III. CÁC LOẠI HÌNH TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI
2. TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI GIÁN TIẾP
Loại hình tài trợ thƣơng mại gián tiếp là những giải pháp tạo ra môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các chủ thể tham gia thƣơng mại và cho hoạt động kinh doanh phát triển. Môi trƣờng kinh doanh thuận lợi đó chỉ có thể đƣợc tạo ra bởi bàn tay của Nhà nƣớc bằng hệ thống các chính sách và biện pháp của Nhà nƣớc nhằm vào mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cƣờng, triển khai sự hợp tác và phân công lao động quốc tế.
2.1. Chính sách thuế và lệ phí
Thuế và lệ phí là nguồn thu chính của ngân sách Nhà nƣớc. Các quốc gia trong hoạch định chính sách tài chính của mình bao giờ cũng lấy việc tăng thu ngân sách thông qua việc thu thuế và lệ phí để đảm bảo chi cho ngân sách là giải pháp có ý nghĩa chiến lƣợc. Ngân sách quốc gia có quan hệ logic với với cán cân thanh toán của quốc gia đó. Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu là biện pháp quan trọng góp phần cân bằng cán cân thanh toán của quốc gia đó. Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu là biện pháp quan trọng góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế cũng có nghĩa là góp phần tăng thu ngân sách.
Thuế và lệ phí là một trong những yếu tố cấu thành nên giá sản phẩm. Giảm đƣợc thuế và lệ phí cho các nhà xuất khẩu là tạo nên vị thế cạnh tranh có lợi hơn cho họ. Nhiều quốc gia cho rằng, việc giảm thuế và lệ phí đó coi nhƣ là một khoản đầu tƣ cho doanh nghiệp. Thuế xuất nhập khẩu vừa dùng nhƣ là hàng rào bảo vệ nền kinh tế quốc gia, vừa đƣợc dùng nhƣ là phƣơng tiện vƣợt qua các rào cản quốc gia của các nƣớc khác. GATT, WTO, AFTA, CEPT…là sản phẩm của sự thỏa hiệp quốc gia về cách sử dụng hợp lý công cụ thuế của các thành viên.
Chính sách thuế xuất nhập khẩu tựu trung nhằm vào 2 xu hƣớng.
Một là, đánh thuế nhập khẩu cao vào những mặt hàng nội địa mà mình cần bảo vệ, giảm đến miễn thuế xuất khẩu hàng hóa để tạo ra vị thế cạnh tranh của hàng hóa nƣớc mình trên thị trƣờng thế giới.
Hai là, cho nƣớc ngoài hƣởng biểu xuất thuế ƣu đãi trong khuôn khổ hiệp định song phƣơng hoặc đa phƣơng, ví dụ: Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (Most avoured Nation Treatment- MFN), chế độ ƣu đãi phổ cập (Generalized System of Preference-GSP) của các nƣớc phát triển dành cho các nƣớc đang phát triển, Quan thuế ƣu đãi hiệu lực chung (Common Efecttive Preferentail Tariff-CEPT) của các nƣớc ASEAN…
2.2. Chính sách tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là giá cả đơn vị tiền tệ nƣớc này đƣợc thể hiện bằng một số tiền tệ nƣớc kia và ngƣợc lại. Trong thời đại ngày nay, tỷ giá hối đoái đƣợc thả nổi tự do. Tỷ giá hối đoái biến động từng ngày trên thị trƣờng do sự thay đổi của quan hệ cung cầu ngoại hối và tình hình các ngân tố kinh tế, chính trị, xã hội quyết định. Biến động của tỷ giá hối đoái ảnh hƣởng đến mọi hoạt động kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài.
Một chính sách tỷ giá thích hợp sẽ có tác dụng tốt đến nền kinh tế. Để tài trợ cho thƣơng mại của một nƣớc , tỷ giá hối đoái đƣợc coi nhƣ một công
cụ hữu hiệu có tác dụng trực tiếp và nhạy bén ảnh hƣởng đến lợi nhuận của các nhà kinh doanh.
Các quốc gia đã chuyển dần từ cơ chế tỷ giá “đơn tỷ” sang cơ chế tỷ giá “đa tỷ” theo nguyên tắc một “Tỷ giá cơ bản” sinh ra nhiều tỷ giá ƣu đãi khác nhau. Để tài trợ cho các nhà xuất nhập khẩu sau khi giao hàng sẽ bán ngoại tệ cho ngân hàng chỉ theo tỷ giá hối đoái ƣu đãi định trƣớc.
Cùng với việc hình thành nhiều cơ chế tỷ giá ƣu đãi. Có những nƣớc áp dụng chế độ cung kết hối mang tính ƣu đãi cho nhà xuất khẩu. Ví dụ, mức độ kết hối chung là 90%, nhƣng tùy theo mặt hàng xuất khẩu, thị trƣờng và khu vực xuất khẩu, thị trƣờng và khu vực xuất khẩu mà đƣợc hƣởng mức kết hối thấp hơn từ 70%-90% chẳng hạn.
Chế độ cung kết hối này thƣờng đƣợc áp dụng ở những nƣớc có lạm phát.
2.3. Chính sách lãi suất
Lãi suất là một biến số đƣợc chú ý nhiều nhất. Lãi suất tăng hay giảm đều khiến mọi ngƣời quan tâm vì nó quyết định đến việc sử dụng đồng tiền của mọi ngƣời: hoặc là gửi tiết kiệm nếu lãi suất tiết kiệm cao hơn các loại lãi xuất khác hoặc đầu tƣ vào sản xuất nếu tiền lời đầu tƣ cao hơn lãi suất tiết kiệm hoặc là đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán nếu thu đƣợc cổ tức và trái tức nhiều hơn… Vì vậy, lãi suất có tác động đến đời sống kinh tế và xã hội.
Chính sách lãi suất là chính sách của ngân hàng nhà nƣớc tác động đến sự biến động của lãi suất tăng lên hay giảm đi nhằm điều chỉnh đến các dòng vốn trên thị trƣờng hoặc nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp vay vốn với chi phí rẻ hơn để hỗ trợ cho sự phát triển một ngành, một lĩnh vực, một khu vực nào đó.
Chính sách lãi suất có 3 vai trò chủ yếu sau đây:
- Điều tiết kinh tế vĩ mô: Do lãi xuất là yếu tố đầu tiên ảnh hƣởng đến cung và cầu vốn và sự phân bổ các nguồn vốn, nên nhà nƣớc sử dụng nó nhƣ là một công cụ rất tích cực để tác động đến lĩnh vực sản xuất và kinh
doanh. Chính sách lãi suất góp phần giữ vững các cân đối kinh tế chủ yếu của nền kinh tế thông qua việc hạn chế hoặc kích thích đầu tƣ, mở rộng hay thu hẹp đầu tƣ ngành này hay ngành khác. Dựa vào lãi suất, các doanh nghiệp nói riêng và các nhà quản lý nói chung có thể lựa chọn những ngành sản xuất khác nhau để đầu tƣ nhằm thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên, do các nhà đầu tƣ thƣờng tập trung vào những nơi sinh lợi nhiều còn những nơi kém hấp dẫn thì bỏ qua nên dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng kinh tế, phân hóa xã hội. Để tránh điêu này, nhà nƣớc phải đƣa ra một chính sách lãi suất một cách đảm bảo tính hiệu quả, công bằng và ổn định nền kinh tế. Đối với khu vực xa xôi, khó khăn, ít tài nguyên, những ngành quan trọng nhƣ xuất nhập khẩu…Nhà nƣớc sẽ khuyến khích các nhà đầu tƣ bỏ vốn vào đó thông qua lãi suất ƣu đãi. Còn ở những nơi, những ngành tập trung quá nhiều vốn đầu tƣ, để giảm bớt sự căng thẳng về nhu cầu vốn cũng nhƣ sự khai thác quá mức, nhà nƣớc sẽ nâng lãi suất cho vay lên với các dự án, công trình đầu tƣ tại đó. Mỹ, Trung Quốc, Anh là những quốc gia có chính sách lãi suất khá linh hoạt.
- Tác động đến tình hình lạm phát: Một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát là lƣợng tiền phát hành đƣa vào lƣu thông vƣợt quá lƣợng tiền tệ cần thiết đƣa vào lƣu thông khiến chi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng vọt. Có nhiều giải pháp có thể thu hẹp đƣợc lƣợng tiền tệ bành trƣớng quá mức này, trong đó phải kể đến việc áp dụng chính sách nâng cao lãi suất cho vay lên để thu hẹp phạm vi lƣu thông tiền tệ và tín dụng lại.
- Tác động kích thích tiết kiệm: Số tuyệt đối về tiết kiệm sẽ tùy thuộc vào độ lớn tuyệt đối của mức thu nhập cá nhân. Nếu thu nhập cá nhân càng lớn thì tiết kiệm càng nhiều, vì con ngƣời không luôn biết nghĩ cho tƣơng lai của mình khi anh ta không còn khả năng kiếm tiền, lao động đƣợc nữa. Số tiền tiết kiệm sẽ góp phần nuôi sống anh ta trong quãng đời còn lại và có thể để rành cho con cháu. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong điều kiện
đầu tƣ và tiêu dùng cá nhân lại diễn ra khác. Nếu tỷ lệ lạm phát lớn hơn lãi suất tiết kiệm thì ngay lập tức xuất hiện khuynh hƣớng tiêu dùng cá nhân cho bản thân và cho dự trữ tăng lên hay tìm loại đầu tƣ hay tiết kiệm dƣới hình thức khác có lợi hơn. Tình trạng này kéo dài làm cho số tiền lƣu thông ngày càng nhiều vƣợt lƣợng giá trị hàng hóa, do đó sẽ làm cho lạm phát ra càng tăng hơn đẩy nền kinh tế bƣớc vào khủng hoảng.
Trong nền kinh tế quốc dân, nguồn vốn đầu tƣ vào sản xuất chủ yếu là nguồn huy động là nguồn vốn huy động từ dân cƣ, đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn. Một công cụ khá hấp dẫn để thu hút các nguồn vốn đó là lãi suất tiết kiệm cao. Chính sách lãi suất sẽ đƣợc định hình theo các mức lãi suất cao để huy động các nguồn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, dƣ thừa hình thành trong xã hội. Tất cả các chính sách và công cụ nói trên đều nhằm vào mục tiêu xây dựng một nền kinh tế xuất khẩu độc lập và tự chủ để có đủ điều kiện và khả năng chủ động tham gia tích cực vào hội nhập quốc tế. Một nền kinh tế xuất khẩu tự chủ là một nền kinh tế có cơ sở vật chất kinh tế hạ tầng phục vụ xuất khẩu tốt và có nguồn nhân lực lực kỹ thuật cao đông đảo. Muốn vậy phải có chính sách đầu tƣ thích đáng.