Xu thế phát triển kinh doanh thẻ trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính - ngân hàng tại việt nam (Trang 69 - 71)

b. Thẻ quốc tế

3.1.1Xu thế phát triển kinh doanh thẻ trên thế giới và ở Việt Nam

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin thì các phương tiện TTKDTM trong đó có sản phẩm và dịch vụ thẻ cũng phát triển nhanh chóng. Các tổ chức thẻ quốc tế liên tục ứng dụng các công nghệ mới vào hệ thống và đưa ra nhiều sản phẩm mới tiên tiến hơn, an toàn hơn, tiện ích hơn. Hệ thống mạng toàn cầu kết nối các thành viên MasterCard và Visa có thời gian hoạt động đạt mức trung bình 99,8% và thời gian xử lý giao dịch 0,37 giây. Các TCTQT cũng đưa ra các chuẩn công nghệ mới để các thành viên ứng dụng vào việc phát triển sản phẩm mới như chuẩn về thẻ chip (EMV). Việc ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động thanh toán bằng thẻ đã đem lại những bước phát triển nhanh chóng cho các sản phẩm thẻ trên thế giới. Thống kê của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard thì hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 4 tỷ thẻ các loại đang lưu hành, hơn 32 triệu đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ chấp nhận thanh toán bằng thẻ và hơn 1,5 triệu máy giao dịch ATM.

Với sự hỗ trợ định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và với sự đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua, đến nay thị trường thẻ Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận và đồng đều về tất cả các mặt hoạt động phát hành, thanh toán, sử dụng thẻ và phát triển mạng lưới. Các ngân hàng tích cực đổi mới hệ thống công nghệ, triển khai chuẩn hóa hệ thống core-banking, ứng dụng các công nghệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do đó các sản phẩm thẻ của các ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Nếu như năm 1996 Việt Nam mới có khoảng 3,5 triệu thẻ thì đến cuối năm 2010 con số này đã là gần 40 triệu với tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm gần đây khoảng 100- 200%. Đến hết năm 2010 cả nước có 47 tổ chức phát hành thẻ với 11.696 máy ATM và 53.952 điểm chấp nhận thẻ POS/EDC.

qua các năm từ 2006-2010 tại Việt Nam

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số thẻ phát hành 3.500.000 9.170.717 14.230.234 21.614.199 30.743.163

Số máy ATM 2.354 4.813 7.670 9.723 11.696

POS/EDC X 18.471 24.912 36.620 53.952

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Về cơ sở pháp lý, trong năm 2007 Chính phủ đã ban hành liên tiếp ba nghị định quan trọng, đó là Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Ngày 15/5/2007, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ban hành “Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng” đã mở rộng tổ chức phát hành thẻ và tổ chức thanh toán thẻ ngoài ngân hàng, như tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải tổ chức tín dụng cũng có thể được phát hành thẻ. Cũng vào năm 2007, Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 (Đề án 291) đã khẳng định quyết tâm và định hướng của Chính phủ trong việc đẩy mạnh TTKDTM, hạn chế tiền mặt trong lưu thông, hướng tới một hệ thống thanh toán hiện đại, an toàn và hiệu quả, phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực cũng như thế giới trong quá trình hội nhập quốc tế. Tiếp theo Đề án 291, từ năm 2010, NHNN đã xây dựng Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2015 tại Việt Nam và dự kiến trình Chính phủ ban hành vào cuối năm 2011. Bên cạnh đó, NHNN đang tiến hành rà soát, xây dựng và sửa đổi một số thông tư, nghị định cho phù hợp với thực tế, phù hợp với thông lệ quốc tế và đồng bộ với các văn bản luật hiện

hành (Thông tư quy định mức thu phí dịch vụ thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Nghị định về cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản và dịch vụ trung gian thanh toán.v.v…). Đây sẽ là cơ sở thúc đẩy thương mại điện tử phát triển và cũng cho thấy sự thay đổi trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trước xu thế mở cửa thị trường tài chính và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính - ngân hàng tại việt nam (Trang 69 - 71)