7. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Sự hình thành và phát triển KCN Sông Công, các cụm công nghiệp
nghệp và hệ thống cơ sở công nghiệp
Lịch sử hình thành và phát triển đô thị TX Sông Công gắn liền với sự hình thành và phát triển KCN Sông Công, các cụm công nghiệp và hệ thống cơ sở hạ tầng công nghiệp trên địa bàn.
KCN Sông Công tỉnh Thái Nguyên được Chính phủ quyết định thành lập
ngày 1/9/1999 theo Quyết định số 181/1999/QĐ-TTg. KCN Sông Công nằm ở phía Bắc TX Sông Công, cách Thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam và cách TP Hà Nội 60 km theo quốc lộ 3; cách cảng đường sông Đa Phúc 15 km (từ đó đi cảng Cái Lân gần 100 km); cách ga Lương Sơn của tuyến đờng sắt Hà Nội - Quán Triều 1 km và cách sân bay Quốc tế Nội Bài 40 km.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phía Bắc chiếm vị trí hết sức quan trọng, trong đó có vùng công nghiệp TĐ Hà Nội và trục công nghiệp Đa Phúc, Đông Triều, Uông Bí hướng ra cảng Cái Lân. KCN Sông Công nằm trong vành đai công nghiệp TP Hà Nội có mối quan hệ đặc biệt trong sự phát triển các KCN phía Bắc và trục quốc lộ đi lên vùng công nghiệp Thái Nguyên và đi các tỉnh phía Bắc. Diện tích theo qui hoạch tổng thể KCN Sông Công I là 320 ha, trong đó diện tích giai đoạn I là 70 ha, Chính phủ phê duyệt điều chỉnh diện tích qui hoạch tổng thể xuống còn 220 ha và diện tích giai đoạn I xuống 40 ha.
KCN Sông Công I có thời gian hoạt động 50 năm, diện tích 40 ha, tổng vốn đầu tư cho KCN Sông Công I gần 77 tỉ đồng do Công ty Công trình giao thông I - Thái Nguyên làm Chủ đầu tư. Đây là KCN đầu tiên của tỉnh được thành lập và hoạt động theo Qui chế KCN, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nguồn:[27] Trong quá trình triển khai dự án do xác định việc ra đời KCN Sông Công có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện CNH, HĐH tỉnh Thái Nguyên, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thống nhất chủ trương mở rộng cửa đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại KCN Sông Công. Được sự quan tâm đặc biệt của Thường vụ Tỉnh Uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, KCN Sông Công đã xây dựng được các công trình hạ tầng cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư, như : hệ thống cung cấp điện 22KV, hệ thống cung cấp nước, hệ thống thoát nước mưa nước thải, hệ thống giao thông với lộ giới 42 m... đến hàng rào nhà máy.
Tỉnh Thái Nguyên đặc biệt khuyến khích và ưu đãi các Nhà đầu tư vào KCN Sông Công. Ngoài các ưu đãi của nhà nước, tỉnh Thái Nguyên còn ưu đãi cho các nhà đầu tư vào KCN Sông Công theo quyết định số: 3296/2000/QĐ-UB của UBND tỉnh. Những điều kiện được ưu đãi đầu tư: Dự án lấp đầy 30 ha đất Công nghiệp đầu tiên, xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên, dự án sản xuất hàng hoá từ nguồn nguyên liệu địa phương, dự án trả trước trên 90% tiền thuê lại đất và phí sử dụng hạ tầng, dự án sử dụng trên 100 lao động địa phương. Nếu dự án đáp ứng được đủ 5 điều kiện ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi tối đa 50% tiền thuê lại đất trong 4 năm và miễn phí sử dụng hạ tầng trong 7 năm. Được hỗ trợ kinh phí đào tạo nếu sử dụng lao động địa phương với mức 1.750.000 VNĐ/người lao động. Được hỗ trợ kinh phí di chuyển và chậm nộp thuế đối với các doanh nghiệp di dời vào KCN. Được hưởng hoa hồng nếu tham gia vận động vàoKCN.
Tính đến hết năm 2010 KCN Sông Công đã thu hút được 38 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 3000 tỉ đồng, vốn đã thực hiện gần 1000 tỉ đồng, tỉ lệ lấp đầy đạt 45,5%. Hiện nay đã có 25 doanh nghiệp đi vào sản xuất với các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngành nghề chủ yếu là luyện cán thép, luyện kim màu, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản phẩm may xuất khẩu, tiêu dùng…, thu hút trên 5.000 lao động, mức lương bình quân từ 1 triệu đến 3 triệu đồng trên người. (Bảng 2.3)
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu của KCN Sông Công I
STT Chỉ tiêu 2002 2005 2010
1 Số dự án ( DA) 10 18 38
2 Vốn đăng ký (tỉ đồng) 375 560 3000
3 Vốn thực hiện (tỉ đồng) 260 1000
4 Diện tích thuê đất (ha) 22 37 100
5 Số DA sản xuất 1 10 25
6 Số lao động (người) 170 1.000 5200
7 Doanh thu (tỉ đồng) 40 200 2400
Nguồn : [1]
KCN Sông công II đã được phê duyệt tại quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Qui hoạch phát triển các KCN ở Việt nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, tại xã Tân Quang với tổng diện tích 250 ha với các ngành chủ yếu là sản xuất kim loại, máy Đi-ê-zen, phụ tùng, chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc, điện tử... và hiện đang trong giai đoạn qui hoạch chi tiết và giải phóng mặt bằng.
Cụm công nghiệp: Hiện nay trên địa bàn TX có 03 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 106,63 ha. Bao gồm các CCN Khuynh Thạch, Nguyên Gon và Bá Xuyên (Theo Quyết định 88/QĐ-UB về Quy hoạch các KCN nhỏ của Thái Nguyên). (Bảng 2.4)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.4 Các cụm công nghiệp ở TX Sông Công
TT Cụm CN Vị trí Diện tích (ha) Tính chất – chức năng Ghi chú 1 Khuynh Thạch Phường Cải Đan 40
Cơ sở luyện kim, đúc, cán thép, vật liệu XD
Đã xây dựng và đi vào hoạt động 2 Nguyên Gon Phường Cải Đan 16,63
Cơ sở luyện kim, cơ khí, công nghệ phần mềm
Đã xây dựng và đi vào hoạt động 3 Bá Xuyên Xã Bá Xuyên 50 Cơ khí, phụ tùng ôtô, máy thủy, dụng cụ y tế, chế biến nông sản. Đã phê duyệt nhiệm vụ QH Nguồn: [19] Hệ thống các cơ sở công nghiệp: Số lượng các cơ sở công nghiệp trên địa
bàn TX tăng nhanh, từ ngày đầu thành lập chỉ có 3 cơ sở đó là nhà máy Diezen, nhà máy Y Cụ, nhà máy Phụ Tùng, đến năm 2005 là 232 cơ sở, năm 2010 là 369 cơ sở và qua đó mật độ cơ sở công nghiệp cũng tăng nhanh. (Bảng 2.5)
Bảng 2.5. Số lƣợng và mật độ các cơ sở công nghiệp ở TX Sông Công
Năm 1985 1995 2000 2005 2010
Số cơ sở CN (Số) 3 85 122 232 369
Mật độ (Số cơ sở/km2
) 0.05 1.52 1.46 2.8 4.4
Nguồn: Phòng Kinh tế TX Sông Công
Mức độ tập trung các cơ sở công nghiệp không đều nhau, chủ yếu trong 6 phường, trong các KCN, cụm công nghiệp và dọc ven các tuyến đường giao thông chính. Việc qui hoạch các KCN và các cụm công nghiệp trên địa bàn TX là động lực cho phát triển ngành công nghiệp, số lượng các cơ sở công nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tăng lên nhanh chóng, thu hút lao động công nghiệp, đóng góp với tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành kinh tế của TX, qua đó đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và là nhân tố tạo thị quan trọng nhất của TX.
2.3. Nhân tố dân cư, xã hội
Qui mô dân số : Dân số toàn TX là 50143 người (năm 2010). Sau 25 năm,
kể từ khi được thành lập đến nay, Sông Công đang là một trung tâm công nghiệp lớn, dân cư TX tăng nhanh do sự thu hút lao động vào các khu đô thị, các khu, cụm công nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh, các nhà máy xí nghiệp, học sinh, giáo viên các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, các trường đào tạo nghề và các cơ sở đào tạo khác của các vùng lân cận đang sống và học tập tại TX Sông Công. Cụ thể số dân tạm trú trên địa bàn TX là 22.568 người.
Tỉ lệ tăng dân số trung bình 1,60%, trong đó tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là
1,15 %. Đây là một tỉ lệ thấp so với một TX công nghiệp đang phát triển. Mật độ dân số trung bình 598 người/km2. tuy nhiên phân bố dân cư trên địa bàn TX là không đồng đều: Phường Mỏ Chè mật độ lên tới 3424 người/km2
, trong khi đó xã Bình Sơn chỉ có 243 người/km2
.( Bảng 2.6)
Bảng 2.6. Qui mô dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên, mật độ dân số
Năm 1985 1995 1999 2005 2009 2010 Dân số (người) 25630 31454 42485 47537 50143 50749 Tỉ lệ GTTN (%) 1.12 1.17 1.01 1.21 1.20 Mật độ dân số (Người/km2 ) 460 565 508 568 598 607 Nguồn: [6]
TX Sông Công chiếm một tỉ lệ nhỏ trong qui mô dân số của tỉnh Thái
Nguyên (4,4%), mặc dù qui mô dân số nhỏ nhưng có tốc độ tăng khá nhanh, tốc độ tăng dân số đặc biệt nhanh vào năm 1999 do sự điều chỉnh địa giới hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chính của tỉnh Thái Nguyên khi chuyển giao xã Bình Sơn thuộc huyện Phổ Yên về TX Sông Công quản lý, đến năm 2010 dân số của TX là 50749 người, nếu so sánh với tiêu chí phân loại đô thị thì thấp hơn nhiều so với qui mô dân số của đô thị loại III ( đạt 150 – 300 nghìn người).
Qui mô dân số nội thị : Qui mô dân số nội thị tăng nhanh theo các năm; năm 1885 dân số nội thị là 6332 người đến năm 2010 dân số nội thị là 34499 người, chiếm 9% dân số nội thị của tỉnh Thái Nguyên. (bảng 2.7 )
Bảng 2.7. Quy mô và tỉ lệ dân số nội thị, ngoại thị
Năm 1985 1995 1999 2005 2010 DS % DS % DS % DS % DS % Tổng số 25630 100.0 31454 100.0 42485 100.0 47537 100.0 50749 100.0 Nội thị 9332 36.4 13053 41.5 23236 54.7 27217 57.2 34499 67.9 Ngoại thị 16298 63.6 18401 58.5 19249 53.3 20320 42.8 16250 32.1 Nguồn : [19] 41.5 54.7 58.5 43.3 42.8 57.2 67.9 36.4 32.1 63.6 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1985 1995 1999 2005 2010 DS ngoại thị DS nội thị
Hình 2.5. Biến động dân số nội / ngoại thị giai đoạn của TX Sông Công .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tỉ lệ dân số nội thị của TX Sông Công cũng tăng nhanh năm 1985 đạt 36,4%, năm 1999 đạt 54,7% và đến năm 2010 đạt 67,9%, tốc độ tăng không đồng đều, vào những năm thành lập phường mới thì tốc độ tăng rất cao ( năm 1999 và năm 2010 ). ( Hình 2.5)
Tốc độ tăng dân số nội thị cao hơn tốc độ tăng dân số ngoại thị. Dân số
nội thị tăng do tác động đồng thời của các quá trình gia tăng tự nhiên, chuyển cư và điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các phường mới. Những năm không điều chỉnh địa giới hành chính thì gia tăng dân số nội thị chủ yếu do gia tăng tự nhiên. (Hình 2.6 / Bảng 2.7) 3.9 1.3 19.5 1.6 2.9 0.9 5.4 -4 -5 0 5 10 15 20% 1985 - 1995 1995 - 1999 1999- 2005 2005- 2010
Đô thị Nông thôn
Hình 2.6. Tốc độ tăng dân số trung bình năm của khu vực đô thị và khu vực nông thôn giai đoạn của thời kì 1985 – 2010. Nguồn [6]
Phân bố dân cư trên địa bàn : Năm 2010 mật độ dân số của TX là 606 người/km2
, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Thành phố Thái Nguyên là 1500 người/km2, cao gấp gần 2 lần mật độ dân số của toàn tỉnh Thái Nguyên. Dân cư của TX phân bố không đồng đều, có sự chênh lệch lớn về mật độ dân số của nội thị và ngoại thị, mật độ dân số nội thị gấp 4,5 lần mật độ dân số ngoại thị. Mật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
độ dân số đô thị tăng không đáng kể kể từ ngày thành lập cho đến nay chủ yếu do mở rộng diện tích nội thị (diện tích của 3 phường được thành lập) (Bảng 2.8)
Bảng 2.8 : Mật độ dân số nội / ngoại thị TX Sông Công qua các năm
Các khu vực 1985 1999 2010 Toàn TX 460 507 606 Nội thị 1131 1274 1289 P. Mỏ Chè 1971 2785 3424 P. Thắng Lợi 849 1571 1776 P. Lương Châu 619 1152 1370 P. Cải Đan 0 813 922 P. Phố Cò 0 1053 1265 P. Bách Quang 0 0 851 Ngoại thị 344 294 285 Nguồn : tính toán từ [6]
Ngay trong khu vực nội thị dân cư phân bố không đều giữa các phường. Phường Mỏ Chè có mật độ dân số cao nhất đạt 3424 người /km2, khởi điểm của phường Mỏ Chè là thị trấn Mỏ Chè của Huyện Phổ Yên và là nơi đặt nền móng đầu tiên của các nhà máy, từ đó đến nay dân cư của phường tăng liên tục do thu hút dân cư và lao động từ nơi khác.
Theo cách tính của tiêu chí phân loại đô thị của Nghị định 42 của Chính phủ và thông tư 34 của Bộ Xây Dựng thì mật độ dân số đô thị phản ánh mức độ tập trung dân cư của khu vực nội thị được tính theo công thức sau:
S N
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trong đó: D: Mật độ dân số trong khu vực nội thị (người /km2); N1: Dân
số của khu vực nội thị đã tính qui đổi; S: Diện tích đất xây dựng đô thị trong khu vực nội thị không bao gồm các diện tích tự nhiên như núi cao, mặt nước, không gian xanh và các khu vực cấm không được xây dựng (km2
). Trong đó dân số tạm trú qui đổi từ 6 tháng trở lên được tính như dân số thường trú, dưới 6 tháng qui đổi về dân số đô thị theo công thức như sau:
Trong đó: No : Số dân tạm trú qui về dân số đô thị (người); Nt: Tổng số lượt khách đến tạm trú ở khu vực nội thị và ngoaị thị dưới 6 tháng (người); m: Số ngày tạm trú trung bình của một khách (ngày). Theo cách tính trên thì mật độ dân số nội thị của TX Sông Công được thể hiện qua bảng sau: (Bảng 2.9)
Bảng 2.9. Mật độ dân số nội thị theo cách tính của Bộ Xây Dựng
Năm 1995 1999 2005 2010
DS nội thị thường trú ( người) 13053 23236 27217 34499
DS nội thị đã qui đổi ( người) 15869 2658 31153 38563
DT xây dựng đô thị (km2
) 2.95 4.84 5.27 6.15
Mật độ DS nội thị ( người/km2
) 5379 5491 5911 6270
Nguồn: [19]
Như vậy mật độ dân số nội thị của TX tăng rất nhanh và đạt 6270 người/km2, đạt khung của đô thị loại III ( 6000 – 8000 người/km2
)
Tuy chỉ tiêu qui mô dân số toàn đô thị chưa đạt tiêu chuẩn của một đô thị loại III, nhưng tỉ lệ dân số nội thị của TX Sông Công đạt tương đối cao, dân số tập trung khá đông tại khu vực nội thị đây là xu thế phát triển đúng hướng nhằm tận dụng và phát huy có hiệu quả giá trị đất đai đô thị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguồn lao động: dân số trong độ tuổi lao động của TX là 27911 người, bằng 55% tổng dân số toàn TX, đã giải quyết việc làm cho hơn 26200 người, chiếm 94% .Tổng số lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước (bao gồm Trung ương, địa phương và hành chính sự nghiệp) là 1847 người, chiếm tỉ lệ 7,05% và lao động làm việc ngoài khu vực nhà nước (bao gồm kinh tế tập thể, cá thể, tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài) là 22788 người, chiếm tỉ lệ 86,98%.