Một số giải pháp đẩy mạnh đô thị hóa ở TX Sông Công

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thị xã sông công - tỉnh thái nguyên giai đoạn 1985 - 2010 (Trang 95 - 101)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.Một số giải pháp đẩy mạnh đô thị hóa ở TX Sông Công

3.3.1. Nâng cao hiệu quả quy hoạch và quản lí đô thị

- Quy hoạch đô thị: Công tác quy hoạch được coi là nhiệm vụ trọng tâm

hàng đầu của phát triển đô thị và đô thị hóa. Đây là giải pháp nhằm thực hiện điều khiển quá trình đô thị hóa theo hướng tích cực, tăng cường tính chủ động trong việc thực hiện định hướng đô thị hóa trong tương lai. Cụ thể là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Mở rộng phạm vi quy hoạch, các lĩnh vực quy hoạch. Phạm vi quy hoạch không chỉ được thực hiện ở những khu vực diện tích đất đô thị sẽ được mở rộng mà quy hoạch khu vực đô thị dần dần được đặt trong mối quan hệ chung với vùng nông thôn. Bên cạnh các quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thị xã, ngày càng có nhiều quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết mang tính chuyên ngành thuộc các lĩnh vực khác nhau của quá trình đô thị hóa.

+ Bên cạnh những quy hoạch có tính ngắn hạn thực hiện các mục tiêu trước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lược lâu dài hơn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Một số chỉ tiêu phát triển đô thị có định hướng đến năm 2050 nhằm tránh sự chồng chéo và rút ngắn quá trình đô thị hóa.

- Quản lý đô thị: Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia phát triển cho thấy một trong những nhân tố thành công của quá trình ĐTH phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý đô thị. Thị xã đã xác định đây là nhiệm vụ của nhiều cấp ngành vàcủa mọi người trong toàn xã hội bằng cách:

+ Thay đổi một cách căn bản tư duy quản lý đô thị theo hướng hiện đại hoá

với các tiêu chuẩn quốc tế. Với quan điểm này, Thị xã đang chủ động chuyển dần vai trò của quản lý tù cách "thống trị" sang vai trò là điều hành. (bằng Nghị quyết, Nghị định. . . ), bảo vệ (bằng pháp luật), hỗ trợ (bằng chính sách).

+ Tiến hành phân quyền quản lý đô thị, phân định rõ nhiệm vụ, nội dung, quy trình của công tác quản lý đô thị của các cấp chính quyền từ Thị xã đến các xã, phường, cùng bộ máy chuyên môn, tránh chồng chéo trong quản lý đô thị. Thị xã quản lý những công trình, dự án phát triển đô thị và có sự kết hợp quản lý đô thị mang tính chất "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Từ đó tăng cường vai trò quản lý đô thị của người dân địa phương. Tiến tới trong tương lai thực hiện quản lý và phát triển đô thị phải bằng các dự án theo quy hoạch.

+ Kiện toàn hệ thống tổ chức thanh tra đô thị: Kiểm tra, đôn đốc, giám sát

và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm. Hàng năm, Thị xã giao cho phòng Tài nguyên và môi trường tổ chức kiểm tra, thu hồi nhưng diện tích đất sử dụng sai mục đích và không đúng thời hạn trong kế hoạch giao đất.

+ Nâng cao vai trò của giáo dục, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục

tạo nên ý thức xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Thị xã đã mở nhiều lớp tập huấn nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan và xây dựng các văn bản pháp quy của địa phương tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho việc tổ chức thực hiện nội dung chiến lược phát triển đô thị. Từ năm 1999, Thị xã đã tiến hành cải cách hành chính trên nhiều lĩnh vực như cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, cải cách tài chính công, thực hiện cơ chế "một cửa". Đây là giải pháp hàng đầu mang tính đột phá trong việc huy động mọi nguồn vốn trong nước, thu hút nguồn lực bên ngoài để phát triển đô thị.

3.3.2. Huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư

Thị xã đã tiến hành huy động và sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, bằng cách: xây dựng cơ chế, biện pháp tăng thu ngân sách, tăng vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng then chốt, đầu tư có trọng điểm, đẩy mạnh công tác kiểm tra và giám sát đầu tư. Ưu tiên cho phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng, các tuyến giao thông huyết mạch. Đối với nguồn vốn FDI và nguồn vốn từ các địa phương khác, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Tạo nguồn thu thường xuyên từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả thông qua việc đổi mới phương thức đầu tư cho các doanh nghiệp thông qua các công ty tài chính và thị trường vốn, phổ biến và thực hiện nghiêm túc Luật doanh nghiệp, khuyến khích tư nhân thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa, đa dạng hoá các hình thức tạo vốn, tăng cường xã hội hoá quá trình đô thị hóa.

- Cân đối vốn phát triển đô thị một cách hợp lý giữa các lĩnh vực phát triển và giữa khu vực nội thành và ngoại thành.

3.3.3 Nâng cao chất lượng nguồn lao động, có kế hoạch sự dựng nguồn lao động, đáp ứng được những thay đổi trong quá trình phát triển đô thị

Thị xã có nhiều chính sách khuyến khích mở rộng các trường, lớp đào tạo nghề. Đa dạng hóa các ngành nghề đạo tạo, cấp bậc và đối tượng đào tạo để đáp ứng với nhu cầu thay đổi nghề nghiệp và những yêu cầu của thời kỳ đổi mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thị xã giao cho phòng Lao động, thương binh và xã hội tiến hành rà soát và quy hoạch lại nguồn lao động ở nông thôn và nhất là ở những khu vực đất nông thôn đã và đang có xu hướng chuyển đổi thành đất đô thị để từ đó có hướng giải quyết việc làm, sử dụng lao động cách hợp lý .

3.3.4 Cải tạo, nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị; tăng cường diện tích cây xanh, đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị theo hướng bền vững

Cải tạo nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị là giải pháp được thực hiện thường xuyên, trong tất cả các phường. Kiểm tra và hạn chế các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, khu vực mới được quy hoạch thì phải dành phần đất được giải phóng phát triển, tăng diện tích cây xanh và các công trình công cộng cần thiết khác.Tại khu vực đô thị mới, diện tích cây xanh thực hiện theo quy hoạch.

3.3.5. Giải pháp gắn với quá trình đô thị hóa nông thôn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cải tạo nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn theo hướng hiện đại hóa. Xây dựng nâng cấp các tuyến đường liên xã, liên thôn. Phòng Công thương phối hợp với các địa phương tiến hành quy hoạch và chỉnh trang, nâng cấp toàn bộ hệ thống chợ, kể cả các "chợ cóc" tự phát trước đây với nguồn vốn đầu tư theo hình thức Công – Tư (PPP). .

- Xây dựng và phát triển các mô hình làng kinh tế tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nhằm thu hút vốn đầu tư, hình thành và phát triển các yếu tố tạo thị trong quá trình ĐTH nông thôn.

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thị xã sông công - tỉnh thái nguyên giai đoạn 1985 - 2010 (Trang 95 - 101)