Về tư duy, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân về bảo vệ tà

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở việt nam (Trang 56 - 58)

thể và người dân về bảo vệ tài nguyên khoáng sản:

Chưa có bước chuyển biến rõ nét trong nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể về bảo vệ tài nguyên khoáng sản, ý thức tự giác bảo vệ tài nguyên khoáng sản của người dân chưa cao.

Nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò, giá trị của tài nguyên khoáng sản như nguồn lực, thành phần môi trường để sinh tồn và phát triển bền vững; chưa nhìn nhận tài nguyên là

nguồn vốn, là tài sản quốc gia có hạn phải được khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả; cần phải được định giá, lượng giá và hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế quốc dân. Còn tồn tại tư duy khai thác nhanh, tối đa các nguồn tài nguyên cho phát triển kinh tế và tăng thu ngân sách mà thiếu sự xem xét lợi ích tổng thể và bình đẳng nhu cầu phát triển giữa các bên liên quan và giữa các thế hệ.

Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân về bảo vệ tài nguyên khoáng sản còn chưa đầy đủ, chưa chuyển thành ý thức và hành động cụ thể.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân về bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa đầy đủ, đúng mức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản đối với sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước; còn tồn tại khoảng cách lớn giữa nhận thức và hành động, giữa cam kết và thực hiện. Đặc biệt, trong chỉ đạo, điều hành, tư duy”ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ yêu cầu bảo vệ tài nguyên khoáng sản”còn khá phổ biến ở nhiều cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp.

Ý thức bảo vệ tài nguyên vẫn chưa thành thói quen, nếp sống của nhân dân. Thái độ, hành vi, lối sống, thói quen tiêu dùng còn yếu trong việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản nên vẫn còn tình trạng khai thác trái phép các nguồn tài nguyên và buôn lậu tài nguyên khoáng sản khá phổ biến.

Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản chưa được quan tâm đúng mức. Ở một số nơi chỉ quan tâm đáp ứng nhu cầu về tài nguyên cho phát triển kinh tế, tạo nguồn thu lớn nhất cho ngân sách mà không chú ý đến bảo vệ, giữ gìn một cách hợp lý cho các giai đoạn tiếp theo, cho các thế hệ tương lai. Việc giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân, trước mắt và lâu dài chưa được nhận thức đầy đủ và coi trọng.

Bất cập, tồn tại từ cộng đồng và các tổ chức xã hội vùng khai khoáng.

Nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về pháp luật còn thấp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền lợi người dân vùng có khai thác khoáng sản, dân chủ ở cơ sở… Vì vậy khi có vấn đề bức xúc người dân chỉ biết phản ánh lên chính quyền địa phương, trong khi họ có quyền được biết thông tin

về môi trường, quyền được yêu cầu giải trình đối thoại với các bên quản lý và gây ra tác động bất lợi, cũng như được hưởng quyền lợi vùng khai thác khoáng sản…

Cộng đồng và các tổ chức xã hội trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại vùng mỏ ít được tham gia giám sát hoặc chưa thực hiện đầy đủ vai trò giám sát việc thi hành pháp luật về khoáng sản.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở việt nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w