Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng ASEAN

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Asean (Trang 55 - 57)

3. Hàng hóa không thuộc các nhóm trên 20,17 14,21 28,37 20,24 8,

3.3.Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng ASEAN

trƣờng ASEAN

Trên cơ sở xây dựng mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường ASEAN, tác giả đã tiến hành kiểm định Hausman. Kết quả cho thấy việc sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên là hoàn toàn hợp lý. Chính vì vậy, đề tài áp dụng phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên để ước lượng mô hình. Kết quả của mô hình tác động ngẫu nhiên được trình bày tại bảng 13.

Bảng 3.13: Kết quả của mô hình tác động ngẫu nhiên

Biến độc lập Hệ số Kiểm định t

Hệ số chặn -26,307** -3,26

Log (PGDPit*PGDPjt) 0,405* 2,42

Log (POPit*POPjt) 1,038* 2,53

Log DISTij -0,169 -0.31 Log OPENjt 1,097 1,51 Log CAPACITYit 1,491* 2,11 AFTAijt 0,281 0,38 Số quan sát R2 Wald Chi2(6) Prob>Chi2 115 0,656 78 0,000 Kiểm định Hausman Chi2(5) Prob>Chi2 0,304 6,02

Kết quả tại bảng 3.13 cho thấy mẫu nghiên cứu gồm 115 quan sát. Hệ số xác định R2 cho thấy mức độ thích hợp của mô hình, giải thích được 65,6% sự biết thiên của xuất khẩu. Hầu hết các biến quan trọng đều có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, hệ số của Log (GDPit*GDPjt) mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05. Điều này cho thấy, khi GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia bạn hàng. Tương tự như vậy, khi GDP bình quân đầu người của nước đối tác tăng lên sẽ kích thích nhập khẩu của các quốc gia này từ Việt Nam.

Hệ số LogPOPitPOPjt mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05. Điều này cho thấy hiệu ứng lợi thế theo quy mô mạnh hơn hiệu ứng hấp thu. Do vậy, khi dân số của Việt Nam và ASEAN tăng lên sẽ có tác dụng tăng cường xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang ASEAN. .

Hệ số LogDISTij mang giá trị âm nhưng lại không có ý nghĩa thống kê. Mặc dù vậy, kết quả này cũng cho thấy hai quốc gia có khoảng cách địa lý càng gần nhau thì càng trao đổi thương mại với nhau nhiều hơn. Nói cách khác, Việt Nam có xu hướng xuất khẩu sang những thị trường có khoảng cách địa lý gần Việt Nam nhiều hơn là xuất khẩu sang các quốc gia có khoảng cách địa lý xa Việt Nam.

Hệ số 4 của biến OPENjt mang giá trị dương và nhưng chưa đạt được mức ý nghĩa về mặt thống kê kể cả ở mức 0,1. Mặc dù không có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng giá trị dương của hệ số cho thấy Việt Nam có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn sang những quốc gia có độ mở của nền kinh tế cao, thực hiện tự do hoá thương mại.

Hệ số 5 của biến LogCAPACITYjt mang giá trị dương và có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0,05. Điều này cho thấy rằng Việt Nam có xu hướng xuất khẩu nông sản nhiều hơn sang thị trường thế giới nói chung và sang thị trường ASEAN khi năng lực sản xuất nông nghiệp của Việt Nam tăng lên.

Hệ số 6 của biến AFTA mang giá trị dương. Tuy nhiên hệ số 6 chưa đạt được mức ý nghĩa về mặt thống kê. Mặc dù vậy, điều này cho thấy rằng

Việt Nam có xu hướng xuất khẩu sang các quốc gia thành viên ASEAN. Như vậy, khi Việt Nam tham gia vào liên kết kinh tế khu vực thì các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ dần dần được loại bỏ theo lộ trình. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia thuộc liên kết kinh tế quốc tế trao đổi thương mại với nhau nhiều hơn, tham gia mạnh mẽ hơn vào thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Asean (Trang 55 - 57)