II. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT
1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
1.2. SỰ PHÁT TRIỂN TRONG LĨNH VỰC THƢƠNG MẠI
Nền kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO đã có nhiều biến đổi sâu sắc.
- Số lƣợng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên một cách đáng kể
Theo tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đến 10-2007, Việt Nam có khoảng 280.000 doanh nghiệp đƣợc cấp giấy phép hoạt động, trong đó có 8.500 dự án FDI, trên 2.000 doanh nghiệp nhà nƣớc, còn lại là khu vực kinh tế tƣ nhân. Chính phủ Việt Nam dự kiến đến năm 2010 sẽ phát triển thêm 220.000 doanh nghiệp chủ yếu ở khu vực kinh tế tƣ nhân.
Thêm vào đó, việc Việt Nam gia nhập WTO đã có những tác động tích cực đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo đƣợc môi trƣờng điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hành lang pháp lý đầy đủ và thuận lợi hơn để phát triển. Thật vậy, năm 2000, Luật Doanh nghiệp ra đời (thực chất là luật dành cho kinh tế tƣ nhân). Từ đó đến nay, dƣới sức ép của tiến trình gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều nghị định mang tính pháp lý dành riêng cho sự hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.
Hội nhập WTO tạo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực kinh tế tƣ nhân phát triển. Nhìn lại thời kỳ bao cấp, quản lý nền kinh tế theo phƣơng thức kế hoạch hóa tập trung, khu vực kinh tế tƣ nhân không những không có luật chính thức để điều tiết sự hoạt động, mà còn bị sự "kỳ thị" của xã hội. Đến nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân đƣợc hoạt động bình đẳng trong một môi trƣờng pháp lý chung: kể từ năm 2006 các khu vực kinh tế của Việt Nam, không kể quy mô đều chịu sự điều tiết chung của Luật Đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp, các Bộ luật về thuế... Ngoài ra, vai trò của doanh nghiệp tƣ nhân ngày càng đƣợc nâng cao, doanh nhân làm ăn có hiệu quả, thành đạt đƣợc xã hội coi trọng.
thành phần kinh tế, kể cả hộ cá thể có đăng ký kinh doanh hợp pháp đều có quyền xuất - nhập khẩu trực tiếp với nƣớc ngoài. Các rào cản về giấy phép, hạn ngạch xuất - nhập khẩu giảm rất nhiều; việc đi lại của các cá nhân Việt Nam ra nƣớc ngoài hết sức dễ dàng, khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện thuận lợi tiếp cận với thị trƣờng thế giới.
Môi trƣờng kinh doanh minh bạch và công khai. Nếu trƣớc đây các thông tin về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chƣa đƣợc công khai đầy đủ, thƣờng thay đổi, khiến cho các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận không kịp thời, tốn nhiều thời gian và tiền bạc thì nay từ trung ƣơng đến địa phƣơng, các cơ quan của nhà nƣớc đều công khai công bố dƣới nhiều hình thức các cơ chế chính sách có liên quan đến doanh nghiệp. Môi trƣờng kinh doanh minh bạch, rõ ràng đã ảnh hƣởng tích cực đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thủ tục hành chính thuận lợi hơn – cơ hội tốt để loại trừ tham nhũng. Chƣơng trình cải cách thủ tục hành chính đang từng bƣớc đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Cơ chế "một cửa" ở các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất; hoàn thiện cơ chế đăng ký kinh doanh; hoàn thiện thủ tục hải quan, thủ tục nộp thuế... đã giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm chi phí thời gian và tiền bạc, nhờ đó mà tăng năng lực cạnh tranh.
Nhờ có hội nhập, tính tự chủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên. ở thời kỳ đóng cửa nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều hoạt động dƣới sự quản lý và can thiệp khá sâu của Nhà nƣớc: mua nguyên vật liệu ở đâu, bán cho ai đều có địa chỉ cụ thể. Nay mọi hoạt động của các doanh nghiệp đều do chủ đầu tƣ quyết định.
Cùng với tiến trình hội nhập, thuế nhập khẩu và các rào cản phi thuế quan giảm. Giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu phục vụ đầu vào của doanh nghiệp giảm, dẫn đến chi phí sản xuất hàng hóa tại Việt Nam giảm, điều này
rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi nền sản xuất hàng hóa Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu; giúp các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn trong việc đƣa hàng hóa thâm nhập vào thị trƣờng thế giới. Việt Nam đƣợc hƣởng Quy chế Tối huệ quốc tại 164 nƣớc trên thế giới nên nhiều ngành hàng, mặt hàng đƣợc miễn giảm thuế, xóa bỏ hạn ngạch. Đây chính là nguyên nhân cơ bản tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; sự cạnh tranh trên thị trƣờng tăng, tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đầu tƣ đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ chi phí để nâng cao sức cạnh tranh... Nhiều doanh nghiệp nhỏ, vừa nhƣ: Bitis, Kinh Đô... trƣớc đây chỉ là tổ hợp, nay trở thành các tập đoàn kinh tế có hàng hóa xuất khẩu đi nhiều nƣớc trên thế giới.
- Sự phát triển về số lƣợng và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nguyên nhân chính để Việt Nam nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu
Số liệu thống kê của Bộ Công thƣơng cho biết, đến hết tháng 11, xuất khẩu đã đạt 43,64 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu trong tháng đã đạt 4,3 tỷ USD.
Đến thời điểm cuối năm 2007, tất cả các sản phẩm xuất khẩu chủ lực thuộc nhóm "đại gia" có kim ngạch trên 1 tỷ USD đều đã về đích. Thủy sản đạt 3,45 tỷ USD, gạo đạt 1,45 tỷ USD, cao su 1,24 tỷ USD, dầu thô 7,55 tỷ USD, dệt may 7,05 tỷ USD, giày dép 3,53 tỷ USD, điện tử và linh kiện máy tính đạt 1,96 tỷ USD, sản phẩm gỗ 2,15 tỷ USD.
Đặc biệt, mặt hàng cà phê chỉ đạt chỉ tiêu khoảng 1 tỷ USD, nay đã đạt tới với mức tăng 72% về giá trị nhờ giá cà phê thế giới tăng cao.
Bên cạnh đó, các mặt hàng có mức tăng cao hơn dự kiến cả năm là: hạt tiêu đạt 249 triệu USD so với mức 192 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ; dệt may tăng 32%; sản phẩm nhựa tăng 49% so với cùng kỳ và đến nay đã đạt
Nhƣ vậy, sau những tháng đầu năm xuất khẩu không đạt nhƣ mong muốn. Từ quý III trở lại đây, xuất khẩu đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng kỳ vọng trên 20%. Điều này đã giúp cho việc hoàn thành kế hoạch xuất khẩu 2007 kịp thời điểm cuối năm.
Tuy nhiên, nhập siêu vẫn tiếp tục là điều đáng lo ngại. Tháng 11/2007, Chính phủ báo cáo trƣớc Quốc hội kim ngạch nhập khẩu 2007 ƣớc tính là 57 tỷ USD, tăng 27% so với 2006. Ba tháng sau, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ công bố các con số thực hiện tƣơng ứng là 62,68 tỷ USD và 39,6%. Kim ngạch nhập nguyên vật liệu vẫn chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ thuận với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gia công. Đã nhập khẩu trên 19.000 ô-tô nguyên chiếc và sẽ còn tăng vì nhiều doanh nghiệp FDI chuyển sang nhập nguyên chiếc thay vì lắp ráp (có nghĩa là ngành công nghiệp ô-tô Việt Nam có nguy cơ sẽ cáo chung). Nhƣ vậy, đến cuối năm 2007, nhập siêu đã vƣợt 10 tỷ USD.
2. Môi trƣờng pháp lý
Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Một xã hội ổn định và phát triển phụ thuộc vào hiệu quả tác động của pháp luật lên các mối quan hệ trong xã hội. Là một bộ phận trong xã hội, hoạt động ngân hàng không nằm ngoài quy luật đó. Hơn nữa, hoạt động ngân hàng mang tính đặc thù, nên xây dựng pháp luật về ngân hàng cần phải đƣợc đặt ra và xem xét một cách thấu đáo.
Nƣớc ta đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, lĩnh vực luật pháp đang đƣợc quan tâm xây dựng, sửa đổi để đáp ứng các yêu cầu hội nhập. Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) ban hành năm 1997 là một bƣớc tiến mới trong lĩnh vực ngân hàng, tuy vậy, sau hơn 5 năm thi hành đã bộc lộ những hạn chế và đã đƣợc sửa đổi bổ sung vào năm 2003 và 2004.
Bên cạnh Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng, nhà nƣớc ta cũng đã từng bƣớc hoàn thiện khung pháp luật cho các hoạt
động kinh doanh của ngân hàng nhƣ hoàn thiện pháp luật về ngoại hối và quản lý ngoại hối; pháp luật về thƣơng phiếu; pháp luật về thanh toán quốc tế; xây dựng hành lang pháp lý về đảm bảo an toàn, minh bạch, phòng chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng; xây dựng và đƣa các qui định pháp luật về cạnh tranh vào lĩnh vực ngân hàng nhằm tăng cƣờng biện pháp kiểm tra kiểm tra, giám sát hoạt động, bảo đảm an toàn hệ thống.
- Khung pháp luật về ngoại hối và quản lý ngoại hối ban hành trong thời gian qua đã tạo đƣợc cơ sở pháp lý tƣơng đối hoàn chỉnh để điều chỉnh lĩnh vực này, nhƣ Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 về quản lý ngoại hối, Nghị định 05/2001/NĐ-CP ngày 17/01/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối, Nghị định 86/1999/NĐ-CP ngày 30/08/1999 của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc, Quyết định 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002 của Thống đốc NHNN về trạng thái ngoại tệ của các TCTD đƣợc phép hoạt động ngoại hối...
- Pháp luật về thƣơng phiếu: Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu pháp luật về thƣơng phiếu phải phù hợp với thông lệ quốc tế, thúc đẩy sự phát triển của thƣơng mại quốc tế. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 24/12/1999, ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Thƣơng phiếu, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 32 hƣớng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
- Pháp luật về thanh toán quốc tế: Các quan hệ liên quan đến thanh toán quốc tế đƣợc quy định trong rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau, nhƣ Bộ luật Dân sự, Luật Thƣơng mại, Luật NHNN, Luật Các TCTD..., mà các quy định trong các văn bản này tập trung vào vấn đề áp dụng các điều ƣớc quốc tế khi các quan hệ do các luật này điều chỉnh có yếu tố nƣớc ngoài. Luật Thƣơng mại đƣợc Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 đã khẳng định vai trò của các tập quán thƣơng mại quốc tế trong điều chỉnh các hoạt động của kinh doanh thƣơng mại. Tập quán thƣơng mại là
miền hoặc một lĩnh vực thƣơng mại, có nội dung rõ ràng đƣợc các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thƣơng mại. Từ đó, Luật Thƣơng mại xác định nguyên tắc áp dụng thói quen và nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thƣơng mại. Trong hoạt động thƣơng mại của các thƣơng nhân hiện nay, ngoài các quy định của pháp luật, còn có các tập quán kinh doanh. Điều này không làm giảm đi vai trò của pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ kinh doanh, trái lại, còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ đó.
Môi trƣờng pháp lý cho hoạt động của Ngân hàng còn đƣợc hoàn thiện trong nhiều bộ luật khác nữa nhƣ luật cạnh tranh đƣợc Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2005 đối với tất các ngành trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng trong thời gian gần đây cũng hết sức gay gắt, nhất là khi ngày càng nhiều các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài góp vốn vào các NHTM cổ phần, làm tăng quy mô vốn, công nghệ và khả năng cạnh tranh của các NHTM cổ phần. Các NHTM Nhà nƣớc đang dần thay đổi để có thể cạnh tranh tốt hơn, khẳng định vị thế của mình trong hệ thống tài chính. Các ngân hàng nƣớc ngoài cũng đã đẩy mạnh các hoạt động đầu tƣ vào lĩnh vực ngân hàng ở nƣớc ta. Khung pháp lý cho việc thành lập các ngân hàng 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã có. Hành lang pháp lý về bảo đảm an toàn, minh bạch, phòng chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng đƣợc chú trọng. Cùng với Bộ luật Hình sự 1999, Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Nghị định 75/2005/NĐ-CP ngày 7/06/2005 của Chính phủ về phòng chống rửa tiền đã tạo nên một cơ chế bảo đảm an toàn, minh bạch, phòng chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.
Nhìn chung, hành lang pháp lý cho sự phát triển của hoạt động ngân hàng nói chung và các hoạt động tài trợ thƣơng mại của các ngân hàng đã
đƣợc chú trọng. Tạo môi trƣờng pháp lý an toàn và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngân hàng trong thời gian sắp tới.
III. Thực trạng hoạt động tài trợ thƣơng mại tại các NHTMVN hiện nay
Với việc phát triển bùng nổ trong lĩnh vực Ngân hàng trong thời gian vừa qua, hệ thống Ngân hàng đã đƣợc phát triển rộng khắp các tỉnh trong cả nƣớc. Hệ thông Ngân hàng rộng khắp này đã đƣa đƣợc các hoạt động tài trợ thƣơng mại tới với hầu hết các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực, ngành nghề.
Nổi bật trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay, một số ngân hàng hàng đầu nhƣ Ngân hàng á Châu (ACB), Ngân hàng xuất nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank), Ngân hàng quốc tế (VIBank), Ngân hàng Kỹ Thƣơng (Techcombank), Ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)…phát triển rất mạnh mẽ và có hiệu quả các dịch vụ tài trợ thƣơng mại và có doanh thu, thu nhập từ các dịch vụ này lớn.