Kiến trúc và cảnh quan đô thị

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thị xã sông công - tỉnh thái nguyên giai đoạn 1985 - 2010 (Trang 73 - 74)

7. Cấu trúc luận văn

2.5.3. Kiến trúc và cảnh quan đô thị

Đã có Qui chế quản lý qui hoạch, kiến trúc đô thị, tuy nhiên công tác quản lý, thực hiện theo qui chế chưa đạt kết quả tương xứng với một đô thị văn minh hiện đại. Trên địa bàn TX hiện chưa có khu đô thị mới, khu cải tạo, chỉnh trang đô thị. Trên cơ sở qui hoạch chung xây dựng TX Sông Công đến 2020, TX đã có kế hoạch cải tạo, chỉnh trang 06 khu dân cư trên địa bàn TX. Hiện trên địa bàn có 25 % các tuyến phố chính có kiến trúc mặt phố hài hòa, có hè phố đủ mặt lát; đảm bảo mỹ quan đô thị về chiếu sáng, cây xanh, điểm nghỉ, thiết bị che chắn nắng, tường rào công trình, biển hiệu, quảng cáo, nơi bán hàng, chỗ đỗ xe; hệ thống đường dây (thông tin liên lạc và viễn thông, điện chiếu sáng, cấp điện sinh hoạt) được Điện lực Sông Công, Viễn thông Sông Công và các các đơn vị viễn thông khác trên địa bàn cũng đang có kế hoạch hạ ngầm cáp quang, đường dây điện, điện thoại đảm bảo mỹ quan đô thị và văn minh cho các tuyến phố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiện trên địa bàn TX có 06 khu không gian công cộng gồm: Nhà thi đấu; Rạp chiếu bóng; Nhà văn hóa, nhà thiếu nhi, sân vận động; Khu văn hóa, TDTT. TX có một số công trình kiến trúc tiêu biểu, công trình văn hóa, di tích lịch sử, danh thắng được Chính phủ, Bộ VH-TT và Du lịch và UBND tỉnh công nhận như: Cang Bá Vân, xã Bá Xuyên (cấp quốc gia); Chùa Bá Xuyên, phường Lương Châu (cấp tỉnh); Đền Phố Cò, Phường Phố Cò (cấp tỉnh) .Tỉ lệ các công trình văn hóa lịch sử và kiến trúc tiêu biểu được trùng tu, tôn tạo 60%. (Hình 2.10)

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thị xã sông công - tỉnh thái nguyên giai đoạn 1985 - 2010 (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)