Qui hoạch phát triển kinh tế đô thị

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thị xã sông công - tỉnh thái nguyên giai đoạn 1985 - 2010 (Trang 87 - 89)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2.3 Qui hoạch phát triển kinh tế đô thị

Căn cứ định hướng đến năm 2020, cơ cấu kinh tế đạt mức tiên tiến, hiện đại và chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ở khu vực dịch vụ và giảm tỉ trọng ở cả hai khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp - xây dựng. (Bảng 3.2)

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế TX Sông Công đến năm 2020

Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2020

GDP theo giá hiện hành Nghìn tỉ đồng 1346.0 30000

Tỉ trọng so với toàn tỉnh % 9,8 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cơ cấu GDP

+ Nông ngiệp % 4.2 2.5

+ Công nghiệp – Xây dựng % 72.5 63.2

+ Dịch vụ % 23.3 34.3

Nguồn:[11],[21] Về công nghiệp : Phát triển công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, gắn với sự phát triển công nghiệp của vùng trung du miền núi phía Bắc, vừa coi trọng tăng trưởng vừa đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu củng cố quốc phòng - an ninh.

a. Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đọan đầu : Cải tạo các nhà máy

cũ trong khu CN Gò Đầm bằng giải pháp nâng cấp công nghệ sản xuất và bổ sung các giải pháp xử lý ô nhiễm môi truờng; Hoàn thiện hệ thống các xí nghiệp công nghiệp Sông Công giai đọan I; Mở rộng khu công nghiệp Sông Công giai đoạn II; Xây dựng 2 Cụm công nghiệp Khuynh Thạch và Nguyên Gon giai đoạn I; Xây dựng 02 Cụm công nghiệp Bá Xuyên và Tân Quang giai đọan I.

b. Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 20150-2020: Dự án cải tạo

các nhà máy cũ KCN Gò Đầm; Dự án phát triển KCN Sông Công I giai đoạn 1 và 2; Dự án phát triển KCN Sông Công II giai đoạn I; Dự án phát triển CCN Khuynh Thạch, Bá Xuyên và Nguyên Gon.

Về du lịch - dịch vụ: Ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ và du lịch phù hợp với chiến lược phát triển Sông Công thành trung tâm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tỉnh, vùng, quốc gia. Phát triển nhanh các ngành dịch vụ mà Thị xã có lợi thế và điều kiện phát triển (giáo dục – đào tạo, y tế , thương mại, vận tải, du lịch ...). Ưu đãi về chính sách, ưu tiên về các nguồn lực cho các ngành, sản phẩm dịch vụ chủ lực, có lợi thế. Chuyển dịch cơ cấu khu vực dịch vụ theo hướng: tăng nhanh các dịch vụ chủ lực, hình thành các phân ngành, các sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phẩm dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao phù hợp với lợi thế của Thị xã và Tỉnh, phù hợp với yêu cầu phát triển của vùng Trung du miền núi phía Bắc, tăng dần các dịch vụ cao cấp chất lượng cao, tăng tỉ trọng của khu vực tư nhân. Đầu tư thoả đáng cho sự phát triển của các dịch vụ mà nhu cầu đang tăng nhanh hoặc sẽ tăng lên trong tương lai: dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ tư vấn (pháp lý, đầu tư...), dịch vụ tài chính - ngân hàng. Phát triển và mở rộng dịch vụ du lịch trên cơ sở khai thác lợi thế về địa lý, điều kiện cảnh quan sinh thái, danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử, văn hoá trên địa bàn khu vực. Nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành du lịch theo chuẩn quốc gia và tiến tới chuẩn quốc tế. Phát huy vai trò trung tâm của vùng, xây dựng Thị xã thành 1 điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Về nông - lâm - thủy sản: Xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển những cây trồng, vật nuôi mũi nhọn, tạo một số sản phẩm cao cấp phục vụ thị trường nội thị. Phát triển theo hướng thâm canh tập trung, có chiều sâu, đảm bảo chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá trong nước và quốc tế. Áp dụng công nghệ sinh học, sử dụng giống cây trồng vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao phù hợp với đặc điểm là một ngành công nghiệp ven đô, đất canh tác hạn hẹp và có xu hướng giảm dần do quá trình đô thị hoá. Chú trọng thâm canh đầu tư các vùng cây công nghiệp như chè, hình thành các vùng rau, hoa... có giá trị cao gắn với phát triển cơ sở bảo vệ, chế biến.

Tập trung bảo vệ vốn rừng hiện có, nhất là rừng phòng hộ, đầu tư trồng các cây dược liệu có giá trị cao, phát triển tài nguyên rừng gắn với du lịch sinh thái và bảo vệ cảnh quan môi trường.

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thị xã sông công - tỉnh thái nguyên giai đoạn 1985 - 2010 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)