3. Hàng hóa không thuộc các nhóm trên 20,17 14,21 28,37 20,24 8,
4.5.2. Kiến nghị với doanh nghiệp
- Tổ chức các lớp học và đào tạo về nghiệp vụ để nâng cao trình độ nhận thức và chuyên môn của cán bộ công nhân viên.
- Thực hiện tốt hơn công tác thu mua hàng nông sản xuất khẩu.
- Tăng cường các kênh huy động vốn để đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đa dạng hóa các mặt hàng và nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu.
KẾT LUẬN
Tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế đang nổi lên như là một xu thế khách quan lôi cuốn các nước, vừa thúc đẩy hợp tác vừa tăng cường sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Mở cửa để phát triển đã trở thành một nhu cầu vừa cấp thiết, vừa cơ bản, lâu dài, đối với mọi quốc gia trên thế giới. Không nằm ngoài sự vận động tất yếu trên, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới , đánh dấu một giai đoạn chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kể từ đó đến nay, chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam được nới lỏng dần trên cơ sở các hiệp định song phương và đa phương nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo định hướng "xây dựng nền kinh tế mở, hướng về xuất khẩu, hội nhập với khu vực và toàn cầu". Xét về tổng thể, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam tuy đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ và có nhiều lợi thế cần được khai thác, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại và bất lợi. Những tồn tại và bất lợi này đều có sự liên quan chặt chẽ với nhau, vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhau, đòi hỏi phải được xử lý một cách dứt điểm, đồng bộ và toàn diện. Nền nông nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển và hòa nhập vào xu thế chung của nông nghiệp các nước trong khu vực và toàn cầu, tuy nhiên tiến trình này về mức độ và hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào bản thân sự cố gắng của phía Việt Nam, mà còn phụ thuộc vào xu thế chung của thị trường hàng hóa nông sản thế giới. Trong định hướng phát triển nông nghiệp của mình vấn đề quan trọng được đặt ra là khả năng thực sự về mức độ đáp ứng của sản xuất - xuất khẩu đối với nhu cầu thế giới đến đâu, không chỉ về số lượng mà còn yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đẹp về hình thức, phong phú và đa dạng về chủng loại và giá cả hợp lý nhằm tăng sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Do vậy, nâng cao khả năng sản xuất, phát huy các lợi thế cạnh tranh của nông sản hàng hóa Việt Nam trên thị trường là vấn đề cốt lõi trong chiến lược phát triển nông nghiệp hướng ra xuất khẩu của Việt Nam, trước hết có thể tập trung vào các mặt hàng nông sản chủ yếu có nhiều lợi thế nhất.
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước ASEAN” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình, nhằm hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản, phân tích thực trạng tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN-5, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của ta sang thị trường các nước này. Do trình độ và thời gian có hạn, việc nghiên cứu đề tài có thể còn những khiếm khuyết nhất định nhưng cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra. Những đề xuất, giải pháp, kiến nghị có thể chưa đầy đủ, chưa toàn diện, nhưng có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả thi nên tin rằng nếu được áp dụng sẽ góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN-5 và đem lại hiệu quả thiết thực.