Kết luận

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi tỉnh hà tĩnh (Trang 92 - 94)

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Dân tộc và miền núi là vấn đề lớn đang được Đảng và Nhà nước thực sự quan tâm. Đối với dân tộc thiểu số thì đây là vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch đang lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta. Bởi vậy, thực hiện chính sách dân tộc có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Thành phần tộc người luôn luôn vận động và phát triển. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những thay đổi, hoặc do quá trình tộc người hoặc do việc xác định, quan niệm trước đó chưa thật chính xác. Vì thế, sau một thời gian nhất định xem xét lại vấn đề này cũng là việc làm bình thường. Có điều là phải hết sức khách quan, tránh tình trạng từ cực này sang cực khác phức tạp hơn. Việc đưa ra những luận cứ cả về phương diện lý luận và thực tiễn để khẳng định thành phần các dân tộc thiểu số ở vùng núi Hà Tĩnh cũng có nghĩa là góp phần thực hiện chính sách dân tộc của Nhà nước trên địa bàn tỉnh nhà.

Đánh giá thực trạng kinh tế - văn hoá, xã hội của đời sống đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra và đã tiến hành giải quyết. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích được nguyên nhân của sự đói nghèo, lạc hậu từ đó đề xuất giải pháp để bảo tồn và phát triển. Thiết nghĩ đó cũng là việc làm thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết đại hội Đảng bộ Tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI.

Như đã trình bày ở các phần trên, người Mã Liềng là một trong những tộc người nghèo nàn và lạc hậu. Họ bị phân thành nhiều nhóm nhỏ sống trong một hoàn cảnh địa lý khắc nghiệt, vùng sâu, vùng xa giao thông cách trở... nên đời sống đang gặp rất nhiều khó khăn.

Những năm qua cùng với sự chuyển mình của đất nước, đời sống của người Mã Liềng có những thay đổi căn bản về mọi mặt. Bản làng khang trang với những ngôi nhà gỗ thoáng mát, sạch đẹp. Rồi những con đường liên thôn, những lớp học tại bản, ở bản Rào Tre (Hương Liên) đã có hệ thống nước sinh hoạt, điện... đã làm cho bộ mặt bản làng người Mã Liềng thay đổi to lớn. Gia đình nào cũng có công cụ lao động, các dụng cụ sinh hoạt do Nhà nước cấp như: cày, bừa, cuốc, xẻng, chăn màn, quần áo... Rồi các cán bộ khuyến nông và bộ đội biên phòng trực tiếp đến bản hướng dẫn đồng bào trồng trọt, chăn nuôi. Nhờ vậy, gần đây đồng bào đã quen dần với cuộc sống định cư, bắt đầu làm quen với hình thức kinh tế sản xuất: làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi... Rồi sinh hoạt tinh thần cũng có những chuyển biến. Đó là những hoạt động vui chơi mang tính cộng đồng trong các dịp cúng tế, lễ, tết, rồi đài, ti vi... đã làm cho bản định canh - định cư của người Mã Liềng thay da đổi thịt.

Về đời sống văn hoá, xã hội, số trẻ em Mã Liềng biết đọc, biết viết dần dần được tăng lên. Rồi việc chữa bệnh bằng khoa học, việc bài trừ mê tín, dị đoan, việc thực kế hoạch hoá gia đình... cũng đang được đẩy mạnh. Nhìn lại bước khởi đầu của tộc người này, ta mới thấy hết được những thay đổi to lớn của đồng bào. Mặc dù vậy cuộc sống của họ hiện nay còn quá nghèo nàn, lạc hậu và do đó công tác dân tộc cũng đang còn ngổn ngang bề bộn. Ngoài việc triển khai thực hiện các giải pháp như đã trình ở trên, công tác cứu trợ của các dự án định canh - định cư, hỗ trợ đồng bào đặc biệt khó khăn cần phải xem xét, tính toán cẩn thận. Nếu các phương án sản xuất, chăn nuôi không được tổ chức tốt thì sẽ dẫn đến tâm lý ỷ lại, trông chờ, không biết tự chủ phát huy những nguồn vốn, của cải đầu tư như: trâu, bò, giống cây, con... Có gia đình còn đem những tài sản cứu trợ đó đổi bán để uống rượu, vui chơi.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi tỉnh hà tĩnh (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w