KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại một số ngân hàng thương mại việt nam hiện nay (Trang 48 - 51)

- Hệ thống Ngân hàng Việt Nam trƣớc thời kỳ “đổi mới” 1986: Thống trị hệ thống Ngân hàng Đông dƣơng suốt thời kỳ pháp thuộc là Ngân hàng Đông dƣơng do Pháp thành lập vào đầu nửa sau thế kỷ 19. Giai đoạn 1945–1954, VN bị chia cắt, đan xen bởi những vùng tự do thuộc Chính quyền cách mạng kiểm soát và những vùng bị Pháp chiếm đóng. Theo đó, hệ thống Ngân hàng của Việt Nam cũng ở trong tình trạng chia cắt.

Tháng 5 năm 1951, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam ngày nay) đƣợc thành lập. Sự ra đời của Ngân hàng Quốc Gia đánh dấu một bƣớc ngoặt trong lịch sử phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

- Cải cách khu vực Ngân hàng sau 1986 và sự phát triển của nó đến nay:

Cuộc cải cách hệ thống Ngân hàng đƣợc thực hiện trong suốt gần ba thập kỷ, đƣợc đặc trƣng bằng việc hình thành một hệ thống Ngân hàng 2 cấp, gồm Ngân hàng nhà nƣớc (NHNN) – đóng vai trò Ngân hàng Trung Ƣơng (NHTW), và 4 Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc (NHTM NN) chuyên doanh độc lập. Với việc ra đời của 2 pháp lệnh về Ngân Hàng (sau này là 2 luật về Ngân hàng), một hệ thống pháp luật về ngành Ngân hàng đã đƣợc xây dựng nhằm tạo lập những khuôn khổ pháp lý ban đầu cho sự vận hành của hệ thống Ngân hàng mới.

Sau gần 3 thập kỷ tiến hành cải cách, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã trải qua 2 giai đoạn phát triển đáng lƣu ý: (i) Giai đoạn đầu 1990-1996 là sự

tăng lên nhanh chóng về số lƣợng và loại hình các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng sự tăng vọt của cầu về dịch vụ Ngân hàng trong giai đoạn đầu “bung ra” của thời kỳ chuyển đổi;4 (ii) Giai đoạn tiếp theo từ 1997 tới nay là củng cố, chấn chỉnh hệ thống Ngân hàng.

Thực tế cho thấy một sự phát triển vƣợt bậc của hệ thống Ngân hàng, bắt đầu từ diện rộng - số lƣợng và loại hình, chuyển sang theo chiều sâu - năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, quản lý rủi ro, số và chất lƣợng sản phẩm/dịch vụ Ngân hàng, hiệu quả kinh doanh, với mức độ tập trung hoá ngày càng cao nhờ ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu của công nghệ tin học và khoa học quản lý vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Trong thời kỳ đổi mới của đất nƣớc, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những đóng góp rất lớn trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát. Từ một hệ thống ngân hàng một cấp, Ngân hàng Việt Nam đã nhanh chóng chuyển thành ngân hàng hai cấp: NHNN và hệ thống các ngân hàng chuyên doanh, các tổ chức tín dụng khác. NHNN có những đổi mới mạnh mẽ về xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ, quản lý nhà nƣớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng… Hệ thống ngân hàng thƣơng mại (NHTM) và tổ chức tín dụng (TCTD) đã phát triển đa dạng về mô hình tổ chức, loại hình sở hữu, đa dạng nghiệp vụ. Hệ thống này chuyên làm nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, cho vay, cung ứng dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế…

Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang tiếp tục đổi mới theo xu hƣớng hội nhập. NHNN nâng cao năng lực xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng các nghịệp vụ Ngân hàng trung ƣơng (NHTƢ), và nâng cao năng lực quản lý theo chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao, bảo đảm hoạt động an toàn hệ thống ngân hàng, ổn định tiền tệ. Hệ thống NHTM và TCTD nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng lực và trình độ cán bộ, đa dạng các dịch vụ ngân hàng

hiện đại,…phát triển vững mạnh và an toàn, đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.

Cho tới năm 2007, hệ thống NHVN đã có sự phát triển về nhiều mặt: quy mô vốn, điều lệ đƣợc nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn giảm thấp, năng lực tài chính đƣợc tăng cƣờng; các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày càng đa dạng hơn, mạng lƣới đƣợc mở rộng…

Về tổ chức, ngành NHVN bao gồm: Hiện nay, nếu xét về số lƣợng thì chúng ta có 5 ngân hàng thƣơng mại (NHTM) nhà nƣớc, 1 Ngân hàng chính sách, 33 NHTM cổ phần đô thị,1 NHTM cổ phần nông thôn, 1 Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Quỹ hỗ trợ phát triển mới đƣợc chính thức trở thành Ngân hàng Phát triển Việt Nam vào ngày 19/5/2006 với 01 trụ sở chính và hệ thống 61 chi nhánh Ngân hàng Phát triển tại các địa phƣơng), 5 ngân hàng liên doanh, 37 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, 9 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, 43 văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nƣớc ngoài và khá nhiều quỹ nhƣ hệ thống Quỹ tín dụng bƣu điện, các Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu hoạt động ở Việt Nam. Với cơ cấu nhƣ trên, có thể thấy rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam đang chuyển dần tới một hệ thống tƣơng tự nhƣ hệ thống ngân hàng của các nền kinh tế đang nổi và mới phát triển.

Bảng 1. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng tại Việt Nam

STT Các ngân hàng tại Việt Nam Số lƣợng

1 NHTM Nhà nƣớc 5

2 Ngân hàng chính sách xã hội 1

3 NHTM cổ phần đô thị 33

4 NHTM cổ phần nông thôn 1

5 Ngân hàng liên doanh 5

6 Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài 37

8 Công ty tài chính 9

9 Công ty cho thuê tài chính 12

(Nguồn: http://www.sbv.gov.vn)

Về tƣơng quan thị phần, với 5 NHTM nhà nƣớc, 1 ngân hàng chính sách và 37 NHTM cổ phần, các NHTM trong nƣớc hiện đang thống trị không chỉ thị trƣờng tiền gửi mà cả thị trƣờng cho vay với khoảng gần 90% thị phần (trong đó, các NHTM nhà nƣớc chiếm hơn 70%). Lý do là nhóm ngân hàng này không phải chịu những hạn chế về quy mô hoạt động hay số lƣợng các chi nhánh trong một khu vực, trong khi ngân hàng nƣớc ngoài gặp phải một số hạn chế khi nhận tiền gửi tại thị trƣờng trong nƣớc. Thực tế là cho đến nay, tính riêng số lƣợng các chi nhánh cấp 1 của các NHTM nhà nƣớc đã lên tới 309 chi nhánh. Còn đối với các NHTM cổ phần cũng đã có mặt ở hầu hết các trung tâm lớn trong cả nƣớc, bình quân mỗi ngân hàng có khoảng từ 20-30 chi nhánh. Ngoài ra, một lƣợng lớn các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp nhà nƣớc, vốn đã có quan hệ từ lâu, đã tạo thêm sức mạnh cho nhóm này. Trong khi đó, nhóm các ngân hàng nƣớc ngoài chỉ chiếm một thị phần khiêm tốn (chƣa đến 10%) trên cả thị trƣờng huy động vốn và cho vay. Tuy nhiên, theo đánh giá của bản thân các ngân hàng nƣớc ngoài, nếu loại trừ các khoản vay ƣu đãi từ các NHTM nhà nƣớc cho các dự án Chính phủ, thị phần của họ trong thị trƣờng thuần nhất có thể sẽ tăng lên tới 15%-17%.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại một số ngân hàng thương mại việt nam hiện nay (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)