BỆNH THUỶ ĐẬU-ZONA

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm đại cương về nhiễm trùng và bệnh truyền nhiễm (Trang 120 - 127)

1. Bệnh Thuỷ đậu và Zona là:

A. Hai bệnh có triệu chứng lâm sàng tương tự nhau

@B. Hai bệnh khác nhau nhưng có cùng một tác nhân gây bệnh C. Hai bệnh khác nhau nhưng có tác nhân gây bệnh cùng một họ D. Hai bệnh có những biến chứng như nhau

E. Hai bệnh cần một phương pháp điều trị như nhau 2. Đối tượng mắc bệnh Thuỷ đậu:

A. 60% là trẻ em 1-14 tuổi

B. Người lớn trên 19 tuổi chỉ chiếm hơn 3% số bệnh nhân

@C. Bệnh nhân <1 tuổi và >14 tuổi chỉ chiếm khoảng 10% số bệnh nhân D. Những người đã mắc bệnh thì có miễn dịch vĩnh viễn

E. Ở các nước nhiệt đới tần suất bệnh ở trẻ em thường cao hơn 3. Bệnh Thuỷ đậu thường xảy ra:

A. Vào cuối thu, đầu đông

B. Chủ yếu vào những tháng thời tiết lạnh lẽo C. Vào cuối xuân, đầu hè

@D. Vào cuối đông, đầu xuân E. Từ tháng 12 đến tháng 3 4. Thời gian lây bệnh Thuỷ đậu:

@A. Bắt đầu 24 giờ trước khi có phát ban cho đến khi các nốt đậu đóng mày B. Bắt đầu 24 giờ trước khi có phát ban cho đến khi hết sốt

C. Bắt đầu 48 giờ trước khi có phát ban và kéo dài 7-8 ngày D. Bắt đầu 24 giờ sau khi có phát ban cho đến khi hết sốt E. Bắt đầu 48 giờ sau khi có phát ban và kéo dài 7-8 ngày 5. Đặc điểm của nốt đậu trong bệnh Thuỷ đậu là:

A. Cùng một lứa tuổi, bắt đầu ở thân mình, mặt rồi lan ra tứ chi B. Cùng một lứa tuổi, bắt đầu ở khắp nơi

C. Nhiều lứa tuổi khác nhau, bắt đầu ở tứ chi, mặt rồi lan khắp thân mình @D. Nhiều lứa tuổi khác nhau, bắt đầu ở thân mình, mặt rồi lan khắp tứ chi E. Các câu trên đều sai

6. Biến chứng hay gặp nhất của bệnh Thuỷ đậu là: A. Viêm não B. Viêm phổi C. Hội chứng Reye @D. Bội nhiễm da E. Dị tật bẩm sinh 7. Thuỷ đậu là một bệnh:

A. Cần phải điều trị đặc hiệu vì các biến chứng của nó rất nặng nề

@B. Không cần phải điều trị đặc hiệu vì nói chung lành tính và tự giới hạn C. Không cần phải điều trị đặc hiệu vì các biến chứng không có gì nguy hiểm D. Chỉ cần điều trị triệu chứng.

8. Biến chứng viêm phổi trong bệnh Thuỷ đậu:

A. Chiếm tỷ lệ 30-40% ở trẻ em, hiếm gặp ở người lớn

B. Chủ yếu gặp ở người bị suy giảm miễn dịch, dùng Corticoid kéo dài C. Chủ yếu gặp ở trẻ em sống trong môi trường vệ sinh kém

@D. Chiếm tỷ lệ 20-30% ở người lớn và người bị suy giảm miễn dịch E. Là biến chứng nặng, dễ đưa đến tử vong

9. Phương pháp phòng bệnh thuỷ đậu đúng là: A. Cách ly bệnh nhân cho đến khi hết sốt

@B. Cách ly bệnh nhân cho đến khi các nốt đậu đóng mày

C. Tiêm Globulin miễn dịch cho tất cả những người tiếp xúc với bệnh nhân D. Tiêm Globulin miễn dịch cho tất cả những người có các yếu tố nguy cơ E. Tiêm vắc-xin phòng Thuỷ đậu cho tất cả trẻ em.

10. Thái độ xử lý đúng của nhân viên Trạm y tế phường/xã khi có một bệnh nhân bị thuỷ đậu đến khám:

A. Giữ bệnh nhân ở lại điều trị ở trạm Y tế

B. Cho bệnh nhân điều trị ngoại trú nhưng khuyên cách ly khỏi tất cả trẻ em trong gia đình

@C. Cho bệnh nhân điều trị ngoại trú và tiêm Globulin miễn dịch cho tất cả những người trong gia đình

D. Cho bệnh nhân điều trị ngoại trú và tiêm vắc-xin phòng Thuỷ đậu cho tất cả những người trong gia đình

E. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để điều trị. 11. Thời kỳ ủ bệnh của bệnh thuỷ đậu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. Từ 7-10 ngày B. Từ 7-14 ngày C. Từ 10-14 ngày @D. Từ 10-21 ngày E. Từ 18-21 ngày.

12. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với nốt đậu trong bệnh thuỷ đậu: A. Có hình tròn hoặc hình giọt nước.

B. Mọc nhiều đợt trên một vùng da.

C. Có thể mọc ở niêm mạc miệng, đường hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu. @D. Thường có đường kính 13-20 mm.

E. Hoá đục sau khoảng 24 giờ.

13. Bệnh cảnh lâm sàng nặng của bệnh thuỷ đậu thường không có liên quan đến: A. Tình trạng suy giảm miễn dịch của bệnh nhân.

B. Dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài. C. Có các biến chứng kèm theo.

D. Số lượng các nốt đậu

@E. Triệu chứng ngứa ngoài da.

14. Nhiễm trùng da trong bệnh thuỷ đậu: A. Thường do phế cầu và liên cầu gây nên. B. Thường do phế cầu và tụ cầu gây nên.

@C. Thường do tụ cầu vàng và liên cầu gây nên. D. Xảy ra do dùng kháng sinh không phù hợp. E. Thường do phế cầu gây nên.

15. Bệnh thuỷ đậu ở trẻ bình thường không cần điều trị đặc hiệu vì: A. Ở trẻ bình thường không có biến chứng xảy ra.

@B. Bệnh nói chung lành tính và tự giới hạn.

C. Những trẻ bình thường có khả năng đề kháng rất cao. D. Triệu chứng lâm sàng ở các trẻ thường nhẹ nhàng. E. Chi phí cho các thuốc kháng vi-rút rất cao.

16. Các thuốc kháng virus có thể sử dụng để điều trị thuỷ đậu là: @A. Vidarabine và Acyclovir.

B. Lamivudine và Adefovir. C. Ribavirin và Zidovir. D. AZT và Lamivudine. E. Ribavirin và Adefovir.

17. Điều trị triệu chứng của bệnh thuỷ đậu bao gồm @A. Hạ sốt và giảm ngứa.

B. Hạ sốt và giảm số lượng nốt đậu. C. Giảm ho và giảm ngứa.

D. Phòng loét da và viêm phổi. E. Giảm ho và đau ngực.

18. Biện pháp đơn giản để hạn chế bội nhiễm trong bệnh thuỷ đậu là: A. Dùng các thuốc kháng histamin.

B. Dùng các thuốc kháng virus .

C. Bôi các nốt đậu bằng xanh methylen. @D. Vệ sinh thân thể tốt.

E. Điều trị bằng Penicillin ngay từ đầu.

19. Khả năng tạo miễn dịch của vaccine phòng thuỷ đậu khoảng: A. 45-55%.

B. 65-75%. @C. 85-95%. @C. 85-95%. D. 100%.

E. Thấp hơn 30%.

20. Acyclovir chỉ có hiệu quả trong điều trị bệnh thuỷ đậu nếu @A. Được dùng trong vòng 24 giờ sau khi bệnh khởi phát. B. Chỉ dùng cho trẻ < 6tuổi.

C. Liều dùng > 10mg/kg/ngày. D. Kết hợp với Vidarabine. E. Thời gian điều trị >14 ngày.

21. Bệnh thuỷ đậu thường xảy ra cuối xuân, đầu hè, cao điểm là vào tháng 6-7. A. Đúng

@B. Sai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22. Các biến chứng thường gặp của bệnh thuỷ đậu là nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm hạch…

@A. Đúng B. Sai

23. Tác nhân gây nhiễm trùng da thường gặp trong bệnh thuỷ đậu là Liên cầu và Tụ cầu vàng.

@A. Đúng B. Sai

24. Acyclovir được chỉ định sớm cho tất cả trẻ em và người lớn bị thuỷ đậu. A. Đúng

@B. Sai

25. Biện pháp phòng bệnh thuỷ đậu tốt nhất là cách ly bệnh nhân. A. Đúng

BỆNH CÚM

1. Virus cúm

A. Có 3 type kháng nguyên A, B, C và cả ba đều gây thành dịch lớn. @B. Có 2 kháng nguyên Hemaglutinin (H) và Neuraminidase (N). C. Có đường kính từ 60 - 80 nm.

D. Có genome gồm nhiều đoạn DNA chuỗi đơn. E. Là một thành viên của họ Arbovirus.

2. Dịch cúm

@A. Thường xảy ra vào thời gian cuối thu - đầu xuân. B. Thường xảy ra theo chu kỳ đều đặn 2-3 năm.

C. Trong những năm gần đây chỉ xảy ra ở châu Á và châu Phi. D. Chủ yếu do các virus type A,B và C gây ra.

E. Thường kéo dài khoảng hơn 2 tháng.

3. Những đại dịch cúm gần đây trên thế giới thường có liên quan đến: A. Độc tính của virus.

B. Số lượng virus tăng nhanh.

C. Công tác phòng chống dịch quá kém. D. Sự thay đổi đường lây truyền của virus. @E. Sự thay đổi kháng nguyên của virus cúm.

4. Thời gian lây bệnh của người bị cúm cho những người chung quanh: A. Từ 1 ngày trước khởi bệnh và kéo dài 1 tuần.

B. Từ 3 ngày trước khởi bệnh và kéo dài 1 tuần. C. Từ 3 ngày trước khởi bệnh và kéo dài 2 tuần. D. Từ 6 ngày trước khởi bệnh và kéo dài 1 tuần. @E. Từ 6 ngày trước khởi bệnh và kéo dài 2 tuần. 5. Cúm ác tính thường gặp ở những nhóm người sau:

@A. Người già yếu, phụ nữ có thai, suy giảm miễn dịch. B. Có bệnh tim và thận bẩm sinh

C. Trẻ sơ sinh, trẻ suy dinh dưỡng D. Được điều trị quá muộn. E. Suy thận mạn.

6. Trong bệnh cúm, bội nhiễm phế quản-phổi do vi khuẩn thường gặp ở những nhóm người sau:

A. Phụ nữ có thai hoặc mới sinh con. B. Có bệnh tim bẩm sinh.

@C. Người già và người bị suy hô hấp mạn tính D. Suy thận mạn.

E. Được điều trị quá muộn.

7. Thời gian ủ bệnh của Cúm khoảng: @A. Từ 1 - 3 ngày.

B. Từ 3 - 5 ngày. C. Từ 5 - 7 ngày. D. Từ 7 - 10 ngày. E. Từ 10 - 12 ngày.

8. Tiến triển của bệnh cúm:

A. Thường lành tính và tự hồi phục trong vòng 8-10 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. Thường kèm theo bội nhiễm đường hô hấp nếu không dùng kháng sinh dự phòng. C. Thường tự giới hạn trong vòng 4-7 ngày, sau đó bệnh nhân hoàn toàn khoẻ mạnh. D. Ở trẻ em thường gặp bội nhiễm phế quản-phổi hơn là bội nhiễm Tai-Mũi-Họng. @E. Ở người già, tình trạng chán ăn, ho và mệt mỏi còn kéo dài đến 3 tuần sau khi hồi phục.

9. Biến chứng viêm phế quản-phổi do vi khuẩn trong bệnh cúm: A. Thường xuất hiện vào ngày thứ 2 - 4 của bệnh.

B. Xảy ra do dùng kháng sinh dự phòng không đầy đủ. C. Biểu hiện bằng sốt cao, ho khan, nuốt đau.

@D. Biểu hiện bằng sốt cao, ho kèm đàm, nghe phổi có ran nổ. E. Thường chỉ gặp ở trẻ em dưới 14 tuổi.

10. Biểu hiện của cúm ác tính là:

A. Suy hô hấp cấp, suy tim trái, suy giảm miễn dịch. B. Suy thận, suy gan, suy tim phải.

@C. Suy hô hấp cấp, suy tim phải, rối loạn ý thức. D. Viêm cơ tim, mờ lan toả hai phổi.

E. Hẹp van hai lá, suy hô hấp cấp.

11. Các biến chứng thường gặp nhất của bệnh cúm là: A. Viêm xoang.

@B. Viêm phế quản-phổi, bội nhiễm tai mũi họng. C. Viêm não-màng não.

D. Viêm thanh quản, tràn dịch màng phổi. E. Viêm mũi dị ứng.

12. Chẩn đoán cúm trong thực tế dựa vào:

A. Viêm long đường hô hấp trên, đau mỏi cơ khớp . B. Viêm long đường hô hấp trên và yếu tố dịch tễ. C. Triệu chứng nhiễm virus và đau mỏi cơ khớp. D. Yếu tố dịch tễ và viêm phế quản-phổi.

@E. Triệu chứng nhiễm virus, ho, đau mỏi cơ khớp và yếu tố dịch tễ.

13. Các loại virus hoặc vi khuẩn sau có thể gây bệnh cảnh tương tự cúm ngoại trừ: A. Adenovirus. B. Rhinovirus. @C. Herpes virus. D. Chlamydia. E. Mycoplasma. 14. Trong điều trị bệnh cúm:

A. Amantadine và Rimantadine có hiệu lực tốt đối với 3 typ của virus cúm nếu dùng rất sớm.

@B. Đối với trẻ sơ sinh, người già, người có suy hô hấp mạn tính. . nên cho kháng sinh phòng bội nhiễm.

C. Nếu phát hiện cúm ác tính, phải dùng kháng sinh phổ rộng và liều cao.

D. Bệnh nhân phải được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và bù đủ lượng dịch đã mất do nôn mửa và đi lỏng.

E. Nếu có bội nhiễm, tốt nhất nên dùng kháng sinh nhóm Quinolon hoặc Cephalosporin thế hệ 3.

15. Đặc điểm của sốt trong bệnh cúm:

@A. Xuất hiện đột ngột và tăng lên nhanh chóng trong những ngày đầu tiên. B. Xuất hiện sau khi có viêm long đường hô hấp trên và tăng lên từ từ. C. Xuất hiện đột ngột và giảm dần trong vòng 5 ngày.

D. Tăng lên từ từ, cao nhất là 400C vào ngày thứ 3-4 của bệnh. E. Xuất hiện đột ngột và giảm sốt sau 7-10 ngày.

16. Đặc điểm của hội chứng đau trong bệnh cúm:

@A. Đau quanh hốc mắt, vùng trán hay thái dương. B. Đau tất cả các cơ khớp, kèm sưng nóng và đỏ. C. Đau đầu từng cơn, ngày càng tăng lên

D. Diễn tiến của nhức đầu không có liên quan với cơn sốt. E. Có thể cắt cơn đau nhanh bằng Ergotamin.

17. Biện pháp phòng bệnh đơn giản nhưng hiệu quả trong những vụ dịch cúm nguy hiểm là:

A. Tiêm phòng vaccine cho tất cả những người sống trong vùng nghi có dịch.

B. Cho điều trị dự phòng bằng Amatadine cho tất cả những người sống trong vùng nghi có dịch.

@C. Cho cách ly tất cả bệnh nhân nghi bị cúm. D. Phun thuốc diệt vi-rút ở những vùng nghi có dịch E. Phong toả hoàn toàn những khu vực nghi có dịch cúm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18. Điểm nào cần đặc biệt nhấn mạnh khi tuyên truyền về cúm trong cộng đồng: A. Cúm là một bệnh rất nặng, khó điều trị.

B. Bệnh nhân cúm cần phải được tuyệt đối cách ly khỏi cộng đồng để tránh lây lan. C. Cúm là một bệnh thông thường, có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

@D. Cúm là một bệnh có khả năng lây lan mạnh và nhanh, có thể gây thành dịch lớn. E. Trường hợp cúm ác tính gây tử vong rất cao.

19. Có thể điều trị dự phòng cho những người tiếp xúc với virus cúm bằng: A. Ribavirin.

@B. Amatadine. C. Lamivudine D. Pepdine E. Rotundine.

20. Thời gian bảo vệ của vaccine phòng cúm khoảng: A. 1-2 tháng.

@B. 3-6 tháng. C. 7-9 tháng D. 10-12 tháng E. 1-3 năm

21. Các vụ dịch cúm xuất hiện không theo chu kỳ rõ ràng.

@A. Đúng B. Sai

22. Đặc điểm của cúm ác tính là hội chứng suy hô hấp cấp và thường gặp ở những người không được điều trị sớm bằng thuốc kháng virus.

A. Đúng

@B. Sai

23. Những đối tượng có nguy cơ biến chứng nặng khi bị cúm là người lớn tuổi, bị suy hô hấp mạn tính, suy giảm miễn dịch…

@A. Đúng B. Sai

24. Có thể dùng Paracetamol và Aspirin để hạ nhiệt cho bệnh nhân cúm khi nhiệt độ tăng trên 380C.

A. Đúng

@B. Sai

25. Chủng ngừa vaccine phòng bệnh cúm hàng năm có hiệu quả bảo vệ trên 90%. A. Đúng

@B. Sai

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm đại cương về nhiễm trùng và bệnh truyền nhiễm (Trang 120 - 127)