Định hướng kiến trúc cảnh quan đô thị

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thị xã sông công - tỉnh thái nguyên giai đoạn 1985 - 2010 (Trang 94 - 95)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.4.Định hướng kiến trúc cảnh quan đô thị

- Lấy trục đường Cách mạng Tháng 8 - Trục trung tâm hành chính - chính trị - văn hóa làm trục bố cục không gian chính cho toàn xã.

- Lấy các trục hướng Đông Tây (Thắng Lợi, Thống Nhất) là các trục thương mại, dịch vụ, văn hóa.

- Lấy trung tâm dân sinh đi giữa khu dân dụng từ phía Nam lên phía Bắc, làm trục bố cục không gian cho khu dân dụng.

- Không gian cửa ngõ phía Nam đô thị: để tạo điểm nhấn và không gian dẫn dắt vào thị xã theo trục đường Cách mạng Tháng 8 và ngã ba Phố Cò. Phát triển các công trình văn hóa, biểu tượng kết hợp cây xanh.

- Phát triển mạnh đô thị về hướng Đông hướng ra QL3 và tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Khai thác quỹ đất nông nghiệp khu vực Cải Đan và phía Nam Tân Quang vào phát triển đô thị và thương mại dịch vụ. Nối dài các trục giao thông hướng từ Đông sang Tây thông qua các tuyến Thắng Lợi (nối dài), Thống Nhất (đã kết nối); Tuyến đường nối Trung tâm hành chính đô thị với quốc lộ 3 là tiền đề để phát triển đô thị về hướng Đông. Không gian cửa ngõ phía Đông đô thị: Điểm cửa ngõ phía Đông thị xã Sông Công cần phát triển các công trình khách sạn, cửa hàng dịch vụ, văn phòng giao dịch, văn phòng đại diện của các công ty... được bố trí tại các không gian của các tuyến đường Đông Tây giao cắt với quốc lộ 3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đối với đường CMT10 là tuyến đã được xác định là kết nối với tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đã được định hình bởi KCN Sông Công sẽ mang lại hình ảnh của một đô thị công nghiệp đang trên đà phát triển.

- Không gian tại các khu ở đô thị bố cục mang hình ảnh của đô thị sinh thái vùng Trung du Bắc Bộ với hình ảnh nhà vườn, xen kẽ với đồi thấp kết hợp cây xanh khu ở và công trình công cộng khu ở.

- Không gian dọc tuyến sông Công khai thác tối đa vào phát triển cây xanh cách ly, sinh thái là lá phổi xanh cho đô thị, khai thác các hình thức du lịch sinh thái, nghỉ cuối tuần.

Xây dựng TX Sông Công mang đậm bản sắc vùng Trung du miền núi phía Bắc qua việc : Hạn chế tối đa việc thay đổi địa hình tự nhiên để giữ gìn bản sắc kiến trúc của vùng trung du, khai thác cảnh quan đẹp hai bên bờ Sông Công. Cải tạo chỉnh trang các khu phố hiện có phù hợp với quy hoạch được duyệt; Các Khu đô thị mới xây dựng hiện đại nhưng phù hợp với bản sắc văn hoá vùng trung du. Tại các khu trung tâm thị xã xây dựng công trình cao tầng để tạo không gian kiến trúc hiện đại, tiết kiệm xây dựng và nâng cao mật độ dân cư nhưng phải đảm bảo phù hợp với các công trình tiêu biểu, điểm nhấn của thị xã; Tại các khu vực xa trung tâm thị xã, xây dựng các công trình thấp tầng, chủ yếu là nhà vườn để đảm bảo cảnh quan tự nhiên, phù hợp với địa hình trung du; Tăng cường trồng cây xanh trong và xung quanh các khu công nghiệp. (Hình 3.2)

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thị xã sông công - tỉnh thái nguyên giai đoạn 1985 - 2010 (Trang 94 - 95)