0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Khái quát thực trạng công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng của tỉnh

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở MỘT SỐ DỰ ÁN THUỘC ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ THỌ TỈNH PHÚ THỌ (Trang 53 -53 )

tỉnh Phú Thọ [27]

Phú Thọ là tỉnh có tốc độ tăng thu hút đầu tƣ phát triển công nghiệp thuộc diện trung bình của cả nƣớc, năm 2010 xếp vị trí thứ 40/64 tỉnh, thành. Việc đƣa Phú Thọ trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển trong tƣơng lai của đất nƣớc là nhiệm vụ hết sức to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phƣơng trong việc thu hút đầu tƣ, phát huy nguồn lực từ bên ngoài. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công đó là những nỗ lực của địa phƣơng, đặc biệt là ngành tài nguyên và môi trƣờng trong công tác bồi thƣờng GPMB phục vụ phát triển công nghiệp, đồng thời có những chính sách xã hội nhằm giúp đỡ các hộ dân vùng nông thôn có đất thu hồi ổn định sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thực tế cũng nhƣ các địa phƣơng khác, công tác GPMB của Phú Thọ gặp phải không ít khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất đó là nhân dân có tâm lý trông chờ về giá. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tƣ vào Phú Thọ là lĩnh vực công nghệ cao, việc tuyển chọn nhân công tại địa phƣơng với trình độ thấp không đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp cũng gây rất nhiều khó khăn cho tỉnh trong công tác bồi thƣờng GPMB. Ngoài ra một số doanh nghiệp tự ý nâng giá đất cao hơn khung giá của tỉnh cũng nhƣ bồi thƣờng không đồng bộ cũng gây những khó khăn không nhỏ trong công tác bồi thƣờng GPMB. Việc một số doanh nghiệp nhận đất nhƣng không sử dụng mà lại giao cho doanh nghiệp khác và không tuân thủ những điều kiện Hội đồng đầu khi thuê đất, áp lực giải quyết việc làm cho nhân dân khi bị thu hồi đất.

Phú Thọ luôn xác định việc bồi thƣờng GPMB phục vụ phát triển công nghiệp phải đảm bảo ổn định và nâng cao hơn đời sống cho những hộ dân có đất bị thu hồi. Với phƣơng châm đó, tỉnh đã xây dựng chính sách hỗ trợ kết hợp công tác vận động tuyên truyền nên đã từng bƣớc khắc phục đƣợc những khó khăn, tạo niềm tin trong nhân dân đồng thời nâng cao uy tín và trong việc thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào tỉnh.

Nhằm khắc phục những khó khăn, trƣớc hết ngành tài nguyên môi trƣờng đã tham mƣu cho tỉnh việc cung cấp đất dịch vụ cho những hộ dân có đất thuộc diện thu hồi để tạo công ăn việc làm cho nhân dân với phƣơng châm thu hồi đất nhƣng vẫn phải đảm bảo nâng cao hơn trƣớc thu nhập của ngƣời dân. Hiện nay Phú Thọ luôn xác định việc cần thiết phải hỗ trợ nhân dân chuyển đổi việc làm từ sản xuất nông nghiệp sang làm dịch vụ hoặc hỗ trợ vốn, kỹ thuật để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyên canh hoa màu và những cây có giá trị kinh tế cao để ổn định cuộc sống cho nhân dân. Việc thu hồi đất để phát triển công nghiệp phải gắn liền với giải quyết việc làm cho ngƣời dân. Nhiều doanh nghiệp khi nhận đất phải cam kết đào tạo công nhân và tuyển dụng lao động địa phƣơng vào làm việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đồng thời việc thu hồi đất cũng phải tạo điều kiện giải quyết bồi thƣờng nhanh chóng cho ngƣời dân. Hiện nay việc bồi thƣờng GPMB ở Phú Thọ, tỉnh chỉ giải quyết những dự án lớn có liên quan đến nhiều thị xã, còn lại thì giao cho các thị xã, thị và thành phố chủ động giải quyết dƣới sự chỉ đạo của tỉnh. Điều này đã tạo điều kiện cho các địa phƣơng chủ động trong công tác bồi thƣờng GPMB, tránh tình trạng chồng chéo và lãng phí thời gian không cần thiết.

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ, công tác vận động, thuyết phục nhân dân cũng đã đƣợc tích cực triển khai. Việc tuyên truyền qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng đã góp phần quan trọng giúp ngƣời dân hiểu và tuân thủ các chính sách của Nhà nƣớc cũng nhƣ của tỉnh. Qua đó khen thƣởng những hộ dân có tính tự giác cao trong công tác bồi thƣờng GPMB, đồng thời các thủ tục cấp phép cho doanh nghiệp cũng đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện. Tỉnh cũng cƣơng quyết xử lý, thậm chí thu hồi lại đất của những doanh nghiệp tự ý nâng giá đất, đầu tƣ xây dựng không đúng cam kết cũng nhƣ khen thƣởng các doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm xã hội cao, tiếp nhận và đào tạo lao động tại địa phƣơng vào làm việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Những ngƣời dân bị mất đất và những thiệt hại của họ sau khi bị thu hồi đất, trong đó thực hiện chính sách bồi thƣờng theo quy định của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ.

- Các chế độ bồi thƣờng đã đƣợc triển khai theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và mức độ giải quyết những khó khăn của ngƣời dân bị mất đất, từ đó xem xét tính khả thi của các chế độ bồi thƣờng đƣợc quy định tại Nghị định này.

2.2. Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu của đề tài bao gồm 3 dự án trọng điểm đƣợc triển khai tại Thị xã Phú Thọ trong thời gian gần đây là:

- Dự án đƣờng cao tốc Nội Bài-Lào Cai. - Dự án đƣờng Hồ Chí Minh.

- Dự án đƣờng trục chính nối trung tâm thị xã với quốc lộ 2 và khu hạ tầng kỹ thuật ven đƣờng.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Điều kiện và đối tượng được bồi thường trong từng dự án: thực hiện theo Nghị định 197/2004/NĐ-CP

2.3.2. Giá bồi thường: theo giá đất Nông nghiệp và giá đất ở.

2.3.3. Chính sách hỗ trợ và tái định cư

- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất.

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm. - Chính sách hỗ trợ việc di chuyển.

- Chính sách ƣu đãi với diện chính sách, ngƣời có công với Cách mạng. - Chính sách tái định cƣ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Bố trí tái định cƣ.

+ Các biện pháp hỗ trợ sản xuất và đời sống tại khu tái định cƣ.

2.3.4. Trình tự thực hiện, trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

- Trình tự tiến hành thực hiện bồi thƣờng giải phóng mặt bằng. - Giải quyết các khiếu nại tố cáo khi thực hiện dự án.

- Kiến nghị các định hƣớng hoàn thiện chính sách bồi thƣờng thiệt hại của ngƣời dân bị mất đất trong triển khai dự án tại thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra cơ bản

- Điều tra, khảo sát thực địa về tình hình thu hồi đất của thị xã (Kết hợp với phỏng vấn cán bộ địa phƣơng, Chủ tịch thị xã, Chủ tịch xã, cán bộ địa chính thuộc địa bàn nghiên cứu).

- Điều tra thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã (Thu thập số liệu thứ cấp).

- Điều tra phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi (Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu về tình hình đời sối, lao động, việc làm, thu nhập của ngƣời dân có đất bị thu hồi thuộc phạm vi nghiên cứu).

2.4.2. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu điều tra (sử dụng phần mềm Microsoft Excel)

2.4.3. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng ý kiến của các chuyên gia tƣ vấn, các nhà quản lý về lĩnh vực quy hoạch và quản lý sử dụng đất.

Đánh giá mức độ tác động (xếp hạng) theo ý kiến chuyên gia.

2.4.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu kết quả điều tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên [40]

- Thị xã Phú Thọ có vị trí địa lý là trung tâm của vùng tỉnh, Thị xã cách thành phố Việt Trì 40 km và cách thủ đô Hà Nội 100 km về phía Tây Bắc ở toạ độ 21024’ vĩ độ bắc và 105014’ kinh độ đông.

Diện tích đất tự nhiên toàn thị xã : 6.460,07 ha, trong đó: + Khu vực nội thị (4 phƣờng) : 649,61 ha.

+ Khu vực ngoại thành (6 xã) : 5.810,46 ha. Phía Bắc giáp thị xã Thanh Ba và Phù Ninh.

Phía Đông giáp thị xã Phù Ninh và thị xã Lâm Thao. Phía Tây giáp thị xã Thanh Ba.

Phía Nam giáp sông Hồng và thị xã Tam Nông.

+ Các Phƣờng gồm: Âu cơ, Phong Châu, Hùng Vƣơng, Trƣờng Thịnh. + Các xã gồm: Hà Lộc, Văn Lung, Thanh Minh, Thanh Vinh, Hà Thạch, Phú Hộ.

Thị xã có quốc lộ 2, các tuyến đƣờng tỉnh lộ: TL311 (nay là ĐT 314), TL315 (nay là ĐT 315), TL318 (nay là ĐT 320C), TL320 (nay là ĐT 320), TL325 (nay là ĐT 320B) và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua.

Thị xã Phú Thọ nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và vùng đồi núi, hƣớng dốc thấp dần từ Tây bắc xuống Đông nam. Nhìn chung địa hình, địa mạo của Thị xã chia làm 2 dạng chính:

- Địa hình đồng bằng phù sa: Đây là dải đất tƣơng đối bằng phẳng đƣợc bồi đắp bởi sông Hồng tập trung ở ven sông thuộc 4 xã, phƣờng (Thanh Minh, Trƣờng Thịnh, Hà Lộc và Hà Thạch). Độ dốc thƣờng dƣới 30, còn một phần là dải đất phù sa cổ có địa hình lƣợn sóng, độ dốc từ 3 - 50.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Địa hình đồi trung du: Tập trung ở hầu hết các xã, phƣờng: Thanh Vinh, Văn Lung, Phú Hộ… địa hình, địa mạo ở vùng này chủ yếu là đồi thấp, độ cao từ 25 - 75m, độ dốc thoải trung bình từ 10 - 250; Cá biệt có một số quả đồi bát úp có độ dốc trên 250; Hầu hết những quả đồi trên địa bàn Thị xã không sắp xếp theo một dãy nhất định mà sắp xếp tự do theo kiểu đồi bát úp, xen kẽ là những dải ruộng dộc, khá bằng phẳng có độ dốc từ 3 -50.

Tài nguyên nƣớc: Thị xã Phú Thọ có nguồn nƣớc mặt khá dồi dào, phong phú do nằm trong hệ thống sông lớn nhất của miền Bắc: Sông Hồng, sông Thao. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, cho các nhu cầu kinh tế khác và giao thông đƣờng thuỷ và phát triển kinh tế.

Khoáng sản: Chủ yếu là các mỏ cao lanh có giá trị.

- Khí hậu

Thị xã Phú Thọ mang đặc điểm khí hậu của miền Bắc nƣớc ta, là khí hậu nhiệt đới gió mùa, lƣợng bức xạ cao, có nền nhiệt độ cao, lƣợng mƣa tập trung chủ yếu vào mùa mƣa.

Theo phân vùng khí hậu tỉnh Phú Thọ (Nguồn số liệu Đặc trƣng và tính toán khí tƣợng - thuỷ văn tỉnh Phú Thọ do Đài khí tƣợng thuỷ văn Việt Bắc cung cấp tháng 9 năm 1997) thì Thị xã nằm trọn trong tiểu vùng khí hậu đồi trung du:

Tổng lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1 450 - 1 500mm, là tiểu vùng khô hạn. Mƣa thất thƣờng, năm nhiều có tới 6 tháng mƣa lớn, năm ít chỉ có 1-2 tháng. Tổng lƣợng mƣa năm nhiều nhất 2 600mm, năm ít nhất chỉ từ 1 000 - 1 100mm. Do đó tình trạng khô hạn, úng lụt cục bộ thƣờng xẩy ra gây thiệt hại cả về kinh tế và xã hội.

Độ ẩm tƣơng đối trung bình 84%, thấp nhất là 24%, nhiệt độ ở tiểu vùng này cao hơn các tiểu vùng khác, nhiệt độ trung bình năm từ 23 - 240C; tổng tích nhiệt trung bình năm khoảng 8 5000C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối > 30C, băng giá sƣơng muối ít xuất hiện và ở mức độ nhẹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Gió: Có 2 loại gió chính là gió mùa Đông nam từ tháng 5 đến tháng 10; Gió mùa Đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Đá mẹ, mẫu chất hình thành đất:

Các loại đá mẹ, mẫu chất gồm: Các loại đá Gnai, phiến thạch Mica và một số loại đá khác.

- Đá Gnai thành phần gồm Mica Fenspat, thạch anh, đôi khi lẫn than chì hoặc Horneblen nên có màu hơi đen thƣờng gặp ở dạng phiến, nguồn gốc là đá trầm tích, đá này phong hoá thƣờng cho loại đất màu vàng, thành phần cơ giới trung bình.

- Phiến thạch Mica thành phần cơ giới chủ yếu là khoáng vật Mica, ngoài ra còn lẫn thạch anh và Fenspat nhƣng rất ít, dễ nhận biết vì các mảnh Mica óng ánh rất rõ, thƣờng thấy phiến thạch Mica màu đỏ. Nếu không lẫn với đá khác phiến Mica phong hoá cho đất màu đỏ, thành phần cơ giới sét, tầng đất dày, tơi xốp, rất xốp, rất tốt; trƣờng hợp này chỉ có lẻ tẻ ở một vài quả đồi; còn đại đa số là phiến thạch Mica xen lẫn đá Gnai khi đó đất phong hoá có màu vàng đỏ hoặc đỏ vàng, thành phần cơ giới sét nhẹ, cấu trúc kém hơn.

- Sản phẩm bồi tụ phù sa: Thị xã Phú Thọ có cả phù sa cũ và phù sa mới; là sản phẩm bồi tụ của sông Hồng, phân bố tập trung ở phía Nam và Tây nam của Thị xã. Sản phẩm phù sa do tác động của mực nƣớc ngầm nông và do sự rửa trôi tầng mặt biến đổi thành tầng sét loang lổ đặc trƣng tạo thành đất có tầng sét loang lổ (Plithosols) hoặc có tầng Glây đặc trƣng sẽ tạo thành đất Glây.

Thông thƣờng sản phẩm phù sa sẽ tạo thành đất phù sa.

- Thực vật.

- Đối với vùng đồi trung du của Thị xã: Thảm thực vật gồm các loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày. Những quả đồi có độ phì nhiêu thấp do bị xói mòn, rửa trôi mạnh hầu hết đƣợc sử dụng để trồng bạch đàn và keo lá chàm làm nguyên liệu giấy. Các loại cây tạp, cây bụi hầu nhƣ không còn, chỉ còn lại tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

guột và một số loại cỏ chịu hạn sinh sống. Những quả đồi có độ phì tƣơng đối khá và trung bình đang đƣợc sử dụng vào trồng sắn là chủ yếu; Ngoài diện tích cây chè của Viện chè và diện tích cây ăn quả của Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ thì chỉ có một diện tích rất nhỏ đang đƣợc trồng chè, cây ăn quả: vải, nhãn, xoài, hồng... mang tính tập trung. Còn lại đa phần diện tích trồng chè và cây ăn quả đƣợc trồng phân tán, nhỏ lẻ trong vƣờn hộ gia đình.

- Đối với vùng đồng bằng và các dộc ruộng xen kẽ giữa đồi, gò: Thảm thực vật ở đây toàn bộ là cây trồng ngắn ngày nhƣ: lúa, ngô, bí, khoai, lạc, đậu đỗ và rau các loại.

Nhìn chung hệ thống cây trồng của Thị xã tƣơng đối đa dạng, đất đai khá tốt phù hợp với nhiều loại cây trồng.

3.2. Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế

a. Về cơ cấu kinh tế:

Về cơ cấu kinh tế của thị xã đƣợc chuyển đổi theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ.

Bảng 3.1: Tỷ lệ đóng góp của các khối ngành vào quy mô tăng trưởng kinh tế của Thị xã

Các ngành kinh tế Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Công nghiệp - xây dựng 33,9% 36,5% 36%

Thƣơng mại - Dịch vụ 47,5% 47,9% 51,5%

Nông - lâm nghiệp 18,6% 15,6% 12,5%

(Nguồn: UBND thị xã Phú Thọ)[40]

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thị xã Phú Thọ đƣợc thể hiện tƣơng đối rõ nét, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 47,5% năm 2006 lên 51,5%


Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở MỘT SỐ DỰ ÁN THUỘC ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ THỌ TỈNH PHÚ THỌ (Trang 53 -53 )

×