BỆNH NHIỄM TỤ CẦU

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm đại cương về nhiễm trùng và bệnh truyền nhiễm (Trang 100 - 103)

1. Trên cơ thể người, tụ cầu định cư thường xuyên ở: A. Phổi - Màng phổi

B. Màng trong tim @C. Da, niêm mạc D. Hậu môn- sinh dục E. Hầu họng

2. Bệnh cảnh do tụ cầu gây nên ở người hay gặp nhất là: A. Tụ cầu phổi - Màng phổi

B. Viêm nội tâm mạc C. Nhiễm trùng huyết D. Viêm cơ do tụ cầu @E. Chốc lỡ, nhọt ở da

3. Hậu bối là ổ nhiễm trùng da do tụ cầu gặp ở A. Vùng tầng sinh môn

B. Bẹn C. Nách @D. Vai E. Gáy

4. Một thể tối cấp do nhiễm tụ cầu là: A. Viêm màng trong tim do tụ cầu B. Tụ cầu phổi, màng phổi

C. Nhiễm mủ huyết do tụ cầu @D. Tụ cầu ác tính ở mặt

E. Nhiễm mủ huyết kinh niên với các ổ áp xe nội tạng

5. Nhiễm trùng huyết do tụ cầu tần suất cao ở trường hợp nào sau đây A. Đặt sonde tiểu dai ngày

B. Đặt Catherter dài ngày C. Đặt nội khí quản dài ngày

D. Khai khí quản đặt canun dài ngày @E. Nặn nhọt ở da sớm

6. Các triệu chứng thường gặp trong bệnh viêm dạ dày ruột cấp do tụ cầu @A. Xuất hiện sớm sau khi ăn lâm sàng nôn, đau bụng, ỉa chảy

B. Xuất hiện sớm sau khi ăn, lâm sàng với sốt nôn tiêu chảy

C. Xuất hiện sớm sau khi ăn, lâm sàng, đi cầu xối xã, phân lõng vàng tanh D. Xuất hiện sau 12 giờ sau khi ăn, lâm sàng sốt đau bụng tiêu chảy

E. Xuất hiện sau 12 giờ sau khi ăn, lâm sàng nhiễm trùng, nhiễm độc cấp với tiêu chảy, nôn mữa, kiệt nước

7. Chẩn đoán xác định nhiễm trùng huyết do tụ cầu khi A. Cấy máu (+)

B. Cấy máu và cấy mủ ở thương tổn (+) @C. Cấy máu (+) nhiều lần

D. Khi cấy máu (-) thì phải kết hợp với các triệu chứng lâm sàng khác như sốt cao, rét run, có ổ di bệnh nhiều cơ quan phũ tạng

E. Cấy máu (+) vẫn chưa xác định được nhiễm trùng huyết do tụ cầu vì tụ cầu có thể vây bẩn từ môi trường xung quanh

8. Vị trí hay bị tấn công nhất trong viêm nội tâm mạc do tụ cầu là @A. Valve 2 lá và valve động mạch chủ

B. Valve 2 lá và valve động mạch phổi C. Valve 3 lá và valve động mạch chủ D. Valve 3 lá và valve động mạch phổi E. Tất cả các vị trí

9. Đặc điểm lâm sàng nào sau đây không phù hợp với nhuễm trùng, nhiễm độc thức ăn do tụ cầu

A. Thời gian ủ bệnh ngắn khoảng 1-6 giờ B. Bệnh nhân nôn nhiều, đau bụng và ỉa chảy @C. Trong phân có lẫn máu tươi

D. Phân lỏng thối

E. Bệnh khỏi nhanh chóng sau 12 giờ

10. Bệnh cảnh nào được xem là một biến chứng nặng của nhiễm trùng huyết do tụ cầu @A. Viêm nội tâm mạc

B. Viêm phổi C. Viêm gan

D. Viêm xương tủy xương E. Viêm não

11. Bệnh lý phổi do tụ cầu thường gặp ở trẻ nhỏ là A. Viêm phổi

B. Viêm phế quản C. Phế quản- phế viêm @D. Tụ cầu phổi màng phổi E. Tràn mủ màng phổi

12. Tụ cầu gây nên bệnh cảnh lâm sàng nào ở tổ chức thần kinh A. Xuất huyết não

@B. Viêm màng não mủ C. Viêm não

D. Viêm tủy E. U não

13. Điều trị nhọt tụ cầu ở da thông thường

A. Sát trùng vùng da có thương tổn và làm vệ sinh

@B. Làm sạch vết thương vùng da có thương tổn, nếu có nguy cơ tái đi tái lại nên dùng kháng sinh họ Cephalosporin thế hệ 1

C. Phải điều trị triệt để tránh biến chứng với Gentamycin + Peniciline D. Cách ly và làm vệ sinh vùng thương tổn

E. Tụ cầu da ít gây nguy hiểm cho bản thân

14. Kháng sinh được chọ lựa trong điều trị viêm nội tâm mạc do tụ cầu là A. Penicillin G

B. Gentamycin C. Cefazolin D. Fosfomycin @E. Vancomycin

15. Thời gian điều trị viêm nội tâm mạc do tụ cầu là A. 1 - 2 tuần

B. 2 - 4 tuần C. 4 - 6 tuần @D. 6 - 8 tuần E. 1 - 2 tháng

16. Thời gian điều trị tụ cầu phổi - màng phổi là A. 1 - 2 tuần

B. 2 - 4 tuần @C. 4 - 6 tuần D. 6 - 8 tuần E. 1 - 2 tháng

17. Điều nào không phù hợp để dự phòng nhiễm tụ cầu từ da: A. Dùng thuốc sát trùng để điều trị nhiễm trùng da tại chổ

B. Kiểm tra người mang mầm bệnh ở các nhân viên làm kỹ nghệ thực phẩm C. Tôn trọng qui chế vô trùng khi có phẩu thuật

D. Không nặn nhọt ở da sớm @E. Dùng kháng sinh dự phòng 18. Phòng nhiễm tụ cầu cần phải

@A. Bảo vệ hàng rào da và niêm mạc tránh thương tổn B. Giữ gìn vệ sinh thân thể

C. Tránh côn trùng đốt

D. Môi trường chung quanh khô ráo sạch sẽ E. Ăn chín uống sôi

19. Biện pháp đề phòng nhiễm trùng huyết do tụ cầu ngoại trừ A. Xử lý đúng các ổ nhiễm trùng ở ngoài da

B. Không sử dụng kháng sinh bừa bãi làm xuất hiện chủng vi khuẩn kháng thuốc C. Tuyệt đối vô trùng trong các thủ thuật

@D. Giáo dục cho cộng đồng có thói quen vệ sinh trong sinh hoạt E. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể

20. Để tránh tụ cầu kháng thuốc cần phải A. Dùng kháng sinh luân chuyển

B. Dùng ngay kháng sinh mạnh từ đầu C. Phối hợp kháng sinh trong điều trị D. Phối hợp kháng sinh và khán viêm @E. Tất cả yếu tố trên

21. Tụ cầu vàng thường định cư ở da và niêm mạc kí chủ @A. Đúng

B. Sai

22. Nội độc tố của tụ cầu sản xuất ra làm rối loạn nhiều chức năng quan trọng A. Đúng

@B. Sai

23. Chẩn đoán một trường hợp nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu khi cấy máu (+) A. Đúng

@B. Sai

24. Vãng khuẩn huyết do tụ cầu có thể bắt nguồn từ bất kỳ………. 25. Người lành mang tụ cầu không gây………

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm đại cương về nhiễm trùng và bệnh truyền nhiễm (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w