d. Công tác tổ chức bộ máy:
3.2.1 Mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm thẻ
• Kênh truyền thống: bao gồm chi nhánh và ngân hàng đại lý, nhân viên phát hành thẻ và cộng tác viên phát hành thẻ. Chi nhánh là loại kênh phân phối gắn liền với các trụ sở và hệ thống cơ sở vật chất tại những địa điểm nhất
định. Còn ngân hàng đại lý thường áp dụng đối với các ngân hàng chưa có chi nhánh, do chưa được phép hoặc chưa đủ điều kiện thành lập hoặc nếu mở thêm chi nhánh hiệu quả sẽ không cao. Ngân hàng làm đại lý thường nhận làm đại lý về một nghiệp vụ nào đó và hưởng hoa hồng như đại lý thanh toán, đại lý chuyển tiền, séc du lịch…
Ưu điểm: có tính ổn định tương đối cao, hoạt động an toàn, dễ dàng tạo hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng, thu hút khách hàng và thoả mãn được những nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Nhược điểm: hoạt động thụ động vì khách hàng phải đến giao dịch tại ngân hàng, chi phí đầu tư xây dựng văn phòng, trụ sở giao dịch lớn và đòi hỏi phải có khuôn viên rộng, thuận tiện trong giao dịch, đòi hỏi phải có lực lượng nhân viên nghiệp vụ đông đảo và đội ngũ cán bộ quản lý tốt, bị hạn chế lớn về không gian và thời gian trong giao dịch với khách hàng.
• Kênh công nghệ: dựa trên cơ sở tiến bộ khoa học kĩ thuật, đặc biệt là ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong phân phối của ngân hàng. Kênh này bao gồm các chi nhánh tự động hoá hoàn toàn, chi nhánh ít nhân viên, ngân hàng điện tử và ngân hàng qua mạng. Hiện nay, một số phương tiện được sử dụng rộng rãi trong kênh này bao gồm máy thanh toán tại điểm bán hàng (EFTPOS), máy rút tiền tự động (ATM), hệ thống liên lạc điện thoại (cố định và di động), và internet.
Ưu điểm: giảm chi phí in ấn các loại giấy tờ, phục vụ thanh toán, mở rộng cơ sở cho hoạt động ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho khách hàng, tăng doanh số, tạo ưu thế cạnh tranh, tăng hình ảnh của ngân hàng, giảm lượng tiền mặt được sử dụng.
Nhược điểm: tăng chi phí lắp đặt, vận hành, đe doạ sự an toàn, lỗi kĩ thuật hệ thống, mối quan hệ trực tiếp giữa khách hàng và ngân hàng bị hạn chế.
• Kênh đối tác độc lập: là lựa chọn ngân hàng khác làm đối tác trong việc phát hành cũng như phát triển thẻ. 2 ngân hàng làm đối tác độc lập sẽ cùng phát triển thẻ của cả 2 dựa trên cơ sở hệ thống có sẵn của mình, tức là sử dụng chung hệ thống máy móc, công nghệ, quản lý.
Ưu điểm: tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng, tạo cơ hội mở rộng thị phần, thu hút khách hàng mới, giảm bớt chi phí cho việc lắp đặt các hệ thống máy tự động.
Nhược điểm: khó khăn trong quản lý, phải chia sẻ thị phần với các ngân hàng khác.
• Kênh uỷ thác: uỷ thác cho các ngân hàng khác vừa phát hành thẻ vừa thay mặt ngân hàng đảm nhận việc quản lý, theo dõi, kiểm soát quá trình sử dụng của khách hàng,
Ưu điểm: mở rộng thị phần, nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường.
Nhược điểm: chi phí phát hành và duy trì thẻ lớn hơn do phải tính đến phí hoa hồng cho ngân hàng nhận uỷ thác, khó khăn trong vấn đề quản lý do khác biệt trong cách thức làm việc, văn hoá địa phương…có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của sản phẩm.
Kết hợp sử dụng tất cả các kênh phân phối trên nhằm phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của chúng. Cụ thể là tận dụng các chi nhánh, ngân hàng đại lý có sẵn, nâng cao, phát triển các giải pháp công nghệ sử dụng trong ngân hàng, kết hợp với hệ thống thẻ của các ngân hàng khác nhằm tạo thuận tiện cho khách hàng và mở rộng thị phần, uỷ thác cho những ngân hàng nước ngoài uy tín phát hành thẻ. Phát triển và mở rộng các kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ qua việc thiết lập các chi nhánh cấp 1, 2, các phòng giao dịch, lắp đặt một mạng lưới rộng khắp các máy rút tiền tự động cùng với hàng ngàn đơn vị chấp nhận thẻ ở hầu hết các tỉnh, thành trên toàn quốc, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả việc sử dụng các sản phẩm của khách hàng. Để
phát huy hiệu quả tối đa, Vietcombank đã có thỏa thuận hợp tác với các ngân hàng đại lý trong các liên minh hợp tác đa, song phương.