Khái quát quá trình đô thị hóa ở tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thị xã sông công - tỉnh thái nguyên giai đoạn 1985 - 2010 (Trang 36 - 114)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.3.Khái quát quá trình đô thị hóa ở tỉnh Thái Nguyên

1.3.3.1. Khái quát về địa lí tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh trung tâm của vùng Trung du miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 3.534,35 km2, dân số 1.131.000 người [7]. Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm: TP Thái Nguyên, TX Sông Công và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương)

Thái Nguyên là đầu mối giao thông nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc. Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, là vành đai bảo vệ cho thủ đô Hà Nội. Trước đây và hiện nay, tỉnh Thái Nguyên vẫn được Chính phủ coi là trung tâm văn hóa và kinh tế của các dân tộc phía Bắc; Là trung tâm đào tạo lớn thứ ba trong cả nước với 6 trường đại học, 16 trường cao đẳng, trung học và dạy nghề, có bệnh viện đa khoa khu vực, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp cơ khí luyện kim lớn của cả nước. Thái nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và là trung tâm kinh tế các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang; có mối liên hệ với vùng tam giác kinh tế phát triển mạnh là Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Trong tương lai Thái Nguyên sẽ nằm trong vùng tứ giác tăng trưởng kinh tế là Hà Nội - Hải Phòng-Quảng Ninh-Thái Nguyên, phát triển dọc QL18 nối vùng Tây Bắc, Việt Bắc với cảng nước sâu Cái Lân và đường cao tốc QL5 nối với cảng Hải Phòng.

1.3.3.2. Đặc điểm hệ thống đô thị

- Các trục có tốc độ đô thị hoá cao là các đô thị chủ yếu phát triển dọc theo QL 3 bao gồm: Thành phố Thái Nguyên, Thị xã Sông Công, Thị trấn Ba Hàng; Dọc theo tuyến quốc lộ 37: Thị trấn Đại Từ; Dọc theo tuyến quốc lộ 1B: Thị trấn Chùa Hang, Thị trấn Sông Cầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đặc điểm hình thành và phát triển các đô thị Thái Nguyên: Mật độ thưa, nhiều đô thị được hình thành và phát triển chủ yếu trên cơ sở chức năng đô thị hành chính, chuyên ngành, về yếu tố thương mại, dịch vụ quy mô còn nhỏ, thiếu yếu tố động lực phát triển do đó, tốc độ đô thị hoá và quy mô phát triển đô thị chậm và yếu.

- Chất lượng đô thị thấp và không đồng đều : Hiện tại chỉ có thành phố Thái Nguyên có quy mô dân số tương đối lớn (203000 người), được xây dựng khá tập trung, nhiều cơ sở hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng. Ngoài ra, các đô thị như: Thị xã Sông Công có quy mô dân số tương đối lớn 34499 người, các huyện còn lại có dân cư đô thị ít, cụ thể: huyện Định Hóa 6107 người, huyện Võ Nhai 3624 người, huyện Phú Lương 7494 người, huyện Đồng Hỷ 17370 người, huyện Đại Từ 7792 người, huyện Phú Bình 7620 người, huyện Phổ Yên 12587 người. Các thị trấn hiện nay chất lượng đô thị còn kém, quy mô thị trấn nhỏ, hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ.Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp của Thái Nguyên còn thấp chiếm 32.3% trong tổng số lao động cần bố trí việc làm. Đây là một hạn chế rất lớn trong việc nâng cao chất lượng đô thị và hạn chế khả năng phát triển đô thị. Nhìn chung các đô thị của Thái Nguyên chưa phát huy được vai trò làm động lực phát triển vùng và tiểu vùng, chưa tạo bản sắc riêng ở các đô thị , đặc biệt là tính chất đô thị miền núi. [22].

Tuy nhiên tốc độ ĐTH được dự báo sẽ phát triển rất nhanh trong các năm tiếp theo, do sự phát triển của thành phố Thái Nguyên (được nâng cấp lên đô thị loại I), thị xã Sông Công (nâng cấp lên đô thị loại III), huyện Phổ Yên đang chủ trương nâng cấp lên thị xã, các huyện lỵ cùng với chủ trương phát triển các thị trấn và trung tâm cụm xã. Bên cạnh đó hệ thống hạ tầng đang được dần hoàn thiện, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ du lịch là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tốc độ ĐTH của tỉnh. (Bảng 1.3)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TT Hạng mục 2000 2005 2007 2010

I Dân số toàn tỉnh(người) 1.055.991 1.098.955 1.113.671 1.131.278

- Tỉ lệ tăng (%/năm) 0,93 1,27 1,07 1,08

II Dân số đô thị (người) 233.918 263.880 272.112 293.557

- Tỉ lệ tăng (%/năm) 0,15 4,77 1,03 3,75

III Tỉ lệ ĐTH (%) 22,81 23,41 23,92 24,92

Nguồn : [22]

1.3.3.3 Mức độ đô thị hóa

Dân số đô thị toàn tỉnh năm 2010 là 293557 người (bao gồm cả các thành phần dân số quy đổi. Tỉ lệ tăng dân số đô thị giai đoạn 2000-2010 là 2,44%/năm (cả nước là 2,6%/năm) . Tỉ lệ ĐTH năm 2004 là 22,81%. Tỉ lệ ĐTH của toàn tỉnh năm 2010 nếu tính cả các thành phần dân số quy đổi là 24,92%(cả nước tăng từ 19,8% lên 26,3%). Tỉ lệ đô thị hóa trong toàn tỉnh tăng đều, đến năm 2010 24,92% dân số tỉnh Thái Nguyên là thị dân. (Bảng 1.3)

1.3.3.4 Hiện trạng phân bố mạng lưới đô thị

Mạng lưới đô thị của tỉnh Thái Nguyên hiện nay phân bố theo dạng lan toả kết hợp dạng chuỗi trên các trục không gian chính là QL3, QL37, QL1B; Theo QL3 có các đô thị TT Ba Hàng, TT Bãi Bông, TX Sông Công, TP Thái Nguyên, TT Giang Tiên, TT Đu; Theo QL1B có các đô thị TT Chùa Hang, TT Sông Cầu, TT Đình Cả; Theo QL37 có các đô thị TT Đại Từ, TT Hương Sơn. Ngoài ra các đô thị khác phân bố lan tỏa theo các tuyến tỉnh lộ.

1.3.3.5 Hiện trạng quy mô, tính chất các đô thị trong tỉnh *Đô thị cấp tỉnh (2 đô thị):

Thành phố Thái Nguyên : Đô thị loại I là trung tâm cấp vùng của tỉnh: Về tính chất : Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y

tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi Bắc bộ; là một trong những trung tâm quan trọng về công nghiệp và giáo dục đào tạo của cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nước; là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc nối các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Về qui mô dân số : Dân số đô thị: 203.386 người (năm 2010), chiếm khoảng 72.7% dân số

toàn thành phố. Dân cư nông thôn: 76.303 người, chiếm 27.3%. Quy mô đất xây

dựng đô thị: Theo số liệu thống kê năm 2010 là khoảng 3.200ha, trung bình 174

m2/người. Cơ cấu tổ chức: TP Thái Nguyên có 18 phường, 8 xã và một phần đất xã Cao Ngạn, Đồng Bẩm thuộc huyện Đồng Hỷ. Có các khu chức năng như khu công nghiệp, các khu dân cư, trung tâm thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế, du lịch.. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị tương đối đầy đủ : Có hệ thống giao thông

đường bộ, có hệ thống cấp điện, cấp nước. [12]

TX Sông Công: Đô thị loại III, là trung tâm chuyên ngành của tỉnh: Tính chất: Là một đô thị công nghiệp, trung tâm kinh kế, văn hóa, KHKT khu vực

phía nam của Tỉnh. Quy mô dân số: Dân số đô thị: 34499 người (năm 2010),

chiếm hơn 67,9% dân số toàn TX. Dân cư nông thôn : 16250 người, chiếm 32.1%. Quy mô đất xây dựng đô thị: Theo thống kê năm 2010 là 2592 ha, trung bình 122,4m2/người. Cơ cấu tổ chức: bao gồm 6 phường nội thị và 4 xã ngoại thị: Có các khu chức năng như khu công nghiệp, các khu dân cư, trung tâm thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế, du lịch... Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị tương

đối đầy đủ: Có hệ thống giao thông đường bộ, có hệ thống cấp điện, cấp nước.

* Đô thị cấp huyện (7 đô thị): TT Ba Hàng (Phổ Yên), TT Đại Từ (Đại Từ), TT Chùa Hang (Đồng Hỷ), TT Đình Cả (Võ Nhai), TT Úc Sơn (Phú Bình ), TT Đu (Phú Lương), TT Chợ Chu (Định Hóa).

* Đô thị chuyên ngành (6 đô thị)

 TT nông trường: TT Bắc Sơn (Phổ Yên), TT Sông Cầu (Đồng Hỷ), TT Quân Chu (Đại Từ).

 TT công nghiệp: TT Bãi Bông (Phổ Yên), TT Giang Tiên (Phú Lương), TT Trại Cau (Đồng Hỷ). (Bảng 1.3)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TT Danh mục Dân số

(ngƣời)

Loại

ĐT Cấp quản lý Chức năng đô thị

Tổng 281.766

A Đô thị cấp tỉnh

1 TP Thái Nguyên 190.627 I TP tỉnh lị Đô thị cấp vùng

2 TX Sông Công 25.777 III TX cấp tỉnh Đô thị cấp tỉnh

B Đô thị trung tâm huyện

3 TT Ba Hàng - Phổ Yên 6.130 V TT huyện lỵ TT cấp huyện

4 TT Đại Từ-.Đại Từ 4.730 V TT huyện lỵ TT cấp huyện

5 TT Chùa Hang- Đồng Hỷ 11.637 V TThuyện lỵ TT cấp huyện

6 TT Đu-H.Phú Lương 4.390 V TThuyện lỵ TT cấp huyện

7 TT Đình Cả- Võ Nhai 3.600 V TThuyện lỵ TT cấp huyện

8 TT Chợ Chu- Định Hóa 6.186 V TThuyện lỵ TTcấp huyện

9 TT Hương Sơn- Phú Bình 8.114 V TThuyện lỵ TT cấp huyện

C Đô thị chuyên ngành

10 TT Bãi Bông-Phổ Yên 3.589 V TT- huyện TT C. nghiệp cơ khí

11 TT Bắc Sơn- Phổ Yên 4.028 V TT - huyện TT nông trường

12 TT Quân Chu- Đại Từ 3.600 V TT- huyện TT nông trường

13 TT Sông Cầu-Đồng Hỷ 2.100 V TT - huyện TT nông trường

14 TT Trại Cau- Đồng Hỷ 3.583 V TT- huyện TT c. nghiệp khai mỏ

15 TT Giang Tiên- PhúLương 3.675 V TT - huyện TT c.nghiệp khai mỏ

Nguồn : [22]

Tiểu kết Chương Một

Nội dung của chương này là trình bày là tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu: (i) Cơ sở phân tích nhận thức luận về phương pháp phân tích quá trình ĐTH, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp phân tích hệ thống, phân tích tổng hợp và một số phương pháp phổ dụng khác, kể cả phương pháp phân tích SWOT; (ii) Cơ sở lý luận về ĐTH .

Từ những cơ sở lý luận trên đây, vận dụng vào bối cảnh nước ta, tỉnh Thái Nguyên và Thị xã Sông Công, lựa chọn một chỉ tiêu phù hợp để phân tích quá trình ĐTH tại Thị xã, gồm 5 nhóm: chức năng đô thị ; KT –XH đô thị; cơ sở hạ tầng đô thị; kiến trúc cảnh quan; quản lý đô thị và cấu trúc không gian đô thị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phần khái quát thực tiễn ĐTH trên thế giới chủ yếu tập trung vào quy mô dân số đô thị, số lượng đô thị và xu hướng thay đổi khác nhau của những chỉ tiêu trên giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển. Phần khái quát thực tiễn quá trình ĐTH ở Việt Nam, khái quát lịch sử ĐTH ở Việt Nam, mô tả bức tranh chung về ĐTH ở nước ta hiện nay. Phần khái quát thực tiễn ĐTH ở tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh đến đặc điểm và hiện trạng phát triển hệ thống đô thị của tỉnh Thái Nguyên.

Một số nội dung cần được nghiên cứu sâu hơn là cơ sở lý luận về ĐTH rút ra từ những nghiên cứu thực tiễn ĐTH trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THỊ XÃ SÔNG CÔNG GIAI ĐOẠN 1985 – 2010

2.1. Nhân tố môi trƣờng địa lí

2.1.1. Vị trí địa li

TX Sông Công nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên là 83,64 km2, dân số 50143 người, mật độ đạt 598 người/km2.Về hành chính TXSC có 6 phường: Phố Cò, Thắng Lợi, Cải Đan, Mỏ Chè, Lương Châu và Bách Quang và 4 xã: Vinh Sơn, Tân Quang, Bình Sơn, Bá Xuyên.

TX Sông Công nằm ở phía Bắc TP Hà Nội, trong vùng công nghiệp xung quanh TP Hà Nội với bán kính 60 km và cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km (theo QL3) cách hồ Núi Cốc 17 km, có các tuyến đường quốc lộ 3 và đường sắt Hà Nội - Quán Triều, chạy qua phía Đông TX. Sông Công.

Là đô thị công nghiệp được xây dựng ở phía Nam của TP Thái Nguyên làm bản lề trung chuyển tỉnh Thái Nguyên với các đô thị xung quanh, trước hết là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. QL3 nối liền Hà Nội - Sông Công - Thái Nguyên là một trong những con đường chiến lược quan trọng đi qua TX. Hệ thống đường giao thông khá hoàn chỉnh nối liền trung tâm TX với các xã, phường. Trong chiến lược phát triển công nghiệp toàn quốc, trục công nghiệp đường 18 và vùng công nghiệp xung quanh TP Hà Nội sẽ có nhiều tác động đến sự phát triển của TX Sông Công. Tuyến đường sắt : đoạn tuyến chạy song song với QL3, là bộ phận của tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên. Ga đường sắt - Ga Lương Sơn: Ga hiện nay nằm vùng ngoại vi phía Đông và cách trung tâm TX 7 km. Tuyến đường thuỷ qua TX Sông Công có điểm đầu là khu vực giáp Đại Từ và điểm cuối là ngã ba Sông Cầu – Sông Công chiều dài toàn tuyến 60 km, đạt tuyến đường sông cấp IV. (Hình 2.1)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THỊ XÃ SÔNG CÔNG

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiện TX và tỉnh không có sân bay dân dụng riêng, song lại nằm trong vùng phục vụ thuận lợi của sân bay quốc tế Nội Bài với khoảng cách 40km. Hiện tại và trong tương lai có thể khai thác đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không. Thêm nữa, dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đã được khởi công xây dựng năm 2009, dự kiến hoàn thành vào năm 2013 sẽ rút ngắn thời gian và khoảng cách giữa TP Hà Nội và TX Sông Công. Đó chính là những lợi thế để TX đẩy mạnh giao lưu phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội với TP Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các vùng miền trong cả nước. (Hình 2.2)

Do ở vị trí tiếp giáp giữa vùng rừng núi và đồng bằng Bắc Bộ, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ dọc ngang, TX Sông Công trở thành nơi trao đổi các nguồn hàng. Mối quan hệ giữa TX Sông Công với các địa phương trong và ngoài tỉnh được tăng cường; Hàng hoá, sản vật trao đổi giữa miền núi và miền xuôi phần lớn đều đi qua TX, khiến nơi đây trở thành một trong những đầu mối giao thương ở khu vực phía Bắc. TX Sông Công có nhiều điều kiện thuận lợi giúp Thái Nguyên trở thành thủ phủ của khu Đông Bắc nơi có cơ sở kinh tế, văn hóa, quốc phòng có tầm chiến lược của nhà nước, đối trọng với các tỉnh phía Nam của Trung Quốc, trở thành cực để kéo các vùng lân cận phát triển.

Căn cứ vào tiêu chí đánh giá của nghị định 42/2009/NĐ-CP và thông tư 34/2009/TT-BXD thì vị trí, tính chất của TX đạt tiêu chuẩn đô thị loại III trực thuộc tỉnh, là trung tâm công nghiệp lớn; trung tâm kinh tế khoa học kỹ thuật, là trung tâm tổng hợp cấp tỉnh, là đô thị công nghiệp. Với tiềm năng về quỹ đất, lợi thế về vị trí và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, TX Sông Công chắc chắn sẽ thành đô thị công nghiệp phát triển cùng với hệ thống công nghiệp vùng trọng điểm Bắc Bộ.

2.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Địa hình TX Sông Công tương đối bằng phẳng, nằm trên vùng đồi thấp xen kẽ đồng bằng, dốc dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. Độ cao trung bình so với mặt biển dao động từ 16 đến 18 mét. Địa hình bằng phẳng chiếm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.2: SƠ ĐỒ VỊ TRÍ MỐI LIÊN HỆ VÙNG

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thị xã sông công - tỉnh thái nguyên giai đoạn 1985 - 2010 (Trang 36 - 114)