0
Tải bản đầy đủ (.doc) (158 trang)

BỆNH THƯƠNG HÀN

Một phần của tài liệu TRẮC NGHIỆM ĐẠI CƯƠNG VỀ NHIỄM TRÙNG VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 57 -65 )

1. Người ta gọi bệnh thương hàn là bệnh nhiễm khuẩn-nhiễm độc vì A. bệnh diễn tiến có chu kỳ.

B. có vi khuẩn gây bệnh trong phân.

@C. nhiễm vi khuẩn và độc tố vi khuẩn gây bệnh. D. bệnh gây sốt kéo dài.

E. bệnh có tỷ lệ tử vong cao

2. Ở nước ta, bệnh thương hàn lưu hành nặng ở @A. vùng đồng bằng sông Cửu long.

B. toàn bộ các tỉnh duyên hải miền Trung. C. toàn bộ các tỉnh miền Bắc.

D. các tỉnh Tây nguyên.

E. các tỉnh cực Nam Trung bộ.

3. Ở nước ta, năm 1995 tỷ lệ mắc bệnh thương hàn xảy ra thấp nhất ở A. miền Nam.

B. miền Bắc. @C. Tây nguyên D. cực Nam Trung bộ. E. miền Trung

4. Hiện nay, bệnh thương hàn xảy ra ở các nước phát triển, A. dưới dạng dịch lưu hành địa phương.

B. dưới dạng bệnh dịch nhỏ.

C. có tỷ lệ hiện mắc bệnh chừng 0,5%. D. có tỷ lệ mới mắc chừng 5%.

@E. có bệnh là do du lịch vào các nước chậm phát triển.

5. Trong dịch tễ học bệnh thương hàn, người mang mầm bệnh gặp A. tỷ lệ nữ trên nam là 1/4.

B. tỷ lệ nữ trên nam là 0,4. C. 65% là người trên 20 tuổi. D. 75% là người trên 30 tuổi. @E. 85% là người trên 50 tuổi.

6. Bệnh thương hàn lây nhiễm chủ yếu là A. Do tiếp xúc chất thải của bệnh nhân. B. Thông qua ăn rau.

C. Do ruồi là côn trùng truyền bệnh. @D. nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. E. Do tiếp xúc đồ dùng của bệnh nhân.

7. Người nào sau đây có nguy cơ mắc bệnh thương hàn nhất, người A. có tiền sử sỏi mật.

B. có tiền sử sỏi tiết niệu.

@C. được cắt 1/2 dạ dày cách đây 1 năm. D. đang mắc chứng viêm thực quản. E. đang nhiễm sán lá gan.

8. Thức ăn nào sau đây dễ nhiễm tác nhân gây bệnh thương hàn: @A. Sò hến.

B. Rau. C. Trứng. D. Thịt. E. Sửa.

9. Yếu tố nào sau đây làm cho bệnh thương hàn lây lan nhanh chóng nhất trong cộng đồng.

A. Người mắc chứng viêm dạ dày mãn tính.

@B. Nguồn nước sinh hoạt của cư dân nhiễm khuẩn nặng. C. Tập quán ăn uống của một số dân cư lạc hậu.

D. Tập quán sinh hoạt, vệ sinh kém của một số dân cư. E. Môi trường ô nhiễm nặng.

10. Vi khuẩn thương hàn có đặc tính sau, ngọai trừ. A. Là một trực khuẩn.

@B. Vi khuẩn nội bào bắt buộc. C. Sống lâu ở môi trường bên ngoài. D. Ái khí và kỵ khí tuỳ nghi.

E. Có thể sống lâu trong mật.

11. Kháng nguyên nào sau đây của vi khuẩn thương hàn có bản chất là lipopolysaccharide A. H B. Vi @C. O D. Dublin E. Choleresuis.

12. Vi khuẩn thương hàn – phó thương hàn gây bệnh được là nhờ có kháng nguyên: A. H

B. O@C. Vi @C. Vi D. Dublin E. Choleresuis

13. Một bệnh nhân nhiễm 102 Salmonella typhi có khả năng mắc bệnh cao khi A. viêm ruột non mãn tính.

B. viêm đường mật mãn tính. @C. viêm thực quản mãn tính. D. có tiền sử cắt 2/3 dạ dày. E. ăn rau sống trong bửa ăn đó.

14. Giai đoạn ủ bệnh của bệnh thương hàn xuất hiện tương ứng với giai đoạn vi khuẩn A. gây bệnh bắt đầu xâm nhập qua thành ruột.

B. bắt đầu gây đáp ứng viêm toàn thân. @C. sống trong đại thực bào.

D. từ đại thực bào giải phóng vào máu. E. giải phóng độc tố của chúng.

15. Sốt, hạ bạch cầu trong bệnh thương hàn là do tác dụng A. trực tiếp của nội độc tố.

@B. gián tiếp của nội độc tố. C. trực tiếp của kháng nguyên.

D. gián tiếp của các cytokin.

E. gián tiếp của phức hợp miễn dịch.

16. Thương tổn trong bệnh thương hàn thường gặp là @A. viêm mảng peyer.

B. dạ dày chảy máu khu trú. C. viêm gan ứ mật.

D. viêm cơ tim. E. viêm cầu thận.

17. Trong bệnh thương hàn, triệu chứng phổ biến ở thời kỳ khởi phát là A. kéo dài trung bình 2 tuần.

@B. sốt thấp rồi tăng dần lên.

C. thân nhiệt sáng cao hơn chiều 1/2 độ C. D. xuất hiện phân lỏng sớm.

E. nhiệt mạch phân ly.

18. Trong lâm sàng bệnh thương hàn, triệu chứng nào sau đây hiếm gặp nhất. A. Óc ách hố chậu phải.

B. Mệt mỏi toàn thân. @C. Loét họng Duguet. D. Dấu hiệu phát ban. E. Rối loạn tiêu hoá.

19. Đặc điểm nào sau đây không thuộc loại ban bèo tấm (tache rosés) trong bệnh thương hàn.

A. Ban mất đi khi ấn nhẹ. B. Số lượng dưới 30 nốt ban.

@C. Giới hạn ở vùng bụng trên rốn dưới vú D. Ban có thể xuất hiện toàn thân.

E. Ban gần giống nốt muỗi đốt.

20. Đặc điểm nào sau đây không thuộc loét họng Duguet. A. Là dấu hiệu đặc thù của bệnh trên lâm sàng.

B. Loét trụ trước của màn hầu.

C. Bệnh nhân không cảm thấy đau khi có loét. D. Loét Duguet có tính đối xứng.

@E. Loét Duguet kèm theo sưng hạch.

21. Trong bệnh thương hàn dấu hiệu có giá trị định hướng viêm cơ tim: A. Nhịp tim nhanh.

B. Mạch nhanh.

@C. Tiếng tim ngựa phi. D. tiếng tim mờ.

E. Bệnh nhân nói sảng.

22. Tính chất lâm sàng hay gặp trong bệnh thương hàn là: A. Sốt cao đột ngột.

@B. Sốt cao nguyên. C. Lưỡi trắng bẩn. D. Chán ăn.

23. Bệnh cảnh nào sau đây không thuộc thể khởi phát bất thường của bệnh thương hàn:

A. Sốt 39-400C ngay từ đầu + nhức đầu. B. Sốt rét run + xuất huyết tiêu hoá. @C. Sốt tăng dần 1 tuần + nhức đầu. D. Sốt thất thường + viêm phế quản.

E. Sốt + viêm phế quản + viêm đường mật.

24. Đối tượng nào sau đây mắc bệnh thương hàn thường có bệnh cảnh dễ nhận diện hơn cả: A. Phụ nữ có thai. B. Người lớn tuổi. @C. Thanh niên. D. Trẻ em. E. Trẻ con.

25. Diễn biến tự nhiên của bệnh thương hàn @A. có thể khỏi nhưng kéo dài.

B. khỏi nhanh không di chứng. C. nhất định tử vong.

D. bệnh nhất định tái phát.

E. nhất định có xuất huyết tiêu hoá.

26. Trong phạm vi của một nước, tỷ lệ tử vong bệnh thương hàn cao xảy ra ở nhóm A. các nước phát triển.

B. các nước chậm phát triển. @C. kinh tế - xã hội thấp D. các nước vùng nhiệt đới. E. các nước vùng ôn đới.

27. Một bệnh nhân thương hàn có đáp ứng miễn dịch tốt nhất, khi A. bệnh nhân được điều trị sớm.

B. bệnh nhân được điều trị muộn. C. bệnh nhân có biến chứng. D. bệnh cảnh lâm sàng điển hình. @E. đáp ứng miễn dịch cơ thể tốt.

28. Trong biến chứng của bệnh thương hàn, dấu hiệu gợi ý xuất huyết tiêu hoá nhất là: A. Người mệt lã.

B. Mạch nhanh. C. Huyết áp hạ.

@D. Niêm mạc mắt nhợt. E. Đau bụng lâm râm.

29. Một bệnh nhân thương hàn nghi có thủng ruột, để chẩn đoán nên chọn xét nghiệm nào sau đây:

A. Công thức máu. B. Hematocrit.

@C. Chụp X quang bụng.

D. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân. E. Điện giải đồ máu.

30. Biến chứng hay gặp nhất trong bệnh thương hàn là: A. Viêm ruột thừa.

B. Viêm phúc mạc. C. Viêm túi mật.

@D. Xuất huyết tiêu hoá. E. Xuất huyết dạ dày.

31. Các tiền triệu sau đều có thể gặp trong thủng ruột thương hàn, nhưng dấu ưu tiên nhất là

A. bụng chướng nhẹ. B. đau bụng lâm râm.

@C. xuất huyết tiêu hoá nhiều. D. mạch nhanh.

E. người mệt mỏi.

32. Các biến chứng tim mạch trong bệnh thương hàn hay gặp theo ưu tiên là @A. viêm cơ tim.

B. truỵ tim mạch. C. viêm nội tâm mạc. D. viêm màng ngoài tim. E. viêm động mạch chi dưới.

33. Viêm não trong thương hàn nặng nhất khi xảy ra ở A. thân não.

B. thành não thất.

C. nhân xám trung ương. D. vùng trán bên.

@E. trục thần kinh.

34. Trong biến chứng hiếm gặp thì biến chứng nào sau đây hay gặp hơn cả: @A. Viêm phế quản.

B. Viêm phế quản phổi. C. Viêm xương khớp. D. Viêm đa cơ.

E. Viêm thần kinh thị giác.

35. Các dấu hiệu nào sau đây có giá trị định hướng chẩn đoán thương hàn nhất ở thời kỳ khởi phát: Sốt

@A. tăng dần + táo bón rồi đi lỏng. B. đột ngột + bạch cầu máu không tăng.

C. tăng dần + khám lâm sàng không có dấu hiệu gì. D. đột ngột + bệnh nhân ở vùng bệnh lưu hành. E. đột ngột + nhức đầu nhiều.

36. Nhóm dấu hiệu và triệu chứng nào sau đây cho phép nghĩ nhiều đến viêm túi mật thương hàn: Sốt tăng dần

A. 3 ngày + ngày thứ 4 có gan to-đau + mắt-da vàng.

B. 4 ngày + ngày thứ 5 có gan to-đau + mắt-da không vàng. C. 10 ngày + ngày thứ 12 có gan to-đau + mắt-da vàng. D. 10 ngày + ngày thứ 13 mắt-da vàng + gan không lớn.

37. Trong biến chứng bệnh thương hàn, dấu hiệu sau đây cho phép nghĩ nhiều đến não viêm:

A. Bệnh nhân kêu mệt, đái dầm đã 3 ngày nay. B. Bệnh nhân tỉnh táo, đái són nhiều lần đã 3 ngày. @C. Bệnh nhân nói sảng, cầu bàng quang (+). D. Đột ngột huyết áp hạ, bệnh nhân lơ mơ.

E. Đang sốt đột ngột hạ nhiệt độ, vã mồ hôi nhiều.

38. Để chẩn đoán bệnh thương hàn xét nghiệm nào sau đây có giá trị nhất: A. Cấy máu vào tuần thứ nhất.

B. Cấy phân vào tuần thứ hai.

C. Phản ứng Widal vào tuần thứ hai. D. Cấy dịch mật vào tuần thứ nhất. @E. Cấy tuỷ xương tuần thứ hai.

39. Về phản ứng Widal trong bệnh thương hàn, vấn đề sau đây là đúng: A. Kháng thể O v à H xuất hiện sớm-tồn tại lâu.

B. Nồng độ kháng thể O = 1/50 và H = 1/100 là có giá trị chẩn đoán. C. Kháng thể H xuất hiện sớm, O muộn tồn tại lâu.

D. Cấy phân (+) thì phản ứng Widal cũng (+).

@E. Có thể (+) trong một số trường hợp không mắc thương hàn.

40. Dấu hiệu sau đây có thể gặp trong bệnh sốt rét mà không gặp trong bệnh thương hàn:

A. Gan sưng to-đau. B. Lách sưng-đau. @C. Lách to-chắc. D. Gan không sưng-đau. E. Thiếu máu cấp.

41. Dấu hiệu sau đây có thể gặp trong bệnh sốt mò mà không gặp trong bệnh thương hàn:

A. Phát ban.

@B. Xung huyết kết mạc. C. Viêm cơ tim.

D. Viêm phế quản. E. Chán ăn, phân lỏng.

42. Để đạt hiệu quả điều trị bệnh thương hàn cao, thầy thuốc dựa vào đặc điểm sau để chọn kháng sinh:

A. Thuốc có nồng độ đỉnh rất sớm trong máu. B. Thời gian bán huỷ của thuốc dài.

@C. Thuốc ngấm vào nội bào tốt. D. Đạt nồng độ cao ở trong mật.

E. Thải ra trong mật dạng nguyên thuỷ hoàn toàn.

43. Với thể bệnh thương hàn không biến chứng, các kháng sinh mới có thể cắt sốt sớm nhất là:

A. 1 ngày. B. 2 ngày. @C. 3 ngày.

D. 4 ngày. E. 5 ngày.

44. Khi vi khuẩn thương hàn đề kháng axít nalidixic, nếu điều trị fluoroquinolone thì thời gian cắt sốt:

A. Thường kéo dài. B. Trung bình là 3 ngày. C. Trung bình là 5 ngày. @D. Trung bình là 7 ngày. E. Không thể xác định được.

45. Do tính chất sau đây mà người ta không dùng tetracyclin để điều trị bệnh thương hàn:

A. Thuốc tác dụng kém với vi khuẩn thương hàn trong ống nghiệm. @B. Thấy không hiệu quả trên lâm sàng.

C. Do thuốc đọng lại ở xương và đặc biệt là răng.

D. Đa số các chủng vi khuẩn thương hàn đề kháng thuốc. E. Thuốc đạt nồng độ thấp ở trong máu.

46. Nhóm thuốc nào sau đây không dùng điều trị thương hàn ở phụ nữ có thai và trẻ < 15 tuổi: @A. Fluoroquinolone. B. Cephalosporin thế hệ 2. C. Cephalosporin thế hệ 3. D. Thiamphenicole. E. Amoxicilline.

47. Để phòng ngừa bệnh nhân thương hàn trở thành người lành mang mầm bệnh, người ta khuyên:

A. Nên điều trị đủ liều thuốc bằng thuốc cổ điển hoặc thuốc mới. B. Nên điều trị bằng các thuốc cổ điển kết hợp với corticoid. @C. Nên điều trị một thuốc mới với tổng liều 2 tuần.

D. Nên điều trị phối hợp 2 thuốc mới đủ 10 ngày.

E. Nên phối hợp điều trị 2 thuốc mới với tổng liều 2 tuần.

48. Trường hợp thương hàn có biến chứng sau nên dùng thêm corticoide, ngoại trừ: A. Não viêm.

B. Viêm cơ tim. C. Truỵ tim mạch. @D. Thủng ruột.

E. Viêm tĩnh mạch chi dưới.

49. Để phòng ngừa bệnh thương hàn trực tiếp mỗi cá nhân nên: A. Thực hiện vệ sinh môi trường đều đặn.

B. Có biện pháp bảo vệ cá nhân tốt. @C. Thực hiện ăn chín uống chín triệt để. D. Vệ sinh cá nhân hàng ngày tốt.

E. Xử dụng nguồn nước sạch.

50. Biện pháp sau có thể phòng chống dịch thương hàn chủ động ở cộng đồng khi chưa có bệnh, ngoại trừ:

A. Tăng cường giám sát ổ dịch cũ ở vùng có nguy cơ cao. @B. Tổ chức đội điều trị hổ trợ cho nơi có bệnh nhân.

C. Tăng cường giáo dục cộng đồng về phòng ngừa bệnh. D. Cộng đồng tham gia tích cực phong trào chống dịch. E. Kiểm tra vệ sinh thực phẩm thường xuyên.

51. Bệnh thương hàn còn là vấn đề sức khoẻ của nhân dân các nước đang phát triển. @A. Đúng

B. Sai

52. Một người trung niên bị viêm đại tràng mãn tính là một trong những yếu tố thuận lợi mắc bệnh thương hàn.

A. Đúng @B. Sai

53. Triệu chứng định hướng để chẩn đoán lâm sàng sớm của bệnh thương hàn: sốt + táo bón 5-7 ngày rồi đi ngoài phân lỏng 1-2 lần / ngày.

@A. Đúng B. Sai

54. Một bệnh nhân trung niên với sốt 12 ngày + dấu hiệu và triệu chứng thủng ruột, được tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh thương hàn.

@A. Đúng B. Sai

55. Một bệnh nhân đã dùng kháng sinh hiệu quả để điều trị bệnh thương hàn 7 ngày, ngày thứ 9 cấy tuỷ (+) với Salmonella typhi. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết.

@A. Đúng B. Sai

56. Kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone không chỉ định cho phụ nữ có thai. @A. Đúng

Một phần của tài liệu TRẮC NGHIỆM ĐẠI CƯƠNG VỀ NHIỄM TRÙNG VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 57 -65 )

×