Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Asean (Trang 84 - 88)

3. Hàng hóa không thuộc các nhóm trên 20,17 14,21 28,37 20,24 8,

4.4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

4.4.1.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Cần coi trọng công tác phát triển nguồn nhân lực và coi đó là một nhân tố quan trọng quyết định đến việc phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam về hàng thâm dụng lao động bởi lẽ yếu tố con người có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm và giảm được chi phí sản xuất một cách hợp lý. Các chính sách và giải pháp đối với nguồn nhân lực phải hướng vào giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, Nhà nước cần tích cực sử dụng các hình thức hỗ trợ được WTO

cho phép như hỗ trợ nghiên cứu triển khai để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thâm dụng lao động.

Hai là, tăng cường đào tạo và bồi dưỡng, thực hiện dịch vụ tư vấn xuất

nhập khẩu, dịch vụ tiếp cận thị trường,… Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh việc hỗ trợ đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, trình độ năng lực, kỹ năng, tay nghề, tri thức khoa học cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên, công nhân và người lao động. Bồi dưỡng tri thức về hội nhập quốc tế cho lực lượng lao động và cán bộ trong các doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp thương mại.

Ba là, cần có cơ chế chính sách và giải pháp cụ thể để nâng cao năng

lực tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới cho lực lượng lao động thông qua các chương trình học tập, chương trình phổ biến kiến thức khoa học công nghệ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4.4.1.2. Chính sách về phát triển thị trường xuất khẩu

Trong điều kiện hiện nay, thị trường xuất khẩu có nhiều biến động khó dự đoán. Thêm vào đó, các quốc gia nhập khẩu thường có sự thay đổi về chính sách thương mại để đối phó với sự biến động của thị trường thế giới. Việt Nam là một thành viên của WTO. Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên phải từng bước thuế quan hoá các hàng rào phi thuế quan. Tuy nhiên, song song với quá trình này, các quốc gia lại sử dụng linh hoạt các biện pháp, công cụ khác. Những quy định mới của các nước về ngày càng tinh vi, phức tạp và đang là vấn đề khá mới mẻ, đầy thách thức đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Để có thể chủ động nắm bắt kịp thời và đối phó với những thay đổi về giá cả, chính sách của các nước, đặc biệt là các nước bạn hàng quan trọng, việc nhà nước hỗ trợ cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời về thị trường xuất khẩu để giúp các doanh nghiệp là rất cần thiết. Do đó, các giải pháp trong thời gian tới bao gồm:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới về cả hình thức tổ chức và hệ thống cơ quan tham gia hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường. Phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, các tổ chức xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp thương mại. Các tổ chức xúc tiến thương mại cần tăng cường cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp như cung cấp thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, tư vấn pháp lý, giúp giải quyết vướng mắc trong quan hệ thương mại. Các cơ quan thương vụ, tham tán thương mại ở các Đại sứ quán của Việt Nam cần phát huy vai trò tích cực của mình trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước về tìm hiểu và tiếp cận thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp cần thường xuyên cung cấp cho các cơ quan quản lý những thông tin cập nhật về bản than doanh nghiệp cũng như sản phẩm của mình, chủ động hơn nữa trong công tác nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu và xây dựng chiến lược sản phẩm.

Cần phải phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để giảm giá thành, liên lạc tốt hơn nữa giữa chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong và ngoài nước. Xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở pháp lý để tạo môi trường cho thương mại điện tử phát triển.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp vào việc tìm kiếm thị trường, khách hàng và tổ chức sự phối hợp hành động giữa các chủ thể ấy trong việc xử lý các tình hưống khác nhau trên cùng một thị trường và cùng một loại hàng hoá.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nông sản thông qua các hoạt động tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Quảng bá hàng hoá và doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, tiến tới thành lập các trung tâm giao dịch ở các vùng sản xuất hàng hoá tập trung.

4.4.1.3. Chính sách về xây dựng thương hiệu cho hàng xuất khẩu

Thương hiệu hàng hoá là cam kết và chỉ dẫn quan trọng cho người tiêu dùng biết đến những tiêu chuẩn kỹ thuật về sản phẩm. Đây vừa là cách thức thâm nhập và củng cố vị thế của hàng hoá trên thị trường quốc tế, vừa là cách thức hữu hiệu bảo vệ quyền lợi của người sản xuất trong cạnh tranh quốc tế, vừa là tiêu chí thể hiện khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, vấn đề phát triển thương hiệu cho hàng xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, giải pháp trong thời gian tới sẽ bao gồm:

Một là, xác định được những thế mạnh của những mặt hàng mũi nhọn

của từng vùng để tập trung xây dựng thế mạnh đó cho khu vực.

Hai là, phải có một chiến lược phối hợp đồng bộ cho xây dựng thương

hiệu hàng xuất khẩu. Cần có một chiến lược tổng thể với những chương trình hành động cụ thể liên kết được các nhà khoa học, lực lượng lao động, nhà kinh doanh, các nhà tiếp thị quảng bá, các ngân hàng và các co quan chức năng cùng góp sức để xây dựng thương hiệu nổi tiếng.

Ba là, chính quyền địa phương cần tiếp tục có nhiều chương trình nhằm

4.4.1.4. Tăng cường hỗ trợ các hoạt động sản xuất và chế biến hàng nông sản

Hoạt động sản xuất và chế biến các mặt hàng nông sản chính là khâu tạo ra hàng cho xuất khẩu. Nó có ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu và chất lượng hàng xuất khẩu. Trong thời gian qua, nhà nước đã có quan tâm đến các hoạt động sản xuất và chế biến hàng nông sản nhưng chưa nhiều nên chất lượng hàng nông sản của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cao của những thị trường khó tính nhưng có khả năng chi trả lớn. Do vậy hiệu quả từ hoạt động xuất khẩu hàng nông sản vẫn chưa cao. Vì vậy, trong thời gian tới, nhà nước cần tăng cường hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất và chế biến hàng nông sản để tạo ra các sản phẩm có hàm lượng giá trị cao, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Các biện pháp tiến hành bao gồm:

- Hỗ trợ vốn ban đầu cho nông dân;

- Hỗ trợ về giống, phổ biến kiến thức cho người nông dân;

- Tổ chức tốt công tác thu mua nông sản cho nông dân với giá cả hợp lý, đảm bảo cho người sản xuất có lãi;

- Tổ chức tốt khâu dự trữ, lưu thông và xuất khẩu để tránh tình trạng “được mùa rớt giá”;

- Đầu tư mạnh cho phát triển công nghiệp chế biến hàng nông sản.

4.4.1.5. Đổi mới và hoàn thiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông sản hàng hóa

Tín dụng xuất khẩu: thủ tục để xin được vay ưu đãi quỹ hỗ trợ xuất khẩu hiện nay còn rườm rà, có thể mất cơ hội . Vì vậy Nhà nước nên đơn giản hoá những thủ tục này để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được những nguồn vốn lớn.

Chính sách bảo hiểm xuất khẩu nông sản: xuất khẩu nông sản có tính rủi ro cao vì nó không những phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của khâu sản xuất mà còn phụ thuộc vào thị trường. Việc bảo hiểm tiêu thụ nông sản là hết sức cần thiết.

Cần phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan thương vụ xúc tiến thương mại. Nhanh chóng ban hành các quy chế thông thoáng hơn nữa cho các doanh

nghiệp và hiệp hội về việc lập các cơ quan đại diện và chi nhánh ở nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực tiếp thị chủ động thâm nhập vào thị trường nước ngoài, tạo lập và phát triển các quan hệ bạn hàng lâu dài.

4.4.1.6. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách để tổ chức, liên kết những người sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, có chỉ huy trong việc sản xuất xuất khẩu hàng hóa để khắc phục tình trạng “mạnh ai nấy làm” nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu nông sản, hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại cho doanh nghiệp và cho đất nước.

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Asean (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)