế chính sách bảo vệ các khu vực đã được xác định dự trữ khoáng sản quốc gia; bổ xung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật theo

hướng chặt chẽ, làm rõ trách nhiệm, để khắc phục tình trạng cấp phép tràn lan, manh mún, nhỏ lẻ trong khai thác khoáng sản; ngăn chặn có hiệu quả, chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, tình trạng chảy máu khoáng sản; có chế tài đủ mạnh để đảm bảo pháp luật về khoáng sản được thực thi có hiệu quả.

Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về khoáng sản đồng bộ với các pháp luật có liên quan; hoàn thiện cơ chế chính sách bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; quy định cụ thể điều tiết khoản thu từ hoạt động khoáng sản cho người dân và địa phương nơi có khoáng sản được khai thác; xây sựng cơ chế chính sách sử dụng một phần khoản thu từ khoáng sản để tái đầu tư cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; rà soát, hoàn thiện cơ chế phân cấp trong quản lý nhà nước về khoán sản cho phù hợp với năng lực thực hiện nhiệm vụ phân cấp trong quản lý nhà nước về khoáng sản cho phù hợp với năng lực thực hiện nhiệm vụ phân cấp của các địa phương để khắc phục tồn tại, hạn chế trong cấp phép hoạt động khai khoáng; ra soát, điều chỉnh hoặc xây dựng mới quy hoạch khoáng sản của cả nước cũng như của địa phương theo quy định của luật khoáng sản 2010; thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trường chiến lược đối với các quy hoạch khoáng sản trước khi phê duyệt.

Rà soát, bổ xung, hoàn thiện Chiến lược tài nguyên nước quốc gia; xây dựng đồng bộ các quy hoạch về tài nguyên nước; hoàn thiện chính sách, pháp luật theo hướng thúc đẩy công tác quản lý tài nguyên nước đồng bộ, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện quy hoạch thủy lợi các cấp; thúc đẩy quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông; bổ sung, hoàn thiện, làm rõ hơn mối quan hệ giữa các ngành điều tiết liên hồ chứa; quy định về các hoạt động về các hoạt động ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy, thủy văn, bảo vệ và phát triển rừng, kiểm soát ô nhiễm môi trường … quy định về giải quyết tranh chấp tài nguyên nước, đặc biệt là lưu vực sông, khu vực có xung đột về nhu cầu sử dụng giữa các ngành, lĩnh vực, giữa các địa phương, giữa Việt Nam và các quốc gia khác có chung nguồn nước; nghiên cứu áp dụng hạn ngạch khai thác nước đối với một số lưu vực hồ chứa.

Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật tài nguyên nước đồng bộ, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo khai thác, sử dụng tổng hợp tiết kiệm, hiệu quả và bên vững tài nguyên nước có tính đến tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động khai thác sử dụng tổng hợp tiết kiệm, hiệu quả và bên vững tài nguyên nước có tính đến tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ tài nguyên nước; nguyên cứu, sử dụng các biện pháp công cụ kinh tế tài chính trong quản lý, khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên nước; xác lập các cơ chế, chính sách ưu đãi cho các hoạt động đầu tư cung cấp các dịch vụ nước và cơ chế, chính sách, đảm bảo phân công lao động xã hội hài hòa giữa trách nhiệm với lợi ích, giữa thượng lưu và hạ lưu và giữa khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên nước; xác định quyền sử dụng nguồn nước như một quyền tài sản; coi nước là hàng hóa, là yếu tố đầu vào cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hình thành thị trường trao đổi, chuyển nhượng quyền khai thác, sử dụng nguồn nước.

Xây dựng Luật Tài nguyên và môi trường biển. Hoàn thành quy hoạch sử dụng tài nguyên và môi trường biển; hoàn thiện cơ chế và tăng cường quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên, môi trường biển.

3.1.3. Kiện toàn và tăng cường cơ quan tham mưu cho Đảng, Quốc hội,bộ máy quản lý nhà nước, xây dựng và pháp triển nguồn nhân lực về quản lý bộ máy quản lý nhà nước, xây dựng và pháp triển nguồn nhân lực về quản lý tài nguyên.

Rà soát kiện toàn cơ quan tham mưu cho Đảng, Quốc hội, bộ máy quản lý nhà nước theo hướng hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về quản lý tài nguyên. Khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ phân công, phân cấp không phù hợp và thiếu phối hợp liên ngành. Liên vùng làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Phát huy vai trò, làm rõ trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan giúp chính phủ thống nhất

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở việt nam (Trang 60 - 75)