Sử dụng công nghệ trong ngành khai khoáng

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở việt nam (Trang 48 - 49)

Thực trạng sử dụng công nghệ khai thác chế biến trong ngành khai khoáng trong thời gian còn nhiều bất cập, hạn chế. Nhiều loại công nghệ được đưa vào sử dụng (đồng, ilmenite) là công nghệ lạc hậu, không phù hợp với loại khoáng sản khai thác, chưa quan tâm áp dụng công nghệ tiên tiến nên mức độ thu hồi thấp, không thu hồi được các khoáng sản đi kèm.

- Về khai thác và tuyển khoáng: Hầu hết ở các mỏ khai thác khoáng sản, công nghệ kỹ thuật chưa được quan tâm đúng mức, đa số áp dụng hệ thống khai thác lộ thiên, sử dụng các phương tiện cơ giới (ôtô - máy xúc). Đây là loại hình công nghệ kỹ thuật cổ điển, giá thành cao, không đồng bộ, các thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác và vận tải không đảm bảo. Phương thức khai thác lộ thiên giữ vai trò quan trọng trong 6 tổng sản lượng khoáng sản rắn khai thác được, cụ

thể khai thác lộ thiên chiếm 100% đối với khoáng sản vật liệu xây dựng, chiếm 97% đối với quặng, quặng phi kim loại và nguyên liệu hoá chất, khoảng 60 – 65% đối với than. Phương pháp khai thác thủ công và bán cơ giới đã tác động xấu đến môi trường sinh thái và gây lãng phí tài nguyên.

- Về chế biến sâu và luyện kim: Công nghiệp chế biến sâu và luyện kim khoáng sản chưa được phát triển. Gang, thép, thiếc, antimon, vàng, kẽm, chì đã được luyện nhưng chỉ có gang, thép và thiếc được luyện ở quy mô công nghiệp. Nhìn chung, công nghệ chế biến với thiết bị lạc hậu, năng suất và hệ số thu hồi thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao. Phần lớn sản phẩm chỉ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở mức trung bình. Việc đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến còn chạy theo phong trào, bệnh thành tích… dẫn đến việc phát triển không cân đối, tiêu tốn nhiều tiền bạc, năng lượng, hiệu quả không cao, sản phẩm dư thừa không tiêu thụ hết.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở việt nam (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w