Môi trường kinh tế chính trị xã hội:

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính - ngân hàng tại việt nam (Trang 82 - 86)

Vấn đề kinh tế chính trị ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt động của nền kinh tế và kinh doanh thẻ cũng không là một ngoại lệ. Tình hình chính trị ổn định

là cơ sở tất yếu của việc phát triển nền kinh tế. Với một nền chính trị ổn định người dân sẽ có điều kiện phát triển kinh tế tạo ra thu nhập ổn định và có nhu cầu chi tiêu, mua sắm, khi đó việc sử dụng thẻ cũng được đẩy mạnh. Nền kinh tế phát triển hoà nhập với cộng đồng các nước sẽ thu hút đầu tư và du lịch trong và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển sử dụng thẻ ngân hàng trong nước và quốc tế.

Như vậy, chính trị ổn định và kinh tế phát triển là điều kiện tiên quyết để hình thành nên thị trường thanh toán thẻ trong nước, mở rộng phát triển mối quan hệ hợp tác của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN)

NHNN cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy về thanh toán thẻ. Thẻ sẽ trở thành công cụ thanh toán chiếm ưu thế trong tương lai vì vậy để thẻ trở thành phương tiện thanh toán hữu hiệu thì rất cần những điều khoản cụ thể, chặt chẽ, thống nhất với các văn bản có liên quan đến quản lý ngoại hối và tín dụng.

NHNN cần sớm thành lập Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất trực thuộc NHNN nhằm tiến tới kết nối các hệ thống thanh toán đối với giao dịch bán lẻ của các NHTM, các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất trên toàn quốc, tạo thuận lợi hơn cho việc sử dụng thẻ ngân hàng.

NHNN cần kịp thời đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập chung đối với các nghiệp vụ thẻ để các ngân hàng xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo, gây lãng phí, từ đó dẫn đến không tận dụng được các lợi thế chung.

NHNN cần thường xuyên tổ chức những khoá học, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về thẻ cho các NHTM cùng tham gia, giới thiệu để các NHTM thu thập thông tin, tài liệu, chuyên đề về thẻ, cùng NHTM trao đổi kinh nghiệm, giải quyết khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện.

NHNN phối hợp với các đơn vị thông tin truyền thông để tăng cường, định hướng và làm tốt hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi thanh toán của đối tượng sử dụng dịch vụ thanh toán, đặc biệt tạo dựng và mở rộng thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư.

Kết luận chương 3:

Để có thể trình bày các giải pháp mở rộng phát hành và thanh toán thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chương 3 đã dẫn giải các định hướng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank đến năm 2015 cũng như mục tiêu cụ thể năm 2011. Trên cơ sở những tồn tại, hạn chế đã được đề cập ở chương 2 và những kế hoạch, mục tiêu, định hướng của Vietcombank trong việc phát triển phát hành và thanh toán thẻ, luận văn đã đề xuất 07 giải pháp với Vietcombank, đồng thời đưa ra một số đề xuất và kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm góp phần phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính – ngân hàng.

KẾT LUẬN

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là xu hướng tất yếu để các NHTM Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường và phát triển bền vững đồng thời cũng là một giải pháp để đáp ứng yêu cầu hội nhập, toàn cầu hóa của nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, cạnh tranh sẽ quyết liệt, gay gắt

hơn giữa các NHTM trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính. Chính vì vậy, phát triển thanh toán thẻ trong giai đoạn hiện nay là một giải pháp hữu hiệu để các NHTM Việt Nam đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như năng lực canh tranh.

Quán triệt mục tiêu nghiên cứu, trên cơ cở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý thuyết và vận dụng vào thực tiễn, đề tài “Giải pháp mở rộng phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng

Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng tại Việt Nam” đã tập trung giải quyết một số nội dung quan trọng

sau:

Một là, hệ thống hoá khái niệm về thẻ và hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của NHTM. Đây là những kiến thức cơ bản, rất cần thiết đối với các ngân hàng kinh doanh thẻ.

Hai là, phân tích thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tại Vietcombank giai đoạn 2006-2010, những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

Ba là, trên cơ sở những tồn tại và định hướng mục tiêu phát triển dịch vụ kinh doanh thẻ của Vietcombank, luận văn đã đề xuất một số giải pháp cho Vietcombank cũng như một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN nhằm góp phần phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập. Những kết quả nghiên cứu trên đây không chỉ có ý nghĩa đối với riêng Vietcombank mà còn có ý nghĩa đối với các NHTM Việt Nam trong việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ trước những thách thức lớn của giai đoạn hội nhập.

Với các giải pháp mà luận văn đã đề xuất, có thể ứng dụng ngay vào thực tế. Tuy nhiên, hệ thống giải pháp này cần được nghiên cứu, nhận thức và triển khai đồng bộ bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và

sự nỗ lực của bản thân ngành ngân hàng mới có thể thực hiện thành công việc phát triển thanh toán thẻ nói riêng và TTKDTM nói chung tại Việt Nam, góp phần vào công cuộc chuyển mình đổi mới của hệ thống NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính - ngân hàng tại việt nam (Trang 82 - 86)