ĐÓNG GÓI-BẢO QUẢN

Một phần của tài liệu tổng hợp hydroxyalkyl β cyclodextrin ứng dụng làm tá dược tăng độ tan trong bào chế thuốc phu luc luan an truyen (Trang 56 - 61)

Đóng trong bao bì kín, tránh ẩm, có nhãn theo qui định. Bảo quản nơi khô mát

TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 6 năm 2014

Trung tâm KHCN Dƣợc Sài gòn

Phụ lục 16

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DƢỢC SÀI GÒN NGHỆ DƢỢC SÀI GÒN

2-HYDROXYBUTYL-β-CYCLODEXTRIN β-CYCLODEXTRIN

Số TC: 02 TCCS Có hiệu lực từ ngày:

I. YÊU CẦU KỸ THUẬT 1.1. Tính chất 1.1. Tính chất

Bột màu trắng hoặc trắng ngà, dễ tan trong nước và methanol.

1.2. Định tính

Chế phẩm phải có phổ IR, NMR, MS đặc trưng của 2-hydroxybutyl-β-cyclodextrin (HBβCD).

1.3. Độ trong và màu sắc: dung dịch chế phẩm phải trong và không màu.

1.4. Nhiệt độ nóng chảy: từ 265 – 275 oC.

1.5. pH: từ 6 – 7.

1.6. Góc quay cực riêng

từ +120o đến +140o.

1.7. Giảm khối lƣợng do làm khô: không quá 5%.

1.8. Kim loại nặng: không quá 20 ppm.

1.9. Cắn sau khi nung: không quá 0,1%.

1.10. Độ tinh khiết: ≥ 96,5% tính theo chế phẩm hiện trạng.

1.11. Độ thế (DS): 4 – 7.

1.12. Độc tính bất thƣờng: không có.

II. PHƢƠNG PHÁP THỬ 2.1. Tính chất 2.1. Tính chất

Bằng cảm quan chế phẩm phải đạt yêu cầu qui định.

Đánh giá độ tan của chất thử theo qui định chung của DĐVN IV.

2.2. Định tính

Phổ IR: áp dụng kỹ thuật viên KBr.

Chuẩn bị mẫu thử: nghiền 1 - 2 mg chất thử với 100 - 200 mg bột mịn KBr (dùng cho IR) đã được sấy khô, đủ để tạo thành 1 viên nén có đường kính 13 mm và cho phổ có cường độ phù hợp. Hỗn hợp được nghiền cẩn thận và rải đều trên một khuôn thích hợp. Nén khuôn có hỗn hợp chất thử tới áp suất khoảng 800 Mpa trong điều kiện chân không. Tiến hành đo phổ IR.

Yêu cầu: phổ IR của mẫu thử phải có các đỉnh hấp thụ đặc trưng của các nhóm chức: O-H (3387 cm-1), C-H (2934 cm-1), C-O (1030 cm-1).

Phổ NMR: đo phổ 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, COSY, HSQC, HMBC trong dung môi D2O trên máy NMR Bruker AC 500 MHz. T = 300 K.

Yêu cầu: phổ NMR của mẫu thử phải có các tín hiệu tương ứng với độ dịch chuyển hóa học đặc trưng của HBβCD.

Phổ MS: đo ở khoảng từ 0 - 2000 m/z trong dung môi methanol trên máy đo phổ khối bằng kỹ thuật ESI (electrospray ionization).

Yêu cầu: phổ MS của chế phẩm phải có các mũi tương ứng với phân tử lượng của HBβCD có các DS khác nhau.

2.3. Độ trong và màu sắc: hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 2,0 ml nước cất và đun nóng. Dung dịch sau khi để nguội đến nhiệt độ phòng phải trong (DĐVN IV, phụ lục 9.2) và Dung dịch sau khi để nguội đến nhiệt độ phòng phải trong (DĐVN IV, phụ lục 9.2) và không màu (DĐVN IV, phụ lục 9.2).

2.4. Nhiệt độ nóng chảy: tiến hành theo DĐVN IV, phụ lục 6.7, phương pháp 1. Yêu cầu: chế phẩm phải có nhiệt độ nóng chảy nằm trong khoảng từ 265 đến 275 oC. Yêu cầu: chế phẩm phải có nhiệt độ nóng chảy nằm trong khoảng từ 265 đến 275 oC.

2.5. pH: cân 0,5 g chế phẩm hòa tan trong 50 ml nước, đo pH. Dung dịch phải có pH từ 6 - 7. từ 6 - 7.

2.6. Góc quay cực riêng: xác định góc quay cực của dung dịch 1% trong nước ở nhiệt độ 20 oC: tiến hành theo DĐVN IV, phụ lục 6.4. 20 oC: tiến hành theo DĐVN IV, phụ lục 6.4.

2.7. Giảm khối lƣợng do làm khô: xác định trên 1,0 g chế phẩm. Dùng chén cân có nắp mài làm bì đựng mẫu, sấy ở nhiệt độ 120 oC trong 2 giờ, lấy ra để nguội trong bình hút mài làm bì đựng mẫu, sấy ở nhiệt độ 120 oC trong 2 giờ, lấy ra để nguội trong bình hút ẩm, cân xác định khối lượng bì (a g). Cân mẫu thử (m g) cho vào chén cân đã cân bì, đem sấy ở nhiệt độ 120 oC trong 2 giờ, để nguội trong bình hút ẩm, cân xác định khối lượng (b g).

Hàm lượng nước bị mất x (%) sau khi sấy được tính theo công thức:

( ) ( )

2.8. Kim loại nặng: hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 50 ml nước không có carbon dioxyd (dung dịch S): tiến hành theo DĐVN IV, phụ lục 9.4.8, phương pháp 1. (dung dịch S): tiến hành theo DĐVN IV, phụ lục 9.4.8, phương pháp 1.

2.9. Cắn sau khi nung: xác định trên 1,0 g chế phẩm: tiến hành theo DĐVN IV, phụ lục 9.8, phương pháp 2. 9.8, phương pháp 2.

2.10. Độ tinh khiết: áp dụng phương pháp HPLC và qui về 100% diện tích đỉnh để xác định độ tinh khiết của HBβCD. định độ tinh khiết của HBβCD.

Chuẩn bị mẫu thử: cân chính xác khoảng 2,0 g chế phẩm cho vào bình định mức 100 ml, hòa tan trong khoảng 75 ml nước, thêm nước vừa đủ đến vạch, lắc đều. Lọc qua màng lọc 0,45 m. Tiến hành sắc ký 6 lần theo điều kiện sau:

Máy sắc ký lỏng Shimadzu LC-20AD. Cột pha đảo C18 (150 x 4,6 mm; 5 m). Pha động: nước. Tốc độ dòng 0,5 ml/phút. Đầu dò RI. Nhiệt độ cột: 40 oC. Thể tích tiêm mẫu: 20 l.

Phép thử chỉ có giá trị khi RSD của thời gian lưu và diện tích đỉnh của pic chính phải không quá 2%, hệ số bất đối của pic chính nằm trong khoảng 0,8 - 1,5 và độ phân giải của pic chính và pic phụ (nếu có) phải lớn hơn 1,5.

Tính kết quả: độ tinh khiết tính theo chế phẩm hiện trạng của HBβCD được tính theo công thức:

( )

2.11. Độ thế (DS)

Dựa vào phổ 1

H-NMR đo trong D2O để tính DS.

Mức độ thế (MS): là số nhóm 2-hydroxybutyl trên mỗi phân tử glucopyranose được tính theo công thức:

A1: cường độ của tín hiệu ở khoảng 0,9 - 1,2 ppm ứng với tín hiệu của 3 proton của nhóm methyl trong nhóm thế 2-hydroxybutyl.

A2: cường độ tín hiệu ở khoảng 5,0 - 5,4 ppm ứng với độ dịch chuyển hóa học của proton glycosidic

DS của sản phẩm được tính theo công thức: DS = 7 x MS

2.12. Độc tính bất thƣờng: thử theo phương pháp chung của DĐVN IV, phụ lục 13.5.

2.13. Giới hạn nhiễm khuẩn: thử theo qui định của DĐVN IV, phụ lục 13.6.

III. ĐÓNG GÓI-BẢO QUẢN

Đóng trong bao bì kín, tránh ẩm, có nhãn theo qui định. Bảo quản nơi khô mát

TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 6 năm 2014

Trung tâm KHCN Dƣợc Sài gòn

Phụ lục 17

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DƢỢC SÀI GÒN CÔNG NGHỆ DƢỢC SÀI GÒN PHỨC RUTIN-HYDROXYPROPYL- β-CYCLODEXTRIN Số TC: 03 TCCS Có hiệu lực từ ngày:

Một phần của tài liệu tổng hợp hydroxyalkyl β cyclodextrin ứng dụng làm tá dược tăng độ tan trong bào chế thuốc phu luc luan an truyen (Trang 56 - 61)