Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Asean (Trang 62 - 64)

3. Hàng hóa không thuộc các nhóm trên 20,17 14,21 28,37 20,24 8,

3.5.3.Nguyên nhân của những hạn chế

- Nền kinh tế của chúng ta có xuất phát điểm thấp, lại đang trong quá trình đổi mới nên kinh nghiệm chưa nhiều.

- Nguồn nhân lực nước ta tuy dồi dào nhưng chất lượng lao động vẫn yếu kém, số lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng lớn.

- Chính sách phát triển thị trường của Việt Nam còn yếu kém, chưa tích cực chủ động trong việc tìm kiếm những thị trường mới, và xác định thị trường tiềm năng. Mặt khác, còn thiếu nhạy bén trong việc bám sát thị trường và cung cấp thông tin về thị trường. Nhiều doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu phải đối mặt với những vấn đề khó khăn nghiêm trọng bao gồm thiếu

thông tin thị trường, thiếu khả năng sử dụng thông tin một cách hiệu quả, thiếu khả năng kinh doanh và tài chính xuất khẩu, thiếu các chiến lược marketing hiệu quả.

- Vấn đề phát triển thương hiệu cho hàng nông sản xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức, làm giảm lợi thế cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu.

- Nhà nước ta chưa xây dựng được cơ chế phối hợp, kết hợp giữa các khâu trong sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản. Việc kết hợp 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà kinh doanh và nhà nông còn rất hạn chế, do dó hiệu quả sản xuất chưa cao.

- Chính sách hỗ trợ xuất khẩu không đồng bộ, còn rườm rà, nhiều thủ tục gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu chưa cao, do công nghệ chế biến còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm còn kém.

- Thiếu “người cầm trịch” trong tổ chức sản xuất và kinh doanh xuất khẩu nói chung, hàng nông sản nói riêng, dẫn tới tình trạng “mạnh ai nấy làm”, gây thiệt hại cho chính các doanh nghiệp xuất khẩu và cho đất nước.

CHƢƠNG 4:

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Asean (Trang 62 - 64)