Thực trạng về đời sống văn hóa

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi tỉnh hà tĩnh (Trang 51 - 68)

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2 Thực trạng về đời sống văn hóa

Vấn đề dân tộc không thể tách rời vấn đề văn hoá, văn hoá luôn mang tính tộc người cụ thể trong mối quan hệ với văn hoá các tộc người khác. Văn hoá là một phạm vi rất rộng, nhưng mỗi một nền văn hoá bao giờ cũng có một cốt cách riêng, một bản sắc riêng. Cốt cách đó, bản sắc đó làm một mẫu số chung cho mọi biểu hiện của văn hoá trong một tộc người nhất định. Văn hoá là một kết quả của quá trình lịch sử mưu sinh của từng dân tộc. Nó chịu sự tác động của các nhân tố môi trường, hoạt động sản xuất, hoàn cảnh xã hội và truyền thống lịch sử, giao lưu và ảnh hưởng giữa các dân tộc. Nó vừa biểu hiện ra bên ngoài (như bản làng, nhà cửa, trang phục, nghệ thuật,... ), vừa tiềm ẩn ở trong tâm thức (suy nghĩ, quan niệm, sở thích,... )

Nói đến đời sống vật chất (hay văn hoá vật chất) là nói đến cơ sở đầu tiên của sự sống con người, nói đến nền tảng căn bản của tổng thể văn hoá mà các tộc người sáng tạo nên trên con đường sinh tồn, đấu tranh và phát triển.

Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, người Mã Liềng đã tạo nên những đường nét độc đáo phù hợp với môi trường kinh tế, điều kiện tự nhiên nơi họ cư trú. Sống cận cư trên cùng một khu vực lịch sử - dân tộc học, quá trình giao tiếp với người Kinh đã xẫy ra , hơn thế sự có mặt của cùng một loại hình kinh tế - văn hoá.... đã giúp người Mã Liềng hình thành nên những nét giống nhau ở mức độ cao trong văn hoá vật chất [13]. Tuy nhiên, do đời sống du canh - du cư trước đây, do phải dời làng để chạy giặc, do hấp thu ảnh hưởng văn hoá từ bên ngoài... nên những gì là nguyên mẫu cổ truyền trong văn hoá vật chất đã bị mai một, biến dạng. Dù vậy nếu đi sâu vào tìm hiểu, bên cạnh cái chung ta cũng bắt gặp cái riêng của người Mã Liềng trên các phương diện: điều kiện cư trú, y phục, trang sức,...

4.1.2.1 Văn hóa vật chất

a. Điều kiện cư trú (Làng bản và nhà cửa)

* Làng bản

Do điều kiện sống du canh - du cư, bản của người Mã Liềng trước đây luôn ở trong tình trạng xáo trộn, biến động.... quy mô to nhỏ, tính lâu bền cũng không giống nhau ở các điểm tụ cư. Nhưng nhìn chung mỗi bản là một đơn vị xã hội độc lập. Bản bao gồm khu tập trung với những nóc nhà, khu canh tác, khu săn bắn chăn nuôi và khu nghĩa địa. Nhưng thông thường khi nói tới làng bản của một tộc người nào đó, người ta lưu ý nhiều tới khu vực cư trú, tới việc sắp xếp nhà cửa cũng như các mối quan hệ trong bản.

Hiện nay người Mã Liềng đã thực hiện định canh - định cư. Trong bản nhà cửa không sắp xếp theo một loại hình nhất định mà tuỳ thuộc vào địa hình, địa vật nơi cư trú. Điểm chung là tất cả các nhà đều quay mặt về hướng sông suối. Cách thức bố trí làng bản đảm bảo các yêu cầu:

- Bản phải được xây dựng gần nguồn nước để tiện lợi cho sinh hoạt hàng ngày. Nguồn nước này vốn là của tự nhiên, những khi được sử dụng vào mục

đích phục vụ cuộc sống đã trở thành nơi sinh hoạt chung của cộng đồng như tắm rửa, uống, giặt giũ... Đồng bào lợi dụng nguồn nước phục vụ cho canh tác.

Bản phải được xây dựng gần khu vực sản xuất, săn bắn. Điều này phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa nương rẫy (nơi sản xuất) và làng bản (nơi cư trú). Khi lựa chọn bản định canh - định cư đồng bào lấy tâm là khu vực sản xuất để làng quay xung quanh. Như vậy, khu vực sản xuất có tính quyết định, tính tĩnh và làng gần nơi sản xuất sẽ tiện lợi trong việc đi lại bảo vệ mùa màng...

Nơi dựng bản phải đảm bảo tiêu chuẩn quang đảng, cao ráo, không quá dốc, tương đối bằng phẳng... Bản của người Mã Liềng tuy được xây dựng ở vùng rừng núi, nhưng có điều là trong khu vực bản ít thấy bóng dáng những cây cổ thụ. Điều này phản ánh tâm lý thích khoáng đạt cảnh hoang dã của núi rừng.

Trên đây là những tiêu chuẩn đối với việc xây dựng bản của người Mã Liềng. Những tiêu chuẩn đó đã trở thành tập quán của đồng bào và trong việc quy hoạch khu dân cư xây dựng bản định canh - định cư đã vận dụng sáng tạo những tiêu chuẩn đó, kết hợp với những yêu cầu mới do cuộc sống đặt ra. * Nhà ở

Nhà thể hiện chức năng cơ bản để ở và sinh hoạt. Những tác động về mặt xã hội làm cho nhà cửa mang nhiều nội dung khác nhau và thay đổi tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội, tâm lý tộc người, địa vực cư trú. Nhà cổ truyền của người Mã Liềng là những túp lều tạm bợ, lợp bằng lá cây rừng hay những ngôi nhà sàn nhỏ được làm bằng các thứ: gỗ, tre, mây, tranh.... sẵn có trong rừng. Công cụ làm nhà là con dao, cái rìu...; kỷ thuật làm nhà cũng rất đơn giản chủ yếu là gá lắp lợi dụng các ngàm đở. Cho đến nay ở người Mã Liềng vẫn không thấy thợ làm nhà chuyên nghiệp.

nước thông qua chương trình định canh - định cư và hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn. Việc xây dựng nhà tuỳ thuộc vào sở thích của đồng bào. Ở bản Giàng II người Mã Liềng có tâm lý muốn ở nhà sàn. Do ảnh hưởng tập quán làm nhà của người Kinh, nên người Mã Liềng ở bản Rào Tre có xu hướng muốn chuyển nhà sàn xuống nhà trệt. Sự thay đổi này trước mắt không tiện lợi cho sinh hoạt và vệ sinh ở vùng núi, lại vừa làm mất đi vẻ đẹp và sắc thái độc đáo của kiến trúc nhà sàn. Dù là nhà sàn hay nhà trệt thì việc bố trí trong một ngôi nhà cũng có những nét tương đồng. 1a 1b 1c 1d 4 3 2 x 5 5 6 6 8 7 7

Sơ đồ 4.1 Bố trí nhà sàn của người Mã Liềng

1a: Buồng thờ 2: Gian bếp 6. Cửa vào

1b: Buồng dành cho chủ nhà 3: Gian giữa 7. Cầu thang

1c: Buồng dành cho con trai 4: Gian khách 8. Sàn trước

1d: Buồng dành cho con gái 5: Cửa sổ

1a 1b 1c 1d

4

3 x 2

6 6 7

Sơ đồ 4.2 Bố trí nhà trệt của người Mã Liềng

1a: Buồng thờ 3: Gian giữa

1b: Buồng dành cho chủ nhà 4: Gian khách

1c: Buồng dành cho con trai 5: Cửa sổ

1d: Buồng dành cho con gái 6: Cửa ra vào

2: Gian bếp 7: Hiên nhà

Do bố trí phần buồng ở giữa nên dù nhà to hay nhà nhỏ, dù nhà sàn hay trệt, khi quan sát nhà của người Mã Liềng ta đều có cảm giác nhà được chia làm 3 khoảng không gian: nơi tiếp khách (sinh hoạt tập thể), nơi để ngủ và nơi dành cho sinh hoạt của phụ nữ và trẻ em. Buồng không có vách ngăn chia ra các buồng nhỏ nhưng nơi để thờ, nơi ngủ của các thành viên trong gia đình được quy định khá rõ ràng. Ngăn thờ (1a) chỉ dùng khi người chủ nhà cúng ma mà thôi. Ngăn thứ hai (1b) là gian buồng dành cho chủ nhà khi ngủ và khi gia đình có con cái thì dành cho bố mẹ... Điều quy ước "ngầm" này được các thành viên trong gia đình tôn trọng thực hiện khá nghiêm chỉnh. Cột thờ hay còn gọi là cột ma sau phía phải của gian thờ (1a). Người phụ nữ nói chung không kể vợ, con gái hay con dâu đều không được đụng vào cột ma hay bước vào gian khách. Trong ngôi nhà của người Mã Liềng, bếp là nơi linh thiêng nhất. Bếp đem lại nguồn vui và sự ấm cúng cho mọi gia đình.

Như vậy, dù trong hoàn cảnh nào sàn hay trệt, to hay nhỏ, ngôi nhà của người Mã Liềng căn bản vẫn bảo lưu những nét cổ truyền của nó. Đối với người Mã Liềng ở bản Giàng II, bên ngoài ngôi nhà của họ đã có công trình phụ (chuồng lợn, chuồng gà), vườn cây với hàng rào xung quanh. Điều này phản ánh đời sống kinh tế - văn hoá của nhóm người này khá hơn ở Rào Tre.

b. Y phục và trang sức

Y phục là một bộ phận của nền văn hoá vật chất, nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, ý thức thẩm mỹ, tâm lý dân tộc của một cư dân trong môi trường tự nhiên nhất định.

Trang phục của người Mã Liềng còn rất thô sơ. Trước đây, trong hoàn cảnh sống quá khắc nghiệt, người Mã Liềng để tóc dài, búi tóc sau gáy. Ở họ trang sức không có còn trang phục hết sức nghèo nàn, đơn giản. Đàn ông, đàn bà đều lấy vỏ cây làm áo khố. Cây thường chọn để lấy vỏ làm áo, váy là cây sui, si,... Trước khi bóc vỏ, họ thường dùng một hòn đá hoặc một đoạn gỗ gõ đều lên mặt thân cây, tạo nên sự tách biệt đều đặn giữa vỏ cây và thân cây, rồi dùng dao hoặc rựa bóc vỏ thân cây đó. Bóc xong từng tấm, họ dùng gậy hoặc đá đập nát lớp vỏ cứng bên ngoài rồi dùng tay vò qua và đem ngâm nước từ 3 đến 15 ngày. Khi lớp vỏ cứng ngâm nước bị nhũn ra, họ đem vò nhiều lần làm cho lớp vỏ này rơi rụng hết. Tấm vỏ cây chỉ còn lại một lớp vỏ sợi giống như tấm vải thô. Họ đem giặt và dàn đều các sợi ra. Sau đó người ta đem phơi khô rồi dùng dây rừng buộc thành từng chiếc Kché. Kché là một tấm vỏ cây lớn choàng qua ngực. Cũng có loại Kché được khoét lỗ tròn trên tấm vỏ cây gấp đôi, hai nách hở, phải dùng dây thắt sát vào người. Ngoài áo, đồng bào còn lấy vỏ cây làm thành các ta ni như cái váy mở, hoặc làm thành cái tong toi như cái khố dày để mặc.

Gần đây, với sự vận động định canh - định cư, người Mã Liềng chịu sự tác động mạnh mẽ về y phục của người Kinh. Phụ nữ mang loại váy kín màu hoặc đen có hoa văn, có dây rút ở đầu váy (giống như váy của người Kinh vùng khu bốn cũ trước đây). Còn đàn ông, thanh niên, trẻ em mặc quần áo giống người Kinh. Tình trạng mặc thiếu, mặc rách bên cạnh mặc bẩn là phổ biến ở người Mã Liềng. Muốn khắc phục sự nghèo nàn trong ăn mặc của đồng bào cần phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền và

các cấp bộ Đảng ở địa phương cũng như ở Trung ương.

Về trang sức người phụ nữ Mã Liềng thường đeo vòng vỏ ốc núi ở cổ (lon pả kán) như chuổi hạt cườm của người Kinh. Họ nhặt những vỏ ốc núi, rồi dùng que đục lỗ xuyên qua. Sau đó xâu các vỏ ốc lại với nhau bằng một sợi dây mây. Đồng bào quan niệm người phụ nữ đeo vòng ốc vào sẽ gặp may mắn trong công việc hái lượm.

Người đàn ông thường đeo những vuốt hổ, răng nanh lợn rừng. Khi săn được hổ hoặc lợn rừng, đồng bào lấy vuốt hổ và răng nanh lợn phơi khô, khoan lỗ nhỏ ở phần trên, rồi xâu các vật đó lại bằng một sợi dây rừng, tạo thành cái vòng đeo ở cổ. Đồng bào quan niệm những vật đó là "bùa hộ mệnh", giúp họ tránh được thú dữ, gặp may mắn trong săn bắn.

Tóm lại, trang phục của người Mã Liềng còn rất đơn giản, thô sơ, điều này phản ánh một đời sống vật chất hết sức nghèo nàn, lạc hậu của tộc người này.

c. Các hình thức ăn, uống, hút

Cũng như các nhóm khác của dân tộc Chứt, thức ăn chủ yếu của người Mã Liềng là sắn, lúa gạo và các loại rau quả, động vật nhỏ trong rừng, dưới suối. Thời kỳ giáp hạt, đồng bào chỉ biết ăn củ mài, củ nâu và các loại rau quả, thịt thú rừng,...

Thường trong một ngày đồng bào ăn hai bữa ăn chính: Bữa sáng và bữa chiều. Bữa sáng vào lúc 8 đến 9 giờ, bữa chiều khoảng 16 đến 18 giờ. Đây hoàn toàn không phải là một hình thức tiết kiệm mà do điều kiện sản xuất quy định. Thường ngày đồng bào phải đi hái lượm, săn bắn hay làm rẫy ở xa nhà nên chỉ nấu ăn vào buổi sáng (trước khi đi làm) và buổi chiều, bữa ăn chiều thường chu đáo hơn.

Trước đây, đồng bào có thói quen nấu ăn trong các ống bương. Sau này, dụng cụ nấu ăn phổ biến là xoong nồi bằng kim loại. Tập quán ăn bốc (ăn bằng tay) có từ lâu đời và được giải thích với nghĩa kính trọng sản phẩm làm ra. Hiện nay, đồng bào đã dùng bát, đũa, tuy thế hiện tượng ăn bốc chưa hẳn đã mất đi.

Nhìn chung bữa ăn của người Mã Liềng rất đơn giản, đạm bạc và nghèo nàn. Lương thực chính là sắn, gạo tẻ, khoai.... thực phẩm trong bữa ăn là rau rừng, ốc, cá tìm được, hoạ hoằn lắm mới có thịt. Món ăn được đồng bào ưa chuộng là một thứ cháo sền sệt nấu lẫn lộn nhiều thứ lại với nhau. Ăn luộc, ăn khô, ăn nguội, ăn nướng.... là những đặc tính về ăn uống của đồng bào. Đồng bào ít sử dụng gia vị trong nấu nướng nên các món ăn thường thiếu đi sự hấp dẫn. Hơn nữa, vấn đề tiết kiệm, kế hoạch hoá trong ăn uống không được đồng bào lưu tâm. Vào những ngày mùa, ngày hội hay các dịp có hàng cứu trợ,... đồng bào ăn uống hết sức phung phí, không quan tâm tới những ngày giáp hạt. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải khắc phục tình trạng đó và lưu tâm giải quyết đồ ăn, thức uống của đồng bào.. Người Mã Liềng chưa chú ý đến thức uống một cách hợp vệ sinh và khoa học. Hàng ngày đồng bào có dùng chè và một số lá cây rừng để nấu uống, nhưng việc uống nước lã (nước không đun sôi) là phổ biến. Có thể nói uống rượu và hút thuốc đã trở thành một "tệ nạn" ở người Mã Liềng. Bất cứ người dân nào: già, trẻ, gái, trai đều nghiện rượu và thuốc lá. Rượu có nhiều loại: Rượu gạo, rượu sắn do đồng bào

tự cất được nhưng chủ yếu trao đổi với người Kinh bằng những đồ ăn tối thiểu kiếm được. Thuốc đồng bào hút là lá cây thuốc hoặc lá cây rừng phơi khô quấn theo kiểu loa kèn, một đầu to, một đầu nhỏ nhưng phần nhiều là trao đổi với người Kinh.

Mặc dù, đã có thời gian sống cận cư với người Kinh nhưng việc ăn, uống, hút chưa thay đổi nhiều có mặt còn có phần sa sút.

d. Các công cụ sinh hoạt gia đình

Nói đến công cụ sinh hoạt gia đình là nói đến dụng cụ sản xuất và các đồ dùng hàng ngày của đồng bào. Ở người Mã Liềng có ba nhóm công cụ như sau:

- Những công cụ dùng trong săn bắn và hái lượm: nỏ, giáo, gùi, giỏ... Người Mã Liềng sử dụng nỏ, giáo để săn bắn. Con trai từ 13 - 14 tuổi đã biết sử dụng nỏ, giáo thành thạo. Nỏ được chế tạo rất công phu. Thân và cánh nỏ được làm bằng loại gỗ dẻo có độ đàn hồi rất tốt; dây nỏ được làm từ một loại dây "sót" xé thành sợi nhỏ bện lại. Mũi tên của nỏ được vót nhọn một đầu còn đầu kia chẻ đôi kẹp lá cứng hình thoi.

Ngoài nỏ để săn thú, ở người Mã Liềng còn có giáo và mác. Thân giáo làm bằng cây song già mũi được vót sắc nhọn. Còn mác vừa có tác dụng như một con dao vừa dùng để phóng khi đuổi theo thú. Mác có hai phần: cán và lưỡi, các phần có thể tháo lắp dễ dàng khi cần thiết.

Trong công việc hái lượm đồng bào thường dùng chiếc giỏ (oi), con dao nhỏ (apen) và chiếc gùi mang ở lưng. Trong đó, giỏ và dao nhỏ dùng để hái lượm rau, quả trong rừng hoặc mò cua, bắt cá ở suối, còn gùi dùng để làm phương tiện vận chuyển mang sắn, lúa, khoai, thịt thú rừng,... về nhà. Giỏ và gùi được đan bằng những thanh tre vót mỏng, hình thức đơn giản không có hoa văn, hoạ tiết gì bên ngoài mặt gùi.

- Những dụng cụ liên quan đến kinh tế sản xuất

Do không có nghề rèn nên hầu hết các công cụ liên quan đến kinh tế

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi tỉnh hà tĩnh (Trang 51 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w