cho điểm, mỗi một thang điểm được mô tả bằng biểu đồ. Dựa trên các tiêu chí và các thang điểm để thiết lập biểu đồ nhân sự. Có thể sử dụng các biểu đồ khác nhau và màu sắc khác nhau để biểu hiện tình hình hoạt động của cán bộ, công chức trong một thời kỳ nhất định.
8. Cơ sở pháp lý của công tác đánh giá cán bộ, công chức
- Pháp lệnh Cán bộ, công chức 1998 (được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2003);
- Nghị định 117/2003/NĐ-CP về công tác tuyển dụng, quản lý cán bộ, công chức trong cơ quan hành nhà nước;
- Thông tư 74/2005/TT-BNV ngày 26/7/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định 115/2003/NĐ-CP, Nghị định số 116/2003/NĐ-CP,
Nghị định số 117/2003/NĐ-CP về chế độ công chức dự bị, tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước;
- Quyết định số 11/1998/QĐ-CCB-CCV ngày 5/12/1998 về việc ban hành quy chế đánh giá cán bộ, công chức hàng năm;
- Quyết định số 50/1999/QĐ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành ngày 5/3/1999 về Công tác đánh giá cán bộ, công chức.
Tiểu kết chương I
Trong chương này chúng tôi cố gắng làm rõ những vấn đề lý luận chung về đánh giá công chức. Trước hết, khoá luận làm rõ khái niệm công chức ở nước ta hiện nay và chỉ ra những dấu hiệu cơ bản của công chức, bao gồm:
- Là công dân Việt Nam; - Trong biên chế nhà nước;
- Hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
- Tham gia vào nền công vụ thông qua các hình thức: tuyển dụng, bổ nhiệm, giao giữ…
- Được phân loại theo trình độ đào tạo ngành chuyên môn; - Được xếp vào một ngạch, bậc công chức.
Tiếp theo, khoá luận giải đáp về đánh giá và những vấn đề liên quan đến công tác đánh giá công chức. Đánh giá công chức được hiểu là công tác so sánh giữa thực tế hoạt động cán bộ, công chức và những cái được đưa ra làm chuẩn gọi là tiêu chí; nhằm làm rõ khả năng, mức độ cán bộ, công chức đến đâu, từ đó để có những biện pháp khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển cán bộ, công chức.
Phần này làm rõ nội dung đánh giá cán bộ, công chức; đưa ra hệ thống các biện pháp đánh giá thường được sử dụng; đưa ra hệ thống các quan điểm, nguyên tắc về công tác đánh giá cán bộ, công chức; chương này cũng bao gồm cả ý nghĩa của công tác đánh giá và cơ sở pháp lý của công tác đánh giá cán bộ, công chức.
Đây là phần lý luận, phần cơ sở làm nền tảng cho những tìm hiểu thực tế trong chương tiếp theo của khoá luận.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN TỪ LIÊM TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN TỪ LIÊM
Đánh giá là một khâu có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý công chức. Đánh giá giúp phát hiện ra những công chức có năng lực cao để giao giữ những chức vụ quan trọng và xứng đáng, để khen thưởng; đồng thời phát hiện ra những người còn yếu kém để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên, hiện nay công tác đánh giá đang là khâu yếu nhất, là vấn đề bức xúc tại các cơ quan nhà nước. Đặc biệt, với UBND huyện Từ Liêm – một huyện ngoại thành Hà Nội đang đẩy nhanh quá trình đô thị hoá thì công tác này càng có ý nghĩa hơn, nhưng cũng đang gặp rất nhiều vấn đề yếu, kém chung của các cơ quan hành chính.