bộ máy quản lý Nhà nước và huy động nguồn lực để bảo vệ tài nguyên
khoáng sản:
Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên khoáng sản còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chồng chéo, còn thiếu nhiều quy định về các vấn đề tài nguyên khoáng sản mới phát sinh, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật chưa thường xuyên, chưa tốt.
Chưa thể chế hóa chủ trương coi tài nguyên là nguồn vốn, tài sản Quốc gia, là nguồn lực, là môi trường sống để phát triển bền vững; việc sử dụng tài nguyên khoáng sản phải dựa trên định giá, lượng giá, hạch toán đầy đủ. Còn thiếu cơ chế, chính sách, pháp luật đủ mạnh để khuyến khích phát triển, sử dụng các nguồn tài nguyên thay thế, bổ sung; thúc đẩy, khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên khoáng sản. Chưa có chính sách, cơ chế để thu hút các nguồn tài chính ngoài ngân sách cho công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
Chưa có cơ chế hữu hiệu bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; Chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản; chưa quy định cụ thể về giám sát hoạt động khoáng sản. Đầu tư cho điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.
Công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật chưa thường xuyên, chưa thực chất và chưa phát huy tác dụng như mong muốn. Trong nhiều trường hợp xử lý vi phạm pháp luật chưa nghiêm nên vẫn còn tình
trạng coi thường,”nhờn”pháp luật hoặc chấp nhận chịu phạt vì chế tài chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe.
Nội dung, phương thức, mô hình tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ tài nguyên khoáng sản còn những điểm chưa phù hợp, chưa khoa học; chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước thấp.
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ phận chuyên môn quản lý Nhà nước về bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa thật rõ, chưa thống nhất, còn mâu thuẫn, chồng chéo với quản lý Nhà nước về bảo vệ các nguồn tài nguyên khác và về bảo vệ môi trường. Quản lý Nhà nước đối với hoạt động điều tra cơ bản về tài nguyên còn bất cập, chậm đổi mới, chưa phù hợp với thể chế kinh tế thị trường; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên chưa được đầu tư đúng mức. Còn thiếu các chuyên gia, cán bộ quản lý làm công tác phân tích, dự báo về biến động tài nguyên khoáng sản, phân tích kinh tế trong khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản.
Đầu tư từ ngân sách Nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu và chưa được sử dụng hiệu quả, có chế huy động nguồn lực để bảo vệ tài nguyên khoáng sản còn bất cập.
Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách phù hợp, thuận lợi để khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư cho việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên cơ sở mang lại lợi ích cho nhà đầu tư và xã hội. Còn nhiều bất cập về cơ chế tài chính, thủ tục hành chính trong tiếp nhận và quản lý nguồn vốn bảo vệ tài nguyên khoáng sản nên chưa tạo ra một môi trường pháp lý hấp dẫn các nhà tài trợ quốc tế, khối doanh nghiệp và tư nhân đầu tư.
Khoa học công nghệ chưa thực sự là động lực tạo nên đột phá; chưa tận dụng được nhiều cơ hội, huy động tối đa các nguồn lực trong hợp tác quốc tế cho bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
Các kết quả nghiên cứu khoa học chưa cung cấp đầy đủ luận cứ cho việc hoặch định chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Hoạt động
nghiên cứu và triển khai về bảo vệ tài nguyên khoáng sản còn hạn chế, chưa