Những điểm yếu

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Asean (Trang 59 - 62)

3. Hàng hóa không thuộc các nhóm trên 20,17 14,21 28,37 20,24 8,

3.5.2.Những điểm yếu

- Dù năng lực cạnh tranh của Việt Nam có tăng lên nhưng nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ta vẫn còn bấp bênh, chưa tạo được lợi thế cạnh tranh về giá, ngay cả gạo, một mặt hàng nông sản chủ lực, sản lượng xuất khẩu đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Dù lượng xuất khẩu cao nhưng giá gạo của Việt Nam chưa làm chủ được thị trường. Năm nay, xuất khẩu gạo lại có nhiều thay đổi, khi mà lần đầu tiên Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của nước ta, tăng hơn 4,4 lần về lượng và gần 4 lần về giá

trị so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, sau vài hợp đồng ban đầu, các hợp đồng tiếp theo lại gặp nhiều trở ngại.

- Xuất khẩu nông sản nước ta tăng qua các năm nhưng trên thực tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có do không xác định được thế mạnh ngành nông sản của Việt Nam. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nhân công giá rẻ, nếu Nhà nước ta và các ngành chức năng xây dựng được chiến lược phát triển sát thực và dài hơi thì tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ không chỉ dừng lại ở con số hiện tại. Mặt khác, khi nông sản “được mùa”, người nông dân lại lo âu liệu giá nông sản có giảm? Nếu Nhà nước ta có các biện pháp bình ổn giá thì người nông dân sẽ có thể tập trung vào sản xuất nông sản.

- Xuất khẩu nông sản là một thế mạnh của Việt Nam nhưng ngày càng có nhiều thị trường nhập khẩu lên tiếng về chất lượng sản phẩm, thậm chí cảnh báo ngừng nhập khẩu nếu vẫn tiếp tục vi phạm về tiêu chuẩn chất lượng. Vì vậy, Việt Nam cần kiểm tra sản phẩm và sớm có biện pháp xây dựng vùng sản phẩm chất lượng cao.

- Tính tổ chức, liên kết trong xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng nông sản nói riêng còn yếu kém. Xuất khẩu nông sản hiện nay ở Việt Nam vẫn ở trong tình trạng “mạnh ai nấy làm”. Có quá nhiều doanh nghiệp tham gia tiêu thụ một loại sản phẩm nhưng thiếu sự điều hành, phối hợp đồng bộ. Thậm chí, do lợi ích cục bộ của đơn vị này, đơn vị kia mà dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hạ giá xuất khẩu làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp khác và thị trường sản xuất trong nước. Nếu các doanh nghiêp xuất khẩu cứ mạnh ai nấy làm, cạnh tranh không lành mạnh thì giá cả thị trường sẽ càng lệ thuộc vào nhà nhập khẩu.

Dù nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam thuộc top đầu thế giới nhưng sức cạnh tranh rất yếu và không thể hiện được vị thế của người đứng đầu, có nghĩa là không quyết định được giá xuất khẩu của thế giới. Nguyên nhân là do chúng ta chủ yếu chạy theo số lượng, các doanh nghiệp cũng

không liên kết với nông dân để hình thành vùng nguyên liệu ổn định mà chỉ thu mua theo mùa vụ, khi thiếu hàng có thể "nhảy" vào vùng nguyên liệu của đơn vị khác để thu mua, còn khi ế ẩm lại ép giá nông dân. Sự bất ổn trong quá trình sản xuất và xuất khẩu còn thể hiện ở chỗ, nông dân vẫn chạy theo phong trào khi ồ ạt trồng khoai mì, tiêu khi giá các mặt hàng này tăng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng ở nhiều địa phương mà còn phá vỡ quy hoạch vùng, nhiều diện tích rừng cũng tan hoang. Ngoài ra, chúng ta không phát huy được vai trò chủ đạo, vị thế độc tôn, không biết cách nâng tầm cái mà chỉ chúng ta có. Đơn cử như sản phẩm cá tra, trên thế giới chỉ có Việt Nam xuất khẩu loại thủy sản này vậy nhưng do nhiều nguyên nhân (chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế nên sức mua giảm) nên các doanh nghiệp lại hạ giá xuất khẩu. Nhưng hệ quả sâu xa hơn của việc làm này là đẩy hàng nghìn nông dân vào cảnh thua lỗ, đẩy ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra rơi xuống bờ vực khi hàng loạt doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng, thậm chí đóng cửa.

- Tuy chủng loại hàng hóa xuất khẩu của ta đa dạng hơn nhưng nhìn chung thì diện mặt hàng vẫn còn khá đơn điệu, chưa có sự thay đổi đột biến về chủng loại, về chất lượng, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào một vài mặt hàng chủ lực, truyền thống như gạo, cà phê, cao su, hải sản… mà phần lớn chúng đều tiềm ẩn nguy cơ tăng trưởng chậm dần do gặp phải những hạn chế mang tính cơ cấu như diện tích có hạn, năng suất có hạn, khả năng khai thác có hạn… và khả năng cạnh tranh ngày càng giảm dần.

- Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hóa thương mại, đặc biệt là khâu marketing, dự tính dự báo thị trường. Mối liên kết kinh tế giữa các khâu sản xuất - chế biến - xuất khẩu, giữa khâu cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giữa khâu kỹ thuật với khâu kinh tế... chưa thiết lập được một cách vững chắc để đảm bảo sự ổn định về số lượng và chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu theo yêu cầu của

thị trường. Công tác kiểm tra chất lượng khi thu mua được còn hạn chế. Với cách kiểm tra này, chỉ có thể kiểm tra được với một khối lượng nhỏ chất lượng hàng đã qua kiểm tra cũng mới chỉ ở mức trung bình chứ chưa đáp ứng được yêu cầu cao của những thị trường khó tính.

- Bộ máy quản lý hành chính Nhà nước vẫn còn quan liêu, trì trệ, chưa thông thoáng và bảo thủ đã làm nản lòng các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước và làm tăng giá thành sản xuất và giá thành sản phẩm xuất nhập khẩu. Do vậy, lợi thế tiềm năng không thể phát huy hết được.

- Chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng sản phẩm, mức độ áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong sản xuất thấp, tổn thất sau thu hoạch lớn; giao dịch mua bán theo phương thức truyền thống “mua xô – bán xô”; chủng loại hàng nông sản đơn điệu, thiếu bền vững, giá cả phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu… đã làm cho việc sản xuất và xuất khẩu nông sản chưa đạt giá trị gia tăng như mong muốn.

So với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam có công nghệ chế biến lạc hậu, chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu tiêu dùng của các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ. Mặt khác, kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển, bảo quản dự trữ, bốc xếp hàng hóa nông sản, nhất là hàng tươi sống rất yếu kém nên giá thành sản phẩm và phí gián tiếp khác tăng nhanh.

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Asean (Trang 59 - 62)