Nhân tố kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thị xã sông công - tỉnh thái nguyên giai đoạn 1985 - 2010 (Trang 64 - 68)

7. Cấu trúc luận văn

2.4. Nhân tố kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Do lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực, yếu tố lịch sử văn hóa truyền thống, TX Sông Công được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Trong những năm qua, thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, TX đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp. (Bảng 2.11)

Bảng 2.11. Tổng GDP của địa phƣơng (tỉ đồng) Nguồn: [6],[19]

Chỉ tiêu

Các năm

1995 2000 2005 2010

GDP (theo giá hiện hành) 103,2 326,0 587,0 1346,0

GDP (theo giá so sánh) 82,0 212,0 342,0 683,0

Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế (%) 1,2 17,3 19,2 19,5 Tốc độ tăng trưởng ngành CN-XD (%) 23,1 23,4 23,3 29,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Cơ cấu ngành kinh tế: Sự phát triển của 3 nhóm ngành kinh tế lớn và sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TX theo hướng hiện đại cho thấy TX đã từng bước đi vào khai thác lợi thế so sánh của một đô thị, trung tâm công nghiệp lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. (Bảng 2.12 và hình 2.9)

Bảng 2.12. Bảng chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 1995 – 2010 (%)

Tên ngành năm 1995 2000 2005 2010

Tổng số: 100.0 100.0 100.0 100.0

Công nghiệp - Xây dựng 48.3 56.5 67,7 72.5

Dịch vụ 28.2 26.5 24,7 23.3

Nông-Lâm-Ngư nghiệp 23.5 17.0 7,6 4.2

Nguồn : [6],[19]

Thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, cơ cấu đầu tư đã dựa vào tính chất đặc thù của TX, từng bước chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH; Tỷ trọng của khối phi nông nghiệp tăng lên và khối nông nghiệp giảm dần. Xét theo 3 nhóm ngành kinh tế lớn, tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng tăng liên tục qua các năm và ngành này vẫn luôn đóng góp nhiều nhất cho tổng sản phẩm thị xã, năm 1995 chiếm 48,3%, năm 2000 chiếm 56,6%, đến năm 2010 chiếm 72,5%. Có thể nói Thị xã Sông Công là một đô thị công nghiệp, tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu ngành của thị xã cao hơn nhiều tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong toàn tỉnh Thái Nguyên (41,54% năm 2010). Ngành dịch vụ tăng về giá trị nhưng tỷ trọng giảm; năm 1995 chiếm 28,2%, năm 2000 chiếm 26,5%, đến năm 2010 chiếm 23.3%, thấp hơn tỉ trọng của ngành dịch trong toàn tỉnh ( năm 2010 đạt 36,73%). Ngành nông nghiệp vẫn tăng về giá trị giai đoạn 1995-2010, nhưng tỷ trọng trong tổng sản phẩm thị xã đã giảm đi đáng kể, phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại của cả nước, của tỉnh cũng như của TX

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1995 28.2 48.3 23.5 2010 72.5 4.2 23.3 Nông nghiệp Công ngiệp-xây dựng Dịch vụ

Hình 2.9. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế TX Sông Công, giai đoạn 1995-2010.

Nguồn: [6]

Tình hình phát triển các ngành kinh tế

Về Công nghiệp : Công nghiệp là nhân tố tạo thị cơ bản của TX Sông Công, nền móng công nghiệp ban đầu của TX là cụm cơ khí Gò Đầm với 3 nhà máy Diezen, Y cụ và Phụ Tùng, đến nay số lượng các cơ sở công nghiệp tăng rất nhanh, ưu thế lớn vẫn thuộc về nhóm ngành công nghiệp nặng như luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy… Tuy nhiên với sự xuất hiện hai nhà máy may trên địa bàn ( Nhà máy may Việt- Thái và Sinwon) với lực lượng lao động đông đảo đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn.

Với việc thành lập hai khu công nghiệp và ba cụm công nghiệp với tổng diện tích là 576,63 ha đã tạo động lực phát triển cho ngành công nghiệp. Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã đạt 1610 nghìn tỉ đồng, chiếm 13,2% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 29,54%, cao hơn so với trung bình toàn tỉnh (18,31% năm 2010)

Tuy nhiên sự phát triển của các cơ sở công nghiệp đã gây nên một số bất ổn về vấn đề xử lý rác thải, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước, không khí trong và xung quanh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Về thương mại và dịch vụ: Thương mại là một ngành trong khu vực dich vụ có vai trò rất quan trọng trong nền sản xuất xã hội. Hình thành một trung tâm thương mại cấp tỉnh tại TX và hệ thống chợ vệ tinh bán buôn kết hợp bán lẻ là đầu mối giao lưu hàng hoá Hà Nội - Sông Công - Thái Nguyên và ngược lại.

Các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vận tải, bưu chính viễn thông, chứng khoán được quan tâm tạo điều kiện phát triển và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.

Hệ thống ngân hàng, kho bạc hoạt động hiệu quả, hàng năm có mức tăng trưởng khá, cung ứng dịch vụ tín dụng cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Về du lịch : Trên địa bàn TX có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng chưa được quan tâm khai thác. TX Sông Công có thể đầu tư khai thác các vùng du lịch lớn như : TX Sông Công còn có 26 di tích lịch sử, trong đó có di tích Cang Bá Vân đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, nơi thực dân Pháp giam giữ nhiều chiến sỹ cách mạng. Di tích lịch sử văn hoá Chùa Bá Xuyên, Đền Phố Cò đã được công nhận và xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Từ TX Sông Công có thể đi đến nhiều địa điểm du lịch, nhiều danh lam thắng cảnh như hồ Núi Cốc, làng chè Tân Cương, hồ Thác Bà, Đại Lải, Đồng Mô Ngải Sơn, hồ Ba Bể... Và các địa điểm du lịch trong và ngoài tỉnh có khả năng thu hút khách quốc tế và khách nội địa. Đồng thời để phát triển nhanh ngành du lịch trong tương lai TX Sông Công cần triển khai mở rộng dịch vụ du lịch tới các điểm du lịch nổi tiếng của cả nước, nối với các điểm du lịch phía Bắc Hà Nội như: đền Gióng, đền Cổ Loa, hồ Đại Lải, hội Lim Bắc Ninh, đền Kiếp Bạc, đền Côn Sơn... Các tua, tuyến du lịch đã góp phần tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng và thế mạnh của TX đến với du khách và bạn bè trong nước và quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Về nông - lâm nghiệp : Trong 5 năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, cơ

cấu cây trồng vật nuôi, ngành nghề ở nông thôn đang từng bước được đổi mới. Mô hình phát triển kinh tế trang trại, kinh tế vườn đồi, kinh tế VAC bước đầu được hình thành và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn và ứng dụng KH-KT vào sản xuất luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện theo hướng nông nghiệp đô thị. Nhiều mô hình sản xuất mới như trang trại trồng chè, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung, sản xuất chè sạch, rau an toàn, cây cảnh, hoa tươi. Hình thành và sản xuất có hiệu quả, góp phần tạo ra diện mạo nông thôn mới, đặc biệt cây chè tiếp tục khẳng định là cây trồng có thế mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Đã có nhiều mô hình, nhân tố mới trong nông nghiệp, nhiều trang trại chăn nuôi đã liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thị xã sông công - tỉnh thái nguyên giai đoạn 1985 - 2010 (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)