Các phương pháp tính giá các đối tượng kế toán liên quan

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh xây dựng điện - tm tiến phát (Trang 34 - 122)

IV. Các tài liệu tham khảo

1.4Các phương pháp tính giá các đối tượng kế toán liên quan

LIÊN QUAN:

Để phản ánh trung thực tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của nhiều đối tượng khác, và yêu cầu quản lý của Nhà nước thì việc tính giá đúng các đối tượng kế toán theo các quy định là cần

∑Z sản phẩm sản xuất = ∑ CPSX đã tập hợp

Zthực tế của khối lượng = CP thực tế + CP thực tế - CP thực tế hoàn thành bàn giao dở dangđầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ

SVTH: LÊ NGỌC HƯỜNG Trang26

thiết trong công tác kế toán. Có một số phương pháp tính giá các đối tượng kế toán liên quan cần thiết như sau:

1.4.1 Phương pháp tính giá nhập kho và xuất kho nguyên vật liệu:

1.4.1.1 Nguyên vật liệu nhập kho:

 Nếu nguyên vật liệu là mua ngoài thì giá thực tế nhập là:

 Nếu nguyên vật liệu tự chế biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến

thì giá thực tế nhập là:

1.4.1.2 Nguyên vật liệu xuất kho:

Để tính giá xuất kho vật liệu, doanh nghiệp có thể sử dụng một trong bốn phương pháp sau:

- Phương pháp thực tế đích danh: nguyên vật liệu xuất ra thuộc lần nhập kho thì lấy giá nhập kho của lần nhập đó làm giá xuất kho.

- Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO): nguyên vật liệu xuất ra

được tính theo giá xác định theo thứ tự nhập vào, nhập vào trước xuất ra trước và lần lượt tiếp theo.

- Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO): vật liệu xuất ra trước tính

giá theo lần nhập sau cùng trước khi xuất và lần lượt tính ngược lên theo thời gian nhập.

- Phương pháp đơn giá bình quân: vào mỗi kỳ kế toán phải xác định đơn giá bình quân (ĐGBQ) của vật liệu tồn và nhập trong kỳ để làm giá xuất kho.

Giá mua ghi trên hoá đơn và các khoản thuế Giá thực tế nhập = được quy định tính vào giá vật liệu + Chi phí

thu mua - Khoản giảm giá hàng mua và chiết khấu thương mại

Giá thực tế NVL xuất chế biến hoặc thuê ngoài Giá thực tế nhập = gia công chế biến + Chi phí chế biến hoặc Chi phí

thuê ngoài gia công chế biến (kể cả chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và sau khi chế biến xong về đơn vị)

SVTH: LÊ NGỌC HƯỜNG Trang27

1.4.2 Phương pháp tính lương cho nhân công:

Để quản lý lao động về mặt số lượng, công ty sử dụng sổ sách lao động, chứng từ sử dụng để hạch toán lao động là bảng chấm công được lập riêng trên từng bộ phận, đội sản xuất, cuối tháng bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động để tính lương cho từng bộ phận, đội sản xuất.

Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán lập “ Bảng thanh toán tiền lương” cho từng đội SX và các phòng ban căn cứ vào bảng chấm công cho từng người theo lương sản phẩm hoặc lương theo thời gian, các khoản phụ cấp hoặc các khoản trích theo lương.

Có 2 hình thức trả lương như sau:

- Trả lương theo thời gian: để áp dụng hình thức này công ty phải theo dõi

ghi chép thời gian làm việc của từng người lao động và mức lương thời gian của họ. Tuỳ thuộc vào chính sách của từng công ty, mức lương cơ bản và các khoản phụ cấp sẽ khác nhau, nhưng công thức căn bản tính lương theo thời gian như sau:

+ Mức lương tháng = mức lương cơ bản + các khoản phụ cấp + Mức lương ngày = mức lương tháng /26

+ Mức lương giờ = mức lương ngày /8

Các khoản trích công ty phải đóng theo lương theo chế độ hiện hành của Bộ tài chính là 19% được tính như sau:

+ BHXH = lương thực tế phải trả × 15% + BHYT = lương thực tế phải trả × 2% + KPCĐ = lương thực tế phải trả × 2%

Và các khoản trích khấu trừ vào lương của công nhân viên như sau: + BHXH = lương thực tế phải trả × 5%

+ BHYT = lương thực tế phải trả × 1% + KPCĐ = lương thực tế phải trả × 0%

Trị giá VL tồn đầu kỳ + trị giá VL nhập trong kỳ ĐGBQ =

Số lượng VL tồn đầu kỳ + Số lượng VL nhập trong kỳ

Trị giá VL xuất Số lượng VL xuất trong kỳ trong kỳ × = BQGQ

SVTH: LÊ NGỌC HƯỜNG Trang28

- Trả lương theo sản phẩm: là hình thức tiền lương tính theo số lượng, chất lượng công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương theo sản phẩm.

1.4.3 Các phương pháp tính khấu hao:

1.4.3.1 Khấu hao theo đường thẳng:

Theo phương pháp này, số tiền khấu hao được chia đều và bằng nhau trong mỗi kỳ kinh doanh và nó được tính trên cơ sở giá trị và thời gian hữu ích của tài sản cố định.

Công thức:

1.4.3.2 Khấu hao theo số dư giảm dần:

Theo phương pháp này, số tiền khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích.

Công thức:

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo đường thẳng x Hệ số điều chỉnh 1

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo đường thẳng = x 100

Thời gian sử dung của TSCĐ

Hệ số điều chỉnh của Bộ tài chính như sau:

Thời gian sử dụng Hệ số điều chỉnh

Đến 4 năm 1,5 lần

Trên 4 - 6 năm 2,0 lần

Trên 6 năm 2,5 lần

Số lượng hoặc khối lượng Đơn giá Tiền lương SP = hoàn thành đủ tiêu chuẩn × tiền lương chất lượng sản phẩm

Mức khấu hao bình quân hàng năm Nguyên giá tài sản cố định của tài sả cố định Thời gian sử dụng

SVTH: LÊ NGỌC HƯỜNG Trang29

Những năm cuối khi mức khấu hao năm xác định theo số dư giảm dần nói trên nếu bằng hoặc thấp hơn mức trích khấu hao bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại thì kể từ năm đó mức tính khấu hao bằng giá trị còn lại của TSCĐ.

1.4.3.3 Khấu hao theo sản lượng sản phẩm:

1.5 CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN DÙNG CHO HẠCH TOÁN CP SX

VÀ TÍNH GÁ THÀNH SP XÂY LẮP:

Tuỳ theo hình thức sổ áp dụng ở từng doanh nghiệp mà việc hạch toán CP SX và tính giá thành SP xây lắp có thể thực hiện theo các sổ sách khác nhau, theo chế độ kế toán hiện nay, có 4 hình thức kế toán khác nhau mà các doanh nghiệp đang áp dụng:

1.4.1 Hình thức sổ Nhật ký chung:

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của các nghiệp vụ kế toán đó. Sau đó lấy số liệu từ Nhật ký chung để ghi vào các sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ sách kế toan sau đây: - Sổ Nhật ký chung

- Sồ Cái

- Sổ nhật ký đặc biệt và các loại sổ kế toán chi tiết. 1.4.2 Hình thức Nhật ký - Sổ cái:

Theo hình thức Nhật ký - Sổ cái, đây là một quyển sổ duy nhất, vừa dùng làm sổ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, vừa dùng

Giá trị còn lại Mức hấu hao =

Số năm sử dụng

Số lượng (khối lượng) Mức KH bình quân thực tế sản xuất trong 1 đơn vị sản xuất Mức trích KH tháng = x

Nguyên giá TSCĐ

Sản lượng (khối lượng) theo công suất thiết kế Mức KH bình quân

SVTH: LÊ NGỌC HƯỜNG Trang30

làm sổ Cái để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ đó theo tài khoản kế toán. Căn cứ để ghi vào Nhật ký - Sổ cái là chứng từ gốc hoặc các bảng kê, bảng tổng hợp chứng từ gốc với kế toán CP SX và tính giá thành SP xây lắp.

1.4.3 Hình thức Chứng từ ghi sổ:

Chứng từ ghi sổ là hình thức kế toán tổng hợp giữa ghi sổ theo thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo nội dung kinh tế trên sổ cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế.

Chứng từ gốc được dán số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm. Số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và có chứng từ gốc kèm theo phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

1.4.4 Hình thức Nhật ký chứng từ:

Nhật ký chứng từ là hình thức tổ chức kế toán dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghệp vụ kinh tế phát sinh, theo bên có các tài khoản đối ứng, đồng thời việc ghi chép kết hợp chặt chẽ giữa ghi theo thời gian với hệ thống giữa hạch toán tổng hợp với chi tiết trên cơ sở các mẫu in sẵn. Thuận lợi cho việc lập Báo cáo tài chính và rút ra các chỉ tiêu quản lý kinh tế.

Để có cơ sở lý luận cho thực trạng áp dụng hình thức “Nhật ký chung” tại công ty TNHH Xây Dựng Điện - TM Tiến Phát, em xin trình bày về đặc điểm sổ sách hạch toán CP SX và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký chung như sau:

 Sổ chi tiết:

Ngoài các sổ chi tiết phục vụ cho các phàn hành khác, phần hành CPSX và tính giá thành sản phẩm mở các sổ kế toán chi tiết sau:

- Sổ chi tiết tài khoản 621 (CP NVLTT)

- Sổ chi tiết tài khoản 622 (CP NCTT)

- Sổ chi tiết tài khoản 623 (CP máy thi công)

- Sổ chi tiết tài khoản 627 (CP SXC)

- Sổ chi tiết tài khoản 154 (CP SXKD dở dang)

 Sổ tổng hợp:

Sổ tổng hợp bao gồm:

- Nhật ký chung

SVTH: LÊ NGỌC HƯỜNG Trang31

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG

Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi định kỳ: Ghi đối chiếu:

Chứng từ gốc về chi phí Nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh

Sổ Chi tiết các tài khoản 621, 622, 623,

627, 154

Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo kế toán Sổ quỹ

SVTH: LÊ NGỌC HƯỜNG Trang32 CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH XÂY

DỰNG ĐIỆN – TM TIẾN PHÁT.

2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH XÂY

DỰNG ĐIỆN – TM TIẾN PHÁT.

Công Ty TNHH Xây Dựng Điện – TM Tiến Phát được thành lập ban đầu từ số vốn góp của vài thành viên. Qua quá trình hoạt động gắn liền với việc không ngừng cũng cố về mọi mặt, mạnh dạn đầu tư từ nguồn vốn của các thành viên, hòa nhập vào nền kinh tế thị trường. Công ty đã chọn cho mình hướng đi riêng, có nền tảng kinh tế - chính trị phù hợp với quy luật phát triển chung của nền kinh tế nước nhà. Đến nay Công ty TNHH Xây Dựng Điện – TM Tiến Phát đã thực sự trở thành một Công ty vững mạnh, tự chủ hạch toán, kinh tế độc lập trong mọi hoạt động, có con dấu riêng.

Trong những năm qua, Công ty TNHH Xây Dựng Điện – TM Tiến Phát tự hào là đơn vị trúng thầu thi công nhiều dự án quy mô lớn và trọng điểm của nhà nước cũng như nước ngoài đầu tư trải dài khắp khu vực phía Nam, nổi bật nhất là các thành tựu như sau:

- Tư vấn thiết kế :

+ Hệ thống cung cấp điện lô B Chung cư Ngô Gia Tự + XDM hệ thống Chung cư V- Star

+TBT(4x1250+1000) KVA và lưới hạ thế Chung cư Newsaigon. + XDM TBA 2x1000KVA và lưới HT Chung cư Tam Phú. ….

- Tư Vấn Giám sát :

+ Lưới trung hạ thế và TBT khu dân cư Rạch Miễu. + XDM hệ thống điện khu tái định cư Vàm Cỏ Đông.

+ Lưới trung hạ thế và TBT 2x2000KVA Chung cư Phú Mỹ- Quận 7 ….

- Cung cấp thiết bị và thi công lắp đặt:

+ Cáp ngầm 22KV cấp nguồn cho TBA 3x1600KVA Cao ốc Centrepoint.

+ TBT 630KVA Công ty TNHH Goltens Vietnam`s

+ Trạm biến áp 3pha 400KVA 15(22)/0,4KV Cao Ốc Văn Phòng Anam BroThe Nice.

SVTH: LÊ NGỌC HƯỜNG Trang33

+ Cáp ngầm 22KV cấp nguồn cho TBA 3x1600KVA Cao ốc Centrepoint.

Chất lượng công trình, tiến độ thi công và an toàn cho công trình luôn đòi hỏi ngày càng cao. Vì thế để giữ vững niềm tin của khách hàng Công ty TNHH Xây Dựng Điện – TM Tiến Phát không ngừng phát triển khoa học công nghệ, trang bị mới máy móc thiết bị để theo kịp tiến độ cũng như nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân. Nhờ vào kinh nghiệm và sự tìm tòi sáng tạo, Công ty đã biết tạo ra những biện pháp khả thi và giải pháp tốt nhất tùy theo từng đặc điểm dự án nhằm thực hiện dự án đúng tiến độ, tiết kiệm vốn, đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình.

2.2 QUY MÔ DOANH NGHIỆP

2.2.1 Khái quát về công ty TNHH XD Điện – TM Tiến Phát.

Tên đăng ký : Công Ty TNHH Xây Dựng Điện – TM Tiến Phát. Tên viết tắt : Tien Phat Electricity Construction Co.,Ltd

Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH Xây Dựng Điện Thương Mại Tiến Phát.

Địa chỉ trụ sở : Số 24, Đường số 13, Phường 16, Quận Gò Vấp, Tp.HCM. Văn phòng đại điện : 23/24 Đường D2, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM.

Thuộc loại hình : Trách nhiệm hữu hạn

Điện thoại : 08.3844.3330 Fax: 08.3899.2383

Giấy phép kinh doanh số: 4102059992 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM Cấp ngày 02/04/2009

Đại diện pháp nhân : Mai Thanh Trường Chức vụ : Giám Đốc Ngành nghề kinh doanh:

- Tư vấn thiết kế hệ thống điện công trình dân dụng và công nghiệp.

- Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp:

lắp đặt phần điện và thiết bị điện công trình.

- Tư vấn xây dựng, tư vấn đấu thầu, thẩm tra các công trình điện đến cấp

điện áp 35KV.

- Thi công hệ thống điện đến 35KV, công trình dân dụng, công nghiệp, cầu đường, hệ thống cấp thoát nước.

- Sửa chữa nhà ở, trang trí nội thất, ngoại thất, san lấp mặt bằng.

SVTH: LÊ NGỌC HƯỜNG Trang34

2.2.2 Cơ sở vật chất và lực lượng lao động.

Với lực lượng lao động và cơ sở vật chất dồi dào đã đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh hơn:

2.2.2.1Cơ sở vật chất. STT Tên thiết bị ĐVT Số Lượng Công suất Năm SX I. Phục vụ công tác tư vấn 1 Máy tính để bàn Máy 06 2007

2 Máy tính xách tay Máy 05 2007

3 Máy chiếu Máy 01 2007

4 Máy photocopy Máy 01 A3-A4 2008

5 Máy Photocopy Máy 01 A0 2005

6 Máy in A4 Máy 02 A4 2008

7 Máy in A3 Máy 01 A3 2007

8 Máy in A0 Máy 01 A0 2005

9 Máy Scan Máy 01 A4 2008

10 Máy kinh vĩ Máy 01 2005

11 Máy ảnh KTS Máy 01 8MP 2008

12 Máy quay phim KTS Máy 01 10GB 2008

13 Amper kềm Cái 01 3000A 2007

14 Mega Ohm Cái 01 2000V 2007

15 Thước các loại Cái 05 50-100m 2008

II. Phục vụ thi công

1 Xe cẩu thùng Xe 01 2.5T 2000

2 Tời kéo dây Bộ 02 7.5T 2007

3 Giá ra dây Bộ 02 2007

4 Kích căng dây Bộ 06 1.5T 2007

5 Bộ tiếp địa trung thế Bộ 06 2008

6 Bộ tiếp địa hạ thế Bộ 06 2008

7 Máy ép thủy lực Máy 01 2000P 2006

8 Kềm ép thủy lực Máy 02 2006

9 Sào Hotline Cây 03 2007

10 Amper kềm Cái 02 4000A 2007

11 Mega Ohm Cái 01 2000V 2007

12 Dụng cụ thi công cá nhân Bộ 20 2008

2.2.2.2 Lực lượng lao động.

Với lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề chuyên môn cao đã đưa Doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. Lực lượng lao động tại Công ty TNHH Xây

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh xây dựng điện - tm tiến phát (Trang 34 - 122)