NHỜ THU (COLLECTION)

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại một số ngân hàng thương mại việt nam hiện nay (Trang 30 - 38)

III. CÁC LOẠI HÌNH TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI

1. TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI TRỰC TIẾP CỦA CÁC NGÂN HÀNG

1.2.2. NHỜ THU (COLLECTION)

(1) Nhờ thu trơn (Clean colection)

Phƣơng thức nhờ thu là một phƣơng thức thanh toán mà trong đó ngƣời ta có các khoản tiền phải thu từ các công cụ thanh toán nhƣng không thể tự mình thu đƣợc, cho nên phải ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán đó không kèm với với điều kiện chuyển giao chứng từ.

Các bên tham gia nhờ thu gồm có:

- Ngƣời ủy thác thu tức là ngƣời hƣởng lợi (Principal).

- Ngân hàng ở nƣớc ngƣời ủy thác là ngân hàng nhận sự ủy thác chuyển công cụ nhờ thu để nhờ ngân hàng đại lý của mình ở nƣớc ngoài thu tiền hộ (Remitting bank).

- Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển là ngân hàng ở nƣớc ngƣời trả tiền, gọi là ngân hàng nhờ thu (Collecting bank) hay còn gọi là ngân hàng xuất trình công cụ thanh toán để đòi tiền (Presenting bank).

- Ngƣời trả tiền hay còn gọi là ngƣời bị ký phát (Drawee). - Các công cụ thanh toán thƣờng gồm có:

- Hối phiếu thƣơng mại – Bill of exchange

- Kỳ phiếu thƣơng mại – Promissory note

- Séc quốc tế – International check - Hóa đơn thu tiền – Financial invoice

- Ngƣời hƣởng lợi và ngƣời trả tiền phải tin cậy lẫn nhau, bởi vì việc trả tiền có đƣợc thực hiện hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của ngƣời trả tiền, còn ngân hàng chỉ là trung gian thu hộ.

Ngân hàng chỉ có vai trò là trung gian thu hộ tiền cho khách hàng, còn thu đƣợc hay không, thu đủ hay không, có đúng hạn hay không thì ngân hàng không chịu trách nhiệm. Chính vì vậy phƣơng thức này chứa đựng nhiều rủi ro đối với ngƣời ủy thác thu tức là ngƣời hƣởng lợi

- Phƣơng thức nhờ thu phiếu trơn không đƣợc áp dụng nhiều trong thanh toán thƣơng mại, vì nó không đảm bảo quyền lợi cho ngƣời xuất khẩu, do việc nhận hàng hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán, cho nên ngƣời nhận hàng có thể nhận hàng hoặc không trả tiền hoặc chậm trễ trả tiền

- Để hạn chế rủi ro khi áp dụng phƣơng thức này, ngƣời ủy thác thu cần có điều khoản chế tài qui định trong các hợp đồng cơ sở, lệnh nhờ thu và thƣ nhờ thu. Ví dụ:

Trong hợp đồng cơ sở, hai bên cần thỏa thuận thời gian cụ thể phải trả tiền hoặc phải chấp nhận thanh toán khi ngân hàng xuất trình công cụ thanh toán. Nếu trả chậm thì bị phạt lãi trả chậm

Trong lệnh nhờ thu và thƣ nhờ thu cũng phải qui định chế tài phạt tƣơng tự. (2) Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection)

Phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ là một phƣơng thức thanh toán mà trong đó ngƣời có các khoản tiền phải thu ghi trên các công cụ thanh toán, nhƣng không thể tự mình thu đƣợc từ ngƣời bị ký phát mà phải ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán với điều kiện là sẽ giao chứng từ nếu ngƣời bị ký phát thanh toán, hoặc chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác đã qui định

Phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ là một phƣơng thức đƣợc áp dụng chủ yếu trong thanh toán thƣơng mại quốc tế vì phƣơng thức này hạn chế, phòng ngừa và tránh đƣợc những rủi ro trong các phƣơng thức thanh toán

không kèm chứng từ. Ngƣời xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thay mặt mình khống chế chứng từ đối với ngƣời nhập khẩu với điều kiện là thanh toán đổi lấy bộ chứng từ (Document against payment-D/P), hoặc chấp nhận thanh toán đổi lấy chứng từ (Document against acceptance- D/A) hoặc thực hiện các điều kiện và điều khoản quy định đổi lấy chứng từ (Document against other terms and conditions-D/TC).

Các bên tham gia nhờ thu gồm:

- Ngƣời ủy thác thu tức là ngƣời hƣởng lợi (Principal)

- Ngân hàng ở nƣớc ngƣời ủy thác là ngân hàng nhận sự ủy thác chuyển công cụ nhờ thu để nhờ ngân hàng đại lý của mình ở nƣớc ngoài thu tiền (Remitting bank).

- Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển là ngân hàng ở nƣớc ngƣời trả tiền, gọi là ngân hàng nhờ thu (collecting bank) hay còn gọi là ngân hàng xuất trình công cụ thanh toán để đòi tiền (Presenting bank).

- Ngƣời trả tiền hay còn gọi là ngƣời bị ký phát (Drawee).

Cơ sở tài trợ: Cả hai phƣơng thức nhờ thu nhờ thu kèm chứng từ và nhờ thu trơn mà các ngân hàng thực hiện cho doanh nghiệp đều cung cấp tài trợ thƣơng mại cho các doanh nghiệp trên các cơ sở:

- Trong phƣơng thức thanh toán nhờ thu, thực chất ngƣời xuất khẩu cấp tín dụng cho ngƣời nhập khẩu vì việc thanh toán tiền hàng chậm hơn so với thời gian giao hàng. Với việc cung cấp dịch vụ nhờ thu, ngân hàng đã trợ giúp việc cấp và nhận tín dụng giữa ngƣời xuất khẩu và ngƣời nhập khẩu.

- Trong phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ, ngân hàng giúp các doanh nghiệp xuất khẩu quản lý việc thanh toán tránh khỏi các rủi ro nhƣ không thu đƣợc tiền hàng, thu không đủ, thu không đúng hạn… mà các phƣơng thức thanh toán chuyển tiền hay nhờ thu trơn không tránh khỏi.

Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (Ngân hàng mở thƣ tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (ngƣời yêu cầu mở thƣ tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một ngƣời khác (ngƣời hƣởng lợi số tiền của thƣ tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do ngƣời này kí phát trong phạm vi số tiền đó khi ngƣời này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra phù hợp với các điều khoản, điều kiện trong thƣ tín dụng.

Trong phƣơng thức tín dụng chứng từ có 4 bên tham gia chính :

- Ngƣời xin mở thƣ tín dụng (Applicant): là ngƣời nhập khẩu hàng.

- Ngƣời hƣởng lợi thƣ tín dụng (Beneficiary): Là ngƣời xuất khẩu. - Ngân hàng phát hành hay ngân hàng mở L/C (Issuing bank hay Opening bank): là ngân hàng phát hành thƣ tín dụng theo yêu cầu của ngƣời nhập khẩu. Đây là ngân hàng đại diện cho ngƣời nhập khẩu, chịu trách nhiệm trả tiền cho ngƣời xuất khẩu.

- Ngân hàng thông báo (Advising bank): là ngân hàng có trách nhiệm thông báo và gửi bản gốc thƣ tín dụng cùng các sửa đổi thƣ tín dụng tới ngƣời xuất khẩu. Ngân hàng này thƣờng là ngân hàng đại lý hoặc là chi nhánh của ngân hàng mở thƣ tín dụng đặt tại nƣớc ngƣời xuất khẩu.

Đặc điểm của phƣơng thức tín dụng chứng từ

- Phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ liên quan đến hai quan hệ hợp đồng độc lập: là quan hệ giữa ngƣời mở thƣ tín dụng với ngân hàng phát hành và quan hệ giữa ngân hàng phát hành với ngƣời xuất khẩu.

- Trong phƣơng thức tín dụng chứng từ có hai nguyên tắc cơ bản: Một là, nguyên tắc độc lập của thƣ tín dụng: Thƣ tín dụng hoàn toàn độc lập với hợp đồng thƣơng mại hay bất kỳ một hợp đồng nào khác làm cơ

sở cho thƣ tín dụng, ngay cả khi thƣ tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng này.

Hai là, nguyên tắc tuân thủ chặt chẽ của chứng từ: khi kiểm tra các chứng từ xuất trình, các ngân hàng chỉ thanh toán cho ngƣời hƣởng lợi khi các chứng từ này tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của L/C. Bất kỳ sự đi chệch khỏi nguyên tắc này đều có thể đem lại rủi ro cho ngân hàng.

- Các bên giao dịch chỉ căn cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hoá: Chứng từ xuất trình là căn cứ duy nhất để ngân hàng quyết định trả tiền hay từ chối thanh toán cho ngƣời hƣởng lợi thƣ tín dụng, là căn cứ duy nhất để ngƣời nhập khẩu hoàn trả hay từ chối trả tiền cho ngân hàng.

- Phƣơng thức tín dụng chứng từ đảm bảo một cách tƣơng đối quyền lợi của ngƣời bán và ngƣời mua trong hợp đồng ngoại thƣơng. Trong quan hệ mua bán, ngƣời mua luôn muốn nhận đƣợc hàng hoá rồi mới trả tiền, ngƣời bán lại muốn giao hàng xong đƣợc thanh toán ngay. Chứng từ trong thanh toán bằng L/C là bằng chứng có thể tin cậy nhất: Khi ngƣời bán lập đƣợc bộ chứng từ xem nhƣ đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, còn ngƣời mua nhận đƣợc chứng từ có thể yên tâm là hàng hoá đã đƣợc giao.

Chức năng cơ bản

Tín dụng chứng từ là hình thức tài trợ thƣơng mại phổ biến nhất ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới. Với việc cung cấp dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ các ngân hàng thƣơng mại không những chỉ đơn thuần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán thông thƣờng mà còn giúp các doanh nghiệp quản lý có hiệu quả các rủi ro trong thanh toán. Các ngân hàng có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý của bộ chứng từ đƣợc xuất trình trƣớc khi thực hiện việc thanh toán. Hơn nữa, để phục vụ lợi ích của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh các ngân hàng còn liên hệ và lấy ý kiến của doanh nghiệp về việc bắt lỗi hay không bộ chứng từ đƣợc xuất trình trƣớc khi

Thanh toán bằng L/C giúp hoạt động thƣơng mại diễn ra một cách nhanh chóng và thông suốt. Trong trƣờng hợp, hàng đã tới cảng mà bộ chứng từ vẫn chƣa đƣợc ngƣời bán xuất trình để thanh toán, ngƣời mua (ngƣời nhập khẩu) vẫn chƣa có bộ chứng từ để nhận hàng ngân hàng sẽ phát hành một bảo lãnh nhận hàng để ngƣời mua nhanh chóng nhận đƣợc hàng.

Ƣu điểm: Thanh toán bằng L/C là một biện pháp hiệu quả và đảm bảo

đƣợc quyền lợi cho cả hai bên nhập khẩu và xuất khẩu. Ngƣời nhập khẩu luôn lo sợ mình trả tiền rồi mà không nhận đƣợc hàng. Trong khi đó, ngƣời xuất khẩu lại sợ mình giao hàng rồi mà không nhận đƣợc tiền. Khi đó họ sẽ giải quyết vấn đề này dễ dàng thông qua phƣơng thức tín dụng chứng từ. L/C là một chứng thƣ trong đó ngân hàng phát hành cam kết sẽ trả tiền cho ngƣời xuất khẩu khi nhận đƣợc đầy đủ bộ chứng từ phù hợp. Nhƣ vậy, tín dụng chứng từ hay thanh toán bằng L/C giúp cho các bên dễ tin tƣởng làm ăn hơn, thúc đẩy thƣơng mại quốc tế phát triển mạnh mẽ, tạo đƣợc cơ sở tăng tốc cho ngoại thƣơng ngày một lớn mạnh. Đây thực sự là nền tảng cho thông thƣơng quốc tế

1.3.2. Phƣơng thức bảo lãnh- letter of guarantee -L/G

L/G là một dạng dịch vụ ngân hàng hiện đại, xuất hiện vào giữa những năm 60 ở một thị trƣờng nội địa nƣớc Mỹ. Sau đó, vào đầu những năm 70 bảo lãnh bắt đầu đƣợc sử dụng trong các giao dịch thƣơng mại quốc tế. Và kể từ đó đến nay, với khả năng ứng dụng rộng rãi trong các loại giao dịch (tài chính lẫn phi tài chính, thƣờng mại lẫn phi thƣơng mại), vị trí của L/G ngày càng đƣợc củng cố một cách chắc chắn.

Có thể khẳng định rằng hầu hết những giao dịch lớn trong phạm vi quốc tế cũng nhƣ nội địa đều có sự hỗ trợ của bảo lãnh ngân hàng. Doanh số của dịch vụ này đã gia tăng một cách đáng kinh ngạc ở hầu hết các quốc gia trên thế giới

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết băng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên đƣợc bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả nợ cho tổ chức tín dụng số tiền đã đƣợc trả thay.

Đây là một loại hình tài trợ thƣơng mại trong thƣơng mại quốc tế nhằm chống đỡ những tổn thất của ngƣời thụ hƣởng bảo lãnh do sự vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác liên quan.

Bảo lãnh ngân hàng có các đặc điểm sau:

- Là mối quan hệ nhiều bên phụ thuộc lẫn nhau.

Trong một nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng thƣờng có sự kết hợp giữa 3 hợp đồng độc lập: Hợp đồng giữa bên đƣợc bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, hợp đồng giữa bên đƣợc bảo lãnh và bên bảo lãnh, hợp đồng giữa bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh.

 Bên bảo lãnh (Guarantor): Là ngƣời phát hành thƣ bảo lãnh (Letter of guarantee – L/G) cam kết bồi thƣờng cho ngƣời hƣởng lợi nếu đến hạn mà ngƣời đƣợc bảo lãnh không hoàn thành nghĩa vụ quy định trên L/G. Ngƣời bảo lãnh thƣờng gồm có các ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng đầu tƣ và phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng trung ƣơng, bộ tài chính, kho bạc nhà nƣớc, các tổ chức tín dụng, các tổ chức trung gian tài chính nhƣ công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty factoring, công ty forfaiting.

 Bên đƣợc bảo lãnh (Principal) hay là ngƣời yêu cầu phát hành L/G: Là khách hàng phải thực hiện các nghĩa vụ chi trả,gồm:

Ngƣời xuất khẩu yêu cầu ngƣời bảo lãnh phát hành: Thƣ bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu,thƣ bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trƣớc, thƣ bảo lãnh hoàn trả tiền đặt cọc, thƣ bảo lãnh bảo hành máy thiết bị.

Ngƣời nhập khẩu yêu cầu ngƣời bảo lãnh phát hành: Thƣ bảo lãnh thanh toán hợp đồng nhập khẩu, thƣ bảo lãnh nhận hàng chƣa có vận đơn gốc, thƣ bảo lãnh thuế quan nhập khẩu.

Ngƣời vay nợ yêu cầu ngƣời bảo lãnh phát hành thƣ bảo hành tín dụng Ngƣời dự thầu yêu cầu ngƣời bảo lãnh phát hành thƣ bảo lãnh đảm bảo dự thầu.

 Ngƣời thụ hƣởng bảo lãnh hay còn gọi là ngƣời nhận bảo lãnh: là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc có quyền thụ hƣởng các cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng.

- Bảo lãnh ngân hàng có tính độc lập so với hợp đồng: Mặc dù mục đích của bảo lãnh ngân hàng là bồi hoàn cho ngƣời thụ hƣởng những thiệt hại từ việc không thực hiện hợp đồng của ngƣời đƣợc bảo lãnh trong quan hệ hợp đồng, nhƣng việc thanh toán một bảo lãnh chỉ hoàn toàn căn cứ vào các điều khoản và điều kiện đƣợc quy định trong bảo lãnh.

- Tính phù hợp của bảo lãnh: Khi ngƣời thụ hƣởng bảo lãnh đến yêu cầu tổ chức tín dụng thanh toán thì tổ chức tín dụng có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ do ngƣời thụ hƣởng xuất trình. Tổ chức tín dụng bảo lãnh có quyền từ chối thanh toán nếu nhƣ chứng từ có dấu hiệu không hợp lệ hay những điều kiện của bảo lãnh không đƣợc đáp ứng.

Khách hàng đƣợc bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật

- Mục đích đề nghị tổ chức tín dụng bảo lãnh là hợp pháp - Có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh.

Các hình thức đảm bảo cho bảo lãnh gồm: ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.

- Bảo lãnh là công cụ tài trợ thực sự về mặt tài chính cho ngƣời đƣợc hƣởng bảo lãnh. Trong rất nhiều trƣờng hợp, thông qua bảo lãnh mà ngƣời đƣợc hƣởng bảo lãnh không phải ký quỹ, thu hồi vốn nhanh...Vì vậy, cho dù không trực tiêp cấp vốn, nhƣng với việc phát hành thƣ bảo lãnh, ngân hàng đã giúp khách hàng đƣợc hƣởng những thuận lợi về ngân quỹ nhƣ khi đƣợc vay thực sự.

- Bảo lãnh ngân hàng còn có chức năng thúc đẩy thực hiện hợp đồng. Vì nhà xuất khẩu là ngƣời xin bảo lãnh, do đó nếu anh ta vi phạm hợp đồng thì phải bồi thƣờng tổn thất cho nhà nhập khẩu, chính vì vậy, bảo lãnh ngân hàng đã buộc nhà xuất khẩu thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc để không bị bồi thƣờng. Mặt khác, do chịu trách nhiệm cam kết bồi thƣờng, nên

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại một số ngân hàng thương mại việt nam hiện nay (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)