III. CÁC LOẠI HÌNH TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI
1. TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI TRỰC TIẾP CỦA CÁC NGÂN HÀNG
1.3.3. STAND-BY L/C
Theo qui tắc thực hành tín dụng dự phòng quốc tế ISP 98, tín dụng dự phòng đƣợc định nghĩa là “cam kết không hủy ngang, độc lập, bằng văn bản và ràng buộc khi đƣợc phát hành…” “…Ngƣời phát hành cam kết với ngƣời hƣởng lợi thanh toán chứng từ xuất trình trên bề mặt phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thƣ tín dụng dự phòng theo đúng các qui tắc này” và “Ngƣời phát hành phải thanh toán chứng từ xuất trình bằng việc chuyển số
tiền theo phƣơng thức trả tiền ngay…., hoặc cam kết trả tiền sau hoặc chiết khấu…”
Các loại L/C dự phòng
- Tín dụng dự phòng đảm bảo thực hiện (Performance stand-by): Là loại tín dụng dự phòng đƣợc phát hành nhằm đảm bảo cho nghĩa vụ thực hiện hợp đồng chứ không phải nghĩa vụ trả tiền, bao gồm cho cả mục đích trang trải các khoản thiệt hại phát sinh do vi phạm của ngƣời xin mở tín dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng cơ sở.
- Thƣ tín dụng dự phòng cho khoản ứng trƣớc (advance payment
standby): Đảm bảo trách nhiệm đối với khoản tiền ứng trƣớc mà ngƣời thụ hƣởng đã cấp cho ngƣời xin mở tín dụng thƣ.
- Thƣ tín dụng dự phòng đảm bảo đấu thầu hay dự thầu (Bid bond/Tender bond standby): đảm bảo cho trách nhiệm phải thực hiện hợp đồng của ngƣời yêu cầu mở thƣ tín dụng dự phòng khi anh ta trúng thầu.
- Tín dụng dự phòng đối ứng (Counter standby): Loại tín dụng thƣ này đƣợc phát hành một thƣ tín dụng riêng biệt hay một cam kết khác của chính ngƣời hƣởng lợi qui định trong thƣ tín dụng dự phòng đối ứng.
- Tín dụng dự phòng tài chính (Financial standby): Là loại thƣ dự phòng bảo lãnh trách nhiệm trả lại khoản tiền đã vay.
- Thƣ tín dụng dự phòng trả tiền trực tiếp (Direct-pay standby): Là loại thƣ tín dụng dự phòng đảm bảo thanh toán khi nghĩa vụ thanh toán trong hợp đòng cơ sở đến hạn. Nó có đặc trƣng tƣơng tự nhƣ tín dụng dự phòng tài chính, nhƣng lại không quan tâm đến việc nó xảy ra vi phạm hay không. Đây là loại thƣ tín dụng dự phòng chƣa có hình thức bảo lãnh ngân hàng tƣơng ứng
- Tín dụng dự phòng bảo hiểm (insurance standby): Là loại thƣ tín dụng dự phòng bảo đảm nghĩa vụ bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm của ngƣời xin đƣợc phát hành tín dụng thƣ. Đây là cam kết của ngân hàng phát hành sẽ
thanh toán khoản tiền phí bảo hiểm nếu nhƣ ngƣời yêu cầu mở thƣ tín dụng dự phòng không nộp phí bảo hiểm, hoặc tái bảo hiểm đúng hạn. Nhờ vào loại thƣ tín dụng dự phòng này, ngƣời yêu cầu mở tín dụng có thể tạm thời chƣa phải trả phí bảo hiểm, nên có thể sử dụng nguồn vốn này vào kinh doanh. Điều đó sẽ có ý nghĩa lớn nếu khoản phí bảo hiểm lớn (trong thƣơng mại quốc tế, phí bảo hiểm chiếm tới 10% giá trị hàng hóa).
- Tín dụng dự phòng thƣơng mại (Commercial standby): Là loại thƣ tín dụng dự phòng đƣợc phát hành nhằm bảo lãnh cho trách nhiệm của ngƣời xin mở thƣ tín dụng phải thanh toán cho hàng hóa, hay dịch vụ trong trƣờng hợp không thanh toán không than toán bằng các phƣơng thức thanh toán khác.
Phạm vi sử dụng của tín dụng dự phòng
- Tín dụng dự phòng có thể đƣợc sử dụng nhƣ một bảo lãnh của ngân hàng phát hành nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng thƣơng mại, hợp đồng gia công, hợp đồng liên doanh hay hợp tác hay đảm bảo cho việc tham gia dự thầu.
- Bên cạnh đó, tín dụng dự phòng cũng thƣờng đƣợc phát hành để bảo lãnh các khoản vay của các hợp đồng vay nợ trong nƣớc nhƣ: trong xây dựng công trình hay quốc tế nhƣ các khoản tín dụng thƣơng mại dành cho nhà nhập khẩu hay để bảo đảm việc hoàn trả các khoản tiền ứng trƣớc.
- Một vài trƣờng hợp, tín dụng dự phòng còn đóng vai trò nhƣ một tín dụng thƣ thƣơng mại là đảm bảo khả năng thanh toán. Việc sử dụng tín dụng thƣ dự phòng thƣờng chứng tỏ các đối tác làm ăn có sự tin tƣởng lẫn nhau, việc thanh toán tín dụng dự phòng chỉ là bất đắc dĩ và để tăng độ an toàn. Chính vì vậy mà tín dụng thƣ dự phòng rất có triển vọng phát triển nhƣ là một công cụ đảm bảo thanh toán khi mối quan hệ làm ăn giữa các bên đã phát triển đến một mức độ nhất định.
- Ngoài ra, thực tế cho thấy tín dụng thƣ dự phòng đƣợc sử dụng kết hợp cùng các phƣơng thức bảo lãnh và thanh toán khác. Ví dụ: Một thƣơng vụ mà ngƣời bán và ngƣời mua thỏa thuận phƣơng thức thanh toán bằng một thƣ tín dụng trả ngay. Tuy nhiên, họ cũng có thể thỏa thuận thêm là ngƣời bán mở thƣ tín dụng dự phòng cho ngƣời mua hƣởng để đảm bảo giao hàng đúng hạn hay đảm bảo chất lƣợng hàng đúng nhƣ trong hợp đồng…
- Trong các hợp đồng thuê mua tài chính (leasing contract), bên cho thuê cũng yêu cầu bên thuê cũng có một thƣ tín dụng dự phòng do ngân hàng phát hành đảm bảo việc thanh toán tiền thuê đúng hạn. Tín dụng dự phòng còn đƣợc sử dụng để đảm bảo những nghĩa vụ tài chính theo phán quyết của tòa án.