Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế trong xuất khẩu nông sản hàng hóa

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Asean (Trang 88 - 89)

3. Hàng hóa không thuộc các nhóm trên 20,17 14,21 28,37 20,24 8,

4.4.2.Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế trong xuất khẩu nông sản hàng hóa

Tăng cường xây dựng đối tác thương mại

Trong thương mại quốc tế bao giờ cũng cần có bạn hàng hay đối tác thương mại. Năm 2010, Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 72 tỷ USD, chiếm 0,53% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới, được xếp hạng trong 50 quốc gia và vùng lãnh thổ của thế giới đứng đầu về xuất khẩu. Điều này phản ánh vị thế xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới. Qua mô hình thương mại nhiều nước, có thể thấy một nước đang phát triển như Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác buôn bán với nhiều nước đặc biệt là các nước lớn là phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam trong phân công lao động quốc tế. Trên thực tế những năm vừa qua, các nước lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước khác luôn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, kết quả đạt được về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, cơ sở của vấn đề là một quốc gia có lợi thế so sánh về sản xuất sản phẩm nào bởi lẽ động lực của thương mại là lợi thế so sánh. Cùng với quá trình phát triển và chuyển đổi lợi thế so sánh, Việt Nam sẽ chuyển sang nhóm nước có trình độ phát triển cao hơn và quy mô thương mại cũng lớn hơn.

Việc tích cực tham gia hợp tác quốc tế trong xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành một xu thế thương mại mới và một nguyên tắc công bằng hơn trong quan hệ thương mại quốc tế. Để phát huy lợi thế trong xuất khẩu, các quan hệ hợp tác có thể mở rộng là:

Tích cực chủ động tham gia các hiệp hội sản xuất và xuất khẩu hàng hoá quốc tế. Tích cực đấu tranh trong việc hình thành các nguyên tắc đảm bảo công bằng trong xuất khẩu nhằm phát huy có hiệu quả lợi thế quốc gia trong quan hệ thương mại quốc tế. Quan hệ hợp tác này có thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

Hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học – công nghệ để sản xuất ra sản phẩm có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn. Việc tiếp thu, chuyển giao khoa học – công nghệ mới trong sản xuất có ý nghĩa quan trọng.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển sản xuất hàng xuất khẩu. Thông qua những chính sách của nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp tác trong sản xuất nông sản xuất khẩu thông qua kênh huy động vốn đầu tư.

Phối hợp chính sách thương mại của các nước trong khu vực trong việc thực hiện hoạt động xuất khẩu nông sản. Bên cạnh đó, cần kết hợp tổ chức các hiệp hội theo ngành hàng để phối hợp hành động trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Asean (Trang 88 - 89)