Thuế tài nguyên
Theo số liệu của Bộ Tài chính, thuế tài nguyên năm 2002 số thu thuế tài nguyên đạt trên 600 tỷ đồng thì đến năm 2009 đạt 19.084 tỷ đổng và 2010 là 25.342 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn thu ngân sách từ thuế tài nguyên chủ yếu từ dầu khí (chiếm khoảng 84%).
Qua nghiên cứu cho thấy, một số quy định của Luật Thuế tài nguyên năm 2009 không những chưa đạt được mục tiêu đề ra, mà phẩn nào lại làm tổn thất thêm tài nguyên khoáng sản, chưa phù hợp với đặc thù của tài nguyên khoáng sản. Cụ thể như sau:
- Về sản lượng tính thuế
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế tài nguyên:”Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế”.
Như vậy, quy định này phần nào khuyến khích các doanh nghiệp khai thác phần khoáng sản có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có chất lượng tốt và bá lại phần khoáng sản kém thuận lợi, ít hiệu quả kinh tế.
Cũng theo quy định này thì doanh nghiệp nào có ý thức tiết kiệm, tận thu tối đa tài nguyên khoáng sản trong lòng đất thì sản xuất sẽ kém hiệu quả.
- Về giá tính thuế tài nguyên
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thuế tài nguyên năm 2009:”Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng”.
Cách tính thuế theo quy định trên bắt buộc các doanh nghiệp phải khai thác các khu vực có điều kiện thuận lợi (ít đất phủ, ít nước ngầm, ít hoặc không phải chống, chèn…), có chất lượng quặng tốt, ít tốn kém trong chế biến nhằm giảm chi phí sản xuất (quặng có tính khả tuyển cao). Hậu quả của”hành động”này là làm tổn thất tài nguyên ngày càng cao.
Như vậy, quy định này vừa không đạt được mục tiêu”khuyến khích tận thu tối đa tài nguyên khoáng sản”vừa tạo ra sự không công bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp khai thác khoáng sản cho dù phần nào đã được điều tiết bởi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mặt khác, quy định hiện hành về giả tính thuế tài nguyên không khuyến khích doanh nghiệp”bán”khoáng sản với giá cao hơn quy định của UBND cấp tỉnh.
- Mức thuế suất thuế tài nguyên
Mức thuế suất thuế tài nguyên hiện hành được quy định tại Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH12 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Biểu mức thuê suất thuế tài nguyên.
Các mức thuế suất thuế tài nguyên được ban hành tại Nghị quyết nêu trên không những không khuyến khích sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản mà còn buộc các doanh nghiệp phải tìm các biện pháp giảm chi phí sản xuất, một trong các giải pháp tối ưu nhất là khai thác các vị trí có điều kiện khai thác thuận lợi, quặng chất lượng cao.
- Về kê khai giá bán và số lượng khai thác
Điều 8 Luật Thuế tài nguyên 2009 quy định:”Người nộp thuế tài nguyên thực hiện đăng ký, kê khai, tính và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”.
Quy định trên chưa đủ mạnh, đủ răn đe nhằm hạn chế sự thiếu trung thực của các doanh nghiệp, trong khi đó nghiệp vụ cơ quan quản lý thuế kiểm tra độ chính xác của khai báo là rất hạn chế.
Doanh nghiệp luôn lấy tiêu chí”lợi nhuận”làm mục tiêu phấn đấu. Vì vậy, việc thất thu thuế trong thực tế là rất hiện hữu.
Thuế giá trị gia tăng
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hàng hoá là khoáng sản xuất khẩu phải chịu thuế giá trị gia tăng rất cao do không được khấu trừ giá trị gia tăng đầu vào của sản phẩm. Mục đích của quy định này là, hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô, chưa qua chế biến.
Song, như thế nào là khoáng sản chưa qua chế biến thì chưa được quy định cụ thể, dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện trong xác định giá tính thuế.
Mặt khác, cách tính thuế này sẽ dẫn đến tình trạng thuế chồng thuế. Bản thân giả xuất khẩu khoáng sản đã phải chịu các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng của các khoản chi phí về nguyên, nhiên vật liệu.
Như vậy, chi phí đầu vào của sản phẩm khoáng sản xuất khẩu trên đơn vị sản phẩm cao hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại, nhưng được tiêu thụ trong nước do không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng theo quy định.
Và để giảm chi phí đấu vào, tăng lợi nhuận, không có cách nào khác là doanh nghiệp khai thác khoáng sản phải khai thác khối trữ lượng khoáng sản có điều kiện thuận lợi về giao thông, về bóc đất phủ, về điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn và đặc biệt là có chất lượng cao, tính khả tuyển tốt. Như vậy, tổn thất tài nguyên lại gia tăng.
Nhằm trốn nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên và thuế giá trị gia tăng và giảm thuế xuất khẩu, các doanh nghiệp khai thác sẽ thành lập thêm doanh nghiệp để tiêu thụ khoáng sản thô, nguyên khai. Giá bán khoáng sản này thấp nên thuế tài nguyên sẽ phải nộp ít.
Đối với khoáng sản xuất khẩu, doanh nghiệp”con”sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định. Như vậy, các quy định hiện hành về thuế vẫn không đạt được mục tiêu là tăng thu ngân sách và giảm thiểu tổn thất tài nguyên.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Các quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp chưa thể hiện được tính đặc thù của tài nguyên khoáng sản. Trong rất nhiều trường hợp, thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp HĐKS không phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực chuyên môn và năng lực tài chính mà cơ bản phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của mỏ khoáng sản.
Kết quả sản xuất kinh doanh thực tế của nhiều doanh nghiệp khoáng sản cho thấy, các chính sách tài chính, đặc biệt thuế thu nhập doanh nghiệp không tạo được môi trường cạnh tranh công bằng trong sản xuất kinh doanh.
Mặc dù, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số các loại khoáng sản như: Bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32 % đến 50% tùy theo vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng má.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp khai thác các khoáng sản phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32 % đến 50% không nhiều. Mặt khác, vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ chưa phải là các yếu tô quan trọng tạo nên hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
Đối với các khoáng sản còn lại, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đều là 25%. Quỵ định này cũng tương tự như quy định về thuế suất thuế tài nguyên chưa phù hợp với đặc thù của các loại tài nguyên khoáng sản, vố tình đã tạo nên mối trường cạnh tranh không công bằng giữa các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản khác loại cũng như cùng loại.
Thuế xuất khẩu
Quy định hiện hành về thuế xuất khẩu cơ bản hợp lý, đáp ứng yêu cầu khoáng sản cần được bảo vệ, quản lý, khai thác hợp lý, phục vụ nhu cầu trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, cũng như một số loại thuế khác, trong trường hợp khoáng sản khai thác chủ yếu để xuất khẩu thì quy định về thuế xuất khẩu cũng góp phần làm tổn thất tài nguyên khoáng sản.
Thuế bảo vệ môi trường
Đối với khoáng sản, thuế BVMT chỉ áp dụng đối với các loại than đá. Các loại khoáng sản khác không phải chịu thuế BVMT.
Các chính sách về phí và lệ phí
Liên quan đến hoạt động khoáng sản, pháp luật hiện hành về phí và lệ phí quy định các loại phí và lệ phí sau: Phí BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản; phí BVMT đối với nước thải theo quy định tại Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT và các văn bản sửa đổi bổ sung; lệ phí, cấp giấy phép HĐKS; lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản; phí khai thác, sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản.
Chương II. Thực trạng quản lý tài nguyên khoáng sản