Tâm lí, thói quen tiêu dùng, nhận thức và thu nhập của người dân:

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính - ngân hàng tại việt nam (Trang 29 - 30)

Một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của hoạt động thẻ là thói quen tiêu dùng của người dân. Ở nước ta, việc thanh toán bằng tiền mặt đã trở thành thói quen, để phát triển nghiệp vụ thẻ trước hết phải bắt đầu từ việc thay đổi thói quen đó.

Bên cạnh đó, thu nhập của người dân cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này. Nếu thu nhập của người dân còn thấp, họ sẽ muốn thanh toán bằng tiền mặt hơn là sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng với việc trả phí cho dịch vụ đó... Nhưng khi thu nhập của người dân tăng lên nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng, trong đó có dịch vụ thẻ cũng tăng theo. Nhu cầu mới phát sinh thúc đẩy ngân hàng đưa ra nhiều tính năng hấp dẫn hơn nhờ đó mà dịch vụ này có điều kiện phát huy những tiện ích của nó.

trình độ phát triển của nền kinh tế đồng thời nó là sản phẩm của khoa học kĩ thuật hiện đại. Bởi vậy sự phát triển của thẻ chịu ảnh hưởng của trình độ dân trí. Trình độ dân trí ở đây được hiểu là khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ về thẻ của người dân. Khi trình độ của người dân tăng thì khả năng tiếp cận và sử dụng thẻ cũng tăng.

Tâm lí, lứa tuổi cũng là một yếu tố quan trọng. Những người lớn tuổi thường ít chấp nhận rủi ro và ít dùng thẻ (Barker và Sekerkaya, 1993). Trong khi đó những người trong độ tuổi từ 18 đến 45 rất dễ dàng chấp nhận mở tài khoản vì ở độ tuổi này họ khá “nhạy” đối với những việc thay đổi của công nghệ mới phục vụ cho cuộc sống của mình. Các ngân hàng cần chủ động tiếp cận với đối tượng này sẽ có nhiều cơ hội trong việc phát hành thẻ.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính - ngân hàng tại việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w