Định hướng hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thị xã sông công - tỉnh thái nguyên giai đoạn 1985 - 2010 (Trang 89 - 94)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Định hướng hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị

-Định hướng phát triển hệ thống giao thông đô thị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đường sắt : Nâng cấp tuyến hiện có theo dự án tổng thể nâng cấp đường đường sắt Thái Nguyên, đảm bảo hành lang và quản lý giao cắt với đường sắt. Nâng cấp đồng bộ ga Lương Sơn. Giao thông trung chuyển : Hoàn chỉnh tuyến đường bộ liên kết giữa ga Lương Sơn với trung tâm đô thị.

- Đường bộ : Cải tạo đoạn tuyến QL 3 qua TX và các công trình đầu mối đối ngoại phía Bắc và Nam của tuyến đường này. Toàn bộ tuyến qua thị xã dài 9 km , trong đó đoạn qua phường Phố Cò, Cải Đan lộ giới 30,0 m; đoạn qua xã Tân Quang lộ giới 52,0 m. Cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 262 qua thị xã với lộ giới toàn tuyến 29m. Trong đó khu vực qua nội thị có mặt cắt 42m. Bến xe khách đối ngoại: xây dựng mới bến xe phía Đông thị xã khu vực phía Bắc đường Thắng Lợi kéo dài và ven QL3 với quy mô bến khoảng 3,0 ha.

- Tuyến đường thủy qua thị xã Sông Công có điểm đầu là khu vực giáp Đại Từ và điểm cuối là ngã 3 Sông Cầu - Sông Công chiều dài toàn tuyến 60 km, đạt tuyến đường sông cấp IV.

* Giao thông đô thị

Xây dựng trục đối ngoại của đô thị nối kết với tuyến đường QL3. Bố trí lại hệ thống bến bãi và đầu mối đối ngoại. Rà soát lại các thông số kỹ thuật và hình học của mạng lưới đường, đặc biệt là mặt cắt ngang đường. Tổ chức lại hệ thống giao thông khu vực cửa ô. Thiết kế bổ sung trong khu vực mở rộng, xây dựng mới về phía Nam, phía Đông của thị xã. Hoàn thiện hệ thống công trình phục vụ giao thông, đặc biệt hệ thống điểm đỗ xe, công trình chuyển tiếp giữa loại hình giao thông trong tương lai. Đề xuất cơ cấu phương tiện và vận tải trong giao thông đô thị. Đối với mạng lưới đường cơ bản giữ nguyên cấu trúc mạng lưới đường trong đồ án quy hoạch đã lập. Thiết kế bổ sung mới chủ yếu trong khu vực phía Nam, phía Bắc và phía Đông. Chỉnh sửa khu vực cửa ngõ phía Nam, phía Đông và Đông Bắc. Hệ thống các tuyến đường hiện trạng chính như CMT8 (25,5 m), Thắng Lợi (35 m), CMT10 (42 m), Thống Nhất (29 m) giữ nguyên quy mô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

như đã hoạch định trong các dự án quy hoạch chi tiết. Đường trục chính đối ngoại mới nối trung tâm hành chính đô thị với đường QL3, phục vụ chính hoạt động giao thông đối ngoại của đô thị, chiều dài tuyến trong phạm vi đô thị là 2,96 km với quy mô 42 m. Đường chính đô thị: Tổng chiều dài các tuyến 16,78 km, khoảng cách lưới đường 1,1 - 1,2 km. Đường liên khu vực: Tổng chiều dài các tuyến 13,6 km, khoảng cách lưới đường 0,6 - 0,8 km. Quy mô mặt cắt ngang đường 27 m. Đường khu vực: Tổng chiều dài các tuyến 13,6km, khoảng cách lưới đường 0,3-0,4 km. Quy mô mặt cắt ngang đường 20 m.

Bố trí hệ thống điểm đỗ xe tổng hợp chính trong đô thị đảm bảo chỉ tiêu đất dành cho giao thông tĩnh trên toàn đô thị 2,5 - 3,5% đất xây dựng đô thị. Các bãi đỗ xe kết hợp với hệ thống cây xanh công viên hoặc cây xanh cách ly để tận dụng hiệu quả quỹ đất đô thị.

Phát triển hợp lý kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, quan tâm phát triển vận tải công cộng. Đảm bảo quỹ dành cho giao thông đô thị đạt 15 - 25%.

Quan tâm phát triển kết cấu hạ tầng của hệ thống giao thông tĩnh (bến xe, bãi, trạm đỗ xe, ga-ra... nhất là xây dựng các khu, bãi để xe, trông giữ xe công cộng) đáp ứng nhu cầu đang gia tăng nhanh về giao thông và những thay đổi lớn trong cơ cấu giao thông của thị xã trong bối cảnh đô thị hoá nhanh chóng.

Tại khu đô thị cũ, chủ yếu vẫn giữ nguyên hướng tuyến và mặt cắt ngang đường hiện có, tiến hành nâng cấp mặt đường. Xây dựng các công trình ngầm và vỉa hè. Mở rộng một số đoạn đường có mặt cắt ngang bị thu hẹp. Bổ sung một số tuyến đường tại khu vực đã xây dựng nhưng có mật độ đường thấp.

Khu đô thị phát triển mở rộng, xây dựng mạng luới đường phát triển theo hướng hướng tâm, nối trung tâm đô thị mới với đường vành đai và các tuyến giao thông đối ngoại của thị xã như QL 3, TL 262... Tổ chức các đường vành đai trong để đảm bảo mối liên hệ thuận lợi với các tuyến đường chính. Xây dựng mạng đường trong các khu vực đô thị mới được tổ chứa theo dạng bàn cờ với cự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ly 300 - 400 m.

- Định hướng cấp điện

Nguồn điện hiện tại tỉnh Thái Nguyên nói chung, thị xã Sông Công nói riêng nhận điện từ điện lưới quốc gia qua đường dây 220Kv Hoà Bình – Sóc Sơn – Thái Nguyên. Ngoài ra còn được hỗ trợ bằng các đường dây 110Kv từ trạm 220Kv Sóc Sơn và từ nhà máy thủy điện Thác Bà. Thị xã Sông Công được cấp điện từ Trạm 110Kv Gò Đầm 110/35/22/6KV. Để đáp ứng nhu cầu phụ tải của thị xã, khu vực lân cận và đặc biệt là sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã trong các giai đoạn cần xây dựng thêm 1 MBA 110/35/22/6-63MVA thay thế cho máy 25MVA của trạm Gò Đầm.

Theo quyết định của Bộ Năng Lượng cả nước sẽ thống nhất sử dụng một cấp điện áp là 22KV. Do vậy giai đoạn dài hạn lưới 6KV, 10KV, 35KV sẽ được cải tạo thành 22KV. Lưới trung áp trong KCN kết cấu lưới theo mạng kín đồng thời bố trí các điểm phân phối cho phù hợp với từng cụm các nhà máy.

Hoàn chỉnh toàn bộ mạng lưới chiếu sáng của thị xã, đảm bảo chiếu sáng đến các trục đường chính, đường khu vực, đường nội bộ, khu ở.

- Định hướng cấp, thoát nước : Nguồn nước mặt Sông Công tại vị trí Gò Đầm (hiện trạng) có chất lượng tốt, trữ lượng có thể cấp đến công suất 30.000 m3/ngđ. Nguồn nước tại Đập hồ Núi Cốc có chất lượng tốt, trữ lượng có thể bổ sung cho nhà máy nước Sông Công là 20.000 m3

/ngày đêm.Chọn nguồn nước mặt Sông Công tại vị trí Gò Đầm và nước tại Đập hồ Núi Cốc làm nguồn nước cấp cho Thị xã Sông Công và các vùng lân cận.

Hiện nay Thị xã Sông Công đã có dự án cấp nước với công suất 20.000 m3/ngày đêm sử dụng nước nguồn Sông Công. Như vậy đến giai đoạn 2020 sẽ nâng công suất lên 40.170 m3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(theo dự án Cấp nước thị xã Sông Công do Công ty Tư vấn nước và Môi trường lập năm 2003) với sơ đồ dây truyền công nghệ hiện đại.

Thoát nước mưa: để đảm bảo vệ sinh đô thị, sử dụng hệ thống thoát nước

riêng, nguyên tắc thoát nước là tự chảy. Hướng thoát dốc chung từ Bắc xuống Nam: Lưu vực phía Tây kênh tưới (mương xây): hướng thoát ra phía Sông Công; Lưu vực phía Đông kênh tưới (mương xây): hướng thoát ra phía Quốc lộ 3, nước lưu vực này thoát theo các nhánh suối lớn nhỏ và đổ ra sông Cầu.

Khu vực thị xã hiện nay: hoàn thiện các hệ thống cống thoát nước mưa cùng giếng thu, giếng thăm, đồng thời xây dựng các tuyến cống mới theo các trục đường giao thông hiện trạng kết hợp hoàn thiện hè đường cảnh quan đô thị. Các khu vực xây dựng xen cấy: xây dựng đồng bộ hệ thống thoát cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo thoát nước tốt, đảm bảo vệ sinh đô thị, mạng lưới phân bố đều theo hệ thống đường đô thị. Các khu vực xây dựng mới: Xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa cùng hệ thống đường giao thông từng khu vực, đảm bảo cho các khu vực không bị ngập úng cục bộ.

Đối với các khu cải tạo và nâng cấp trước mắt vẫn sử dụng hệ thống thoát nước mưa chung, từng bước sẽ cải tạo cho phù hợp với yêu cầu. Đối với các khu đô thị dự kiến mới sẽ xây dựng hệ thống thoát nước riêng.

Về thoát nước thải, qui hoạch xây dựng mạng lưới thu gom vận chuyển nước thải riêng rẽ với mạng lưới thoát nước mưa, còn trong các khu dân sử dụng hệ thống thoát nước chung. Xây dựng tại vị trí phía Đông của khu vực 1 trạm xử lý, trạm xử lý được xây dựng nằm trong khuôn viên khu cây xanh sinh thái với dây truyền công nghệ.

- Xử lí rác thải và chất thải rắn: Rác thải sinh hoạt và chất thải rắn của toàn thị xã Sông Công được thu gom về bãi rác tại thôn Tân Mỹ 2 xã Tân Quang thị xã Sông Công tổng quy mô là 26,5 ha (Theo Quy hoạch đã được phê duyệt năm 2005) trong đó diện tích chôn lấp là 4,6ha giai đoạn I và 9,55 ha giai đoạn II

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Xây dựng nghĩa trang tập trung và nhà tang lễ: Dự kiến xây dựng 2 nghĩa trang tập trung cho đô thị gồm: Nghĩa trang phía Bắc khu vực xã Tân Quang khoảng 10 ha tập trung mai táng và cải táng. Nghĩa trang khu vực phía Đông Nam TX khoảng 13 ha (Nghĩa trang Cải Đan). Dự kiến xây dựng 1 nhà tang lễ.

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thị xã sông công - tỉnh thái nguyên giai đoạn 1985 - 2010 (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)