7. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
Thời kì phong kiến: Thành Cổ Loa được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta
và là kinh đô của nhà nước Âu Lạc (thế kỉ III.TCN). Tiếp theo là sự xuất hiện thành Thăng Long (thế kỉ XI) rồi đến các đô thị: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến (thế kỉ XVI - XVIII). Có thể nói các đô thị Việt Nam thời phong kiến được hình thành trên cơ sở thành lũy, thương điếm, lâu đài…ở những nơi có vị trí thuận lợi với chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự. Trong thời kì này, chính sách “trọng nông, ức thương”, bế quan tỏa cảng của các triều đại phong kiến và nền kinh tế tiểu nông đã không tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị. Chức năng là trung tâm chính trị - hành chính lấn át chức năng kinh tế.
Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám đến năm 1954 Với chính sách “chia để trị”, thực dân Pháp đã tổ chức các huyện, tỉnh với quy mô nhỏ, mạng lưới đô thị kèm theo đồn trú quân sự rải đều khắp nước nhưng không có hoạt động kinh tế thúc đẩy nên tăng trưởng chậm. Mãi đến những năm 30 của thế kỉ XX mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hình thành một số đô thị trung bình như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn, Đà Nẵng…Trình độ ĐTH còn thấp, năm 1936 đạt 7,9% dân số, 20 năm sau (1955) mới đạt 11%.
Thời kỳ 1955 đến 1975: Những năm của thập kỷ 60, miền Bắc Việt Nam đi
vào quá trình khôi phục kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Các khu công nghiệp được cải tạo hoặc hình thành mới. Quá trình công nghiệp hóa đã tác động tới việc gia tăng tỉ lệ dân số đô thị. Năm 1965, tỉ lệ dân đô thị đạt tới 17,2%; trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, quá trình ĐTH bị chững lại, đến năm 1976 tỉ lệ dân đô thị giảm xuống còn 11,6%. Ở miền Nam, với chính sách dồn dân lập ấp chiến lược của chính quyền Mĩ - Ngụy, quá trình “ĐTH cưỡng bức” diễn ra nhanh chưa từng thấy (nhất là những năm 60). Các đô thị cũ được mở rộng (Sài Gòn, Biên Hòa, Đà Nẵng, Cần Thơ…), các đô thị mới được hình thành bên cạnh các căn cứ quân sự (Cam Ranh, Trà Nóc, Vị Thanh, Xuân Lộc…). Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh chóng, năm 1968 là 29,7%, đến năm 1974 là 43% dân số toàn miền Nam.
Thời kỳ từ khi Đổi mới đến nay: Dưới tác động của công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng như khuôn mẫu đời sống đô thị của nước ta có những biến đổi quan trọng. Tốc độ ĐTH diễn ra khá nhanh, đặc biệt trong những năm gần đây: Năm 1990 là 19,5%; năm 2000 là 24,2%; năm 2009 là 29,6%. (Hình 1.3).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1338 4527 10242 12880 18805 21658 23000 29.6 26.9 24.2 19.5 21.5 15 7.6 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 1930 1960 1975 1990 2000 2005 2009Năm Nghìn người 0 5 10 15 20 25 30 35 %
Số dân đô thị Tỉ lệ dân số thành thị
Hình 1.3 : Quy mô và tỉ lệ dân số đô thị Việt Nam thời kỳ 1930 – 2009. Nguồn: [13]
Số lượng đô thị tăng nhanh, quy mô đô thị chủ yếu thuộc loại vừa và nhỏ Năm 1990, cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ; đến năm 2009 đã có 724 đô thị, trong đó có 2 đô thị quy mô dân số trên 3 triệu người (Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh),còn lại hầu hết các đô thị của nước ta là loại nhỏ.
Bảng 1.2. Phân bố đô thị theo các vùng lãnh thổ của Việt Nam năm 2009
Các vùng Số đô thị TP trực thuộc TW TP trực thuộc tỉnh Thị xã Thị trấn Cả nước 724 5 48 46 625 Đồng bằng sông Hồng 142 2 10 6 124 Đông Bắc 121 6 7 108 Tây Bắc 35 3 2 31 Bắc Trung Bộ 99 6 6 87
Duyên hải Nam Trung Bộ 76 1 8 3 64
Tây Nguyên 56 4 5 47
Đông Nam Bộ 50 1 2 7 40
Đồng bằng sông Cửu Long 144 1 9 10 124
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tuy nhiên, có thể thấy quá trình ĐTH ở Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. ĐTH ở Việt Nam giai đoạn hiện nay cũng làm nảy sinh những mặt tiêu cực sau: (i) Việc mở rộng không gian đô thị đang có nguy cơ làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Theo báo cáo mới nhất của Hội Nông dân Việt Nam, mỗi năm có gần 200 nghìn ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng. (ii) Dân số đô thị tăng nhanh đã làm hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bị quá tải, đặc biệt là tình trạng yếu kém của hệ thống cấp thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn, nhà ở, giao thông đô thị, không gian sống…(iii) Tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt quá khả năng điều hành của chính quyền địa phương. (iv) Vấn đề thất nghiệp và đói nghèo đang diễn ra ở các đô thị.
Trước những thách thức trên, Đảng và Nhà nước đã đề ra chiến lược và chính sách phát triển đô thị đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới, ban hành “Định
hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị đến năm 2020”, trong đó có xác định
phương hướng xây dựng và phát triển các đô thị trên địa bàn cả nước và các vùng đặc trưng: (i) Dự báo mức tăng trưởng dân số đến năm 2020 dân số đô thị là 46 triệu người (chiếm 45% dân số cả nước). (ii) Dự báo nhu cầu sử dụng đất đô thị đến năm 2020 là 460 nghìn ha (chiếm 1,4% diện tích tự nhiên của cả nước). (iii) Về tổ chức không gian đô thị: mạng lưới đô thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sơ các đô thị trung tâm phải được tổ chức thành các chùm đô thị, có vành đai xanh bảo vệ để hạn chế tối đa sự tập trung dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái, tránh sự hình thành các siêu đô thị. Quy hoạch sử dụng đất đô thị đảm bảo các khu chức năng và cơ sở hạ tầng có quan hệ gắn bó. Hình thành bộ mặt kiến trúc hiện đại những vẫn kế thừa, bảo vệ, tôn tạo và giữ gìn các di sản văn hóa lịch sử, phát triển nền kiến trúc dân tộc. (iv) Về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật : xây dựng và duy trì bộ khung bảo vệ thiên nhiên trên địa bàn cả nước. Khai thác và sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhiên vào mục đích cải tạo đô thị. Có biện pháp xử lí, tái sử dụng các chất thải sinh hoạt và sản xuất bằng công nghệ thích hợp.